Ở đây cách tính giá nhân công của bạn Thành tại thời điểm lương tối thiểu vùng là 2.350.000 đồng (NĐ103/2012/NĐ-CP), khi tính 20% phụ cấp lưu động x Lương tối thiểu chung là 1.150.000đồng/tháng (66/2013/NĐ-CP) theo quản điểm tôi là chưa hợp lý. Lý do như sau:
+ NĐ204/2004/NĐ-CP hướng dẫn tính 20% PCLĐ x Lương tối thiểu chung là vì tại thời điểm đó chưa tách lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng (áp dụng chung). Tham khảo "đối tượng áp dụng" của nghị định 118/2005/NĐ-CP. Các nghị định ra sau này mới tách lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng.
+ Đối tượng áp dụng của NĐ103/2012/NĐ-CP như sau:
1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
+ Đối tượng áp dụng của NĐ 66/2013/NĐ-CP như sau:
Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010;
4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
5. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
8. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
9. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
10. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
+ Như vậy rõ ràng khi tính bản lương công nhân trong các doanh nghiệp sản xuất, thuê mướn lao động là ta áp dụng lương tối thiểu vùng, hoàn toàn không liên quan gì tới lương tối thiểu chung.
*** Tôi thấy hiện tại vẫn còn tồn tại song song 2 cách tính ngay cả trong giảng dạy và các doanh nghiệp. Các bạn cho ý kiến đóng góp về vấn đề này!
Click mở rộng...