Chỉ mỗi việc tính diện tích căn hộ cũng đã đau hết cả đầu, gây ra sự tranh chấp không đáng có giữa khách hàng và chủ đầu tư. Chẳng trách, việc áp dụng quy định tính Chi phí nhân công không rối mới là lạ . Luật Xây dựng và Luật Nhà ở có cách tính diện tích khác nhau. Một bên thì chỉ tính thông thủy còn một bên quy định tính phủ bì. Luật Nhà ở và Nghị định 71 quy định đo lọt lòng (thông thủy). Còn thông lệ, trong hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng thì tính diện tích xây dựng tức là cả vách tường căn hộ với không gian bên ngoài, căn hộ với hành lang. Giữa hai căn hộ là tính theo tim tường. Nhưng khi tính theo Luật Nhà ở, Nghị định 71 thì diện tích chênh lệch (giảm) từ 5 đến 10%. Căn hộ nhỏ 40 - 50 m2 thì diện tích chênh lệch sẽ lên đến 10%. Sau đó, Thông tư 16/2010 lại ghi lại là tim tường, có nghĩa là trung hòa giữa Luật Xây dựng và Luật Nhà ở. Tuy nhiên thường trong hợp đồng giữa người dân và doanh nghiệp thì tính theo diện tích xây dựng nên đưa đến chuyện, khi làm sổ đỏ thì trong sổ đỏ lại ghi là diện tích lọt lòng. Chính vì thế nó gây ra sự tranh cãi giữa người dân và doanh nghiệp. (Xem thêm tại vietnamnet.vn)
Chưa hết đâu đồng chí Quyet_tam: Còn cách tính diện tích sàn xây dựng của 02 ông: Sở xây dựng và Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng khác nhau đấy. Lúc trước cũng làm việc với Ông Sở Xây Dựng Tp.HCm và Sở Kiến Trúc HCM. Tôi làm có mỗi cái xin phép xây dựng, ấy mà mỗi ông tính diện tích sàn một kiểu. Cuối cùng, mời hai ông đi uống cafe... thêm chút, cho nó xong chuyện. Hịc.... Kể thêm: Khi làm việc với Ông TVTK cũng tính khác nữa, Ông TVTK muốn tính phủ bì để diện tích tăng ... Mà diên tích tăng thì được thêm chút tiền nữa (Đơn giá X Diện tích sàn xây dựng); - Đến cuối cùng: Bác thi công... Theo kiểu giao đội thực hiện tính trên diện tích sàn xây dựng... Cũng thêm một kiểu khác. Ông này độc hơn là diện tích xây dựng tính phủ bì (Bao gồm cả bồn hoa, diện tích trông cây cảnh), riêng phần mái tính theo diện tích Mái ... Hihi....
Ví dụ của bạn @thanh.bm xảy ra trên thực tế nhan nhản vì nhiều lý do: - Do vị trí công tác nên có thể một trong số họ cố tình gây khó dễ đối tượng quản lý để nhằm mục đích "gợi ý" và họ đã đạt được mục đích do đối tượng này "hiểu ý" rất nhanh. - Do lợi ích trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng giữa tư vấn/nhà thầu với CĐT (đa phần là nhà dân). Tuy nhiên, những hạn chế trên về bản chất hoàn toàn khác so với việc hai văn bản Luật trên đá nhau. Ngoài ra, những văn bản đó có phạm vi, đối tượng áp dụng rất rộng. Điều đó có thể dẫn đến những tranh chấp phức tạp, kéo dài giữa từng nhóm khách hàng với CĐT các dự án BĐS.
Đúng như Bác Quyet_tam nói. - Kể chuyện hài với anh em (Ngoài chủ đề Topic chút): Hôm nước bác chủ nhà có làm cái nhà, sau một hồi làm việc với Đơn vị thi công, mỗi ông tính một kiểu... Diện tích cứ nhảy như tôm, tép ấy... Bác chủ nhà thấy mình làm bên XD, QLDA thì chạy qua hỏi: Thế nào là cách tính đúng nhất... Sau một hồi nghiên cứu.. giải thích cụ thể cách tính của Sở XD, Sở Kiến Trúc, TVTK... Bác chủ nhà tá hỏa. Cuối cùng tư vấn cho bác biết: Bác lựa ông nào có tổng giá trị vưa vừa ấy, thấy nhắm OK, chất lượng công trình đã thi công tốt thì ký trọn gói là xong.
Cái vụ tư vấn "cuối cùng" là chuẩn nhất rồi! Dạo này bạn @thanh.bm chắc chạy đua với công trình cuối năm nên bận lắm?
Hii... Cuối năm mà. Đến nay công việc vấn bù đầu ấy. Mà sếp mới giao thêm 01 dự án mới....Tuy nhiên, vẫn vào DD theo dõi bài viết của anh em, nhưng không có thời gian viết nhiều được Hôm nay, mệt quá bỏ hết công việc qua 01 bên nên tối về dạo diễn đàn với anh em. Thanks all.
hơ hơ, cái thời này ai cũng phải vậy hết. "Không chịu hiểu" thì họ cũng "bắt phải hiểu" luôn. Riêng cách tính diện tích nhức đầu và phức tạp lắm. ví như Keangnam cao nhất ngoài hà nội (100 tầng thì phải) cũng đang chiến đấu quyết liệt nè "Đại chiến" chung cư: Keangnam “đút túi” bao nhiêu tỷ đồng nhờ ăn gian diện tích căn hộ?