1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Xin góp ý về bảng liệt kê dòng tiền trong phân tích tài chính dự án

Thảo luận trong 'Lập và thẩm định dự án đầu tư' bắt đầu bởi huule005, 29/05/11.

Mods: vantiep
  1. huule005
    Offline

    huule005 New Member

    Tham gia:
    29/05/11
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mời các a em góp ý vấn đề sau đây:
    Mình thấy các a e KTXD thường không phân biệt 2 quan điểm phân tích tài chính: 1. Phân tích với vai trò là nhà đầu tư (nguồn vốn có hạn nên phải đi vay); 2. Vai trò là ngân hàng (nhà nước=nguồn vốn bao la không phải vay). Vì thế mình nêu sự khác biệt giữa 2 quan niệm nêu trên mong các bạn góp ý:
    1. Vai trò là nhà đầu tư: chỉ tính hiệu quả tài chính trên phần vốn NĐT bỏ ra:
    Phần vốn vay không kể vào dòng thu của dự án. Vốn đầu tư trong dòng chi là phần vốn thực tế nhà đầu tư bỏ ra theo tỉ lệ trog cơ cấu vốn không bao gồm phần vốn vay để đầu tư. phần trả lãi vay và nợ gốc là phần chi trong dòng tiền chi.
    2. Vai trò là ngân hàng:Không phải vay tiền.
    Toàn bộ tổng mức đầu tư cũng chính là phần tiền NĐT bỏ ra đầu tư. Vì vậy, dòng chi ban đầu chính là tổng mức đầu tư và không tính lãi vay và trả nợ vào dòng chi. Hiệu quả tài chính theo quan niệm này được tính trên số tiền bằng tổng mức đầu tư nên khác với quan niệm ở 1 vì nó chỉ tính trên phần vốn NĐT thực tế bỏ ra.
  2. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Phân tích hiệu quả dự án của bạn là dạng phân tích trên 2 quan điểm:
    01. Quan điểm tổng đầu tư: Xem xét dự án có mang lại hiệu quả hay không? Có đảm bảo khả năng trả nợ vay hay không? Lúc này WACC là chi phí sử dụng vốn bình quân;
    02. Quan điểm chủ đầu tư: Xem xét dự án đêm lại cho CĐT là bao nhiêu; Suất sinh lợi là bao nhiêu... Lúc này WACC = EPS ? hoặc = Tỷ suất sinh lời kỳ vọng...

    ĐỐi với dự án có sử dụng vốn vay thì dùng Quan điểm tổng đầu tư; Ngân hàng sẽ thẩm định. Còn Phân tích trên Quan điểm Chủ đầu tư thì Trình Hội đồng quản trị xem xét.

    :001 (20):
  3. huule005
    Offline

    huule005 New Member

    Tham gia:
    29/05/11
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đúng là 2 quan điểm roài nhưng mình thấy mỗi người hiểu và áp dụng mỗi kiểu khác nhau về lãi vay và tiền vay trong dòng tiền theo mỗi quan điểm nêu trên.
    Mong các bạn góp ý chi tiết từng quan điểm để mọi người cũng rõ và áp dụng nhé.
    tks
  4. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Quan điểm Phân tích dự án đầu tư: Chủ đầu tư & Tổng đầu tư

    Thực tế có nhận định rằng việc lập các báo cáo ngân lưu tài chính cần phải thực hiện theo hai quan điểm:
    1. Quan điểm Tổng Đầu tư (hoặc Ngân hàng) và
    2. Quan điểm Chủ sở hữu (hoặc Vốn cổ đông)
    .
    Mục đích của Quan điểm Tổng Đầu tư là “xác định sức mạnh mức độ vững mạnh tổng thể của dự án. Trên thực tế, không thể thấy rõ tính phù hợp và nhu cầu cần phải phân biệt hai quan điểm này trong quá trình chọn lựa dự án. Tức là, trong hoàn cảnh nào thì ta sẽ chọn sử dụng giá trị hiện tại của báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIP) thay vì giá trị hiện tại của báo cáo ngân lưu theo Quan điểm Vốn cổ đông (EPV)?

    Sự khác biệt quan điểm phân tích tài chính dự án

    [​IMG]

    Quan điểm Tổng đầu tư
    Nhà cho vay thẩm định dự án dựa trên dòng ngân lưu của tổng vốn đầu tư, tức xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự án (kể cả phần đóng thuế) và tổng dòng ngân lưu thu về (kể cả phần trợ cấp, trợ giá). Quan điểm nhà cho vay còn được gọi là quan điểm tổng đầu tư. Theo đó, các ngân hàng cho vay sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án. Mục đích xem xét dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn cho vay. Nhưng tại sao nhà cho vay lại chỉ cần quan tâm đến dòng ngân lưu của tổng đầu tư? Đơn giản vì nhà cho vay được ưu tiên nhận trước dòng thu của dự án mà không có nghĩa vụ phải “chia sẻ” với chủ sở hữu. Ngay cả khi dự án gặp rủi ro thị trường , tổng dòng thu của dự án chỉ vừa bằng với số tiền cần trả (nợ gốc và lãi vay), nhà cho vay vẫn thu đủ phần mình, mọi rủi ro “dồn hết” lên vai chủ sở hữu.
    Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm nhà cho vay là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), vì tổng dòng ngân lưu bao gồm hai nguồn vốn : nợ vay và vốn chủ sở hữu.
    Suất chiết khấu được lựa chọn thường căn cứ vào :
    - Chi phí cơ hội của vốn
    - Tỷ lệ lạm phát
    - Tỷ lệ rủi ro của các dự án

    [​IMG]

    Quan điểm chủ sở hữu
    Quan điểm chủ đầu tư, còn gọi là quan điểm chủ sở hữu hay quan điểm cổ đông, mục đích nhằm xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án. Khác với quan điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính toán dòng ngân lưu phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng ngân lưu ra.
    Nói cách khác, chủ đầu tư (chủ sở hữu) quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lại cho mình sau khi đã thanh toán nợ vay.
    Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm chủ sở hữu là chi phí sử dụng vốn (suất sinh lời đòi hỏi) của chủ sở hữu, vì chỉ tính trên dòng ngân lưu của chủ sở hữu. Lưu ý là, dòng ngân lưu của chủ sở hữu bằng (=) dòng ngân lưu tổng đầu tư trừ (-) dòng ngân lưu vay và trả nợ.

    Ví dụ: Có số liệu của một dự án đơn giản như sau:
    - Vòng đời dự án: 2 năm
    - Tổng vốn đầu tư (đầu năm 1, tức cuối năm 0): 1000 (đơn vị tiền); trong đó, vốn đi vay: 400, lãi suất 8%, trả đều (vốn và lãi) trong 2 năm.
    - Tổng dòng ngân lưu ròng của dự án (chưa tính ngân lưu vay và trả nợ): năm thứ 1: 800, năm thứ 2: 600 (đơn vị tiền).
    - Suất sinh lời đòi hỏi của vốn chủ sở hữu: 20%; thuế suất bằng không.
    Hãy thẩm định dự án theo hai quan điểm: nhà cho vay và chủ đầu tư. ..?

    Trước hết, ta tính dòng ngân lưu trả nợ hằng năm

    WACC = 40% * 8% + 60% *20%= 3,2% + 12% = 15,2%
    [​IMG]

    Dự án có tổng dòng chi đầu tư năm 0 là: 1000, tổng dòng thu (ròng) năm 1 là: 800 và năm 2 là: 600. Đó là ngân lưu của tổng đầu tư, không quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn.
    + NPV với WACC=15.2% : 147
    + IRR 27%
    Báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư (chủ sở hữu)
    [​IMG]

    NPV với rE=20% : 141
    IRR 41%


    Vốn chủ sở hữu chỉ chi đầu tư năm 0 là: 600, dòng thu (ròng) của chủ sở hữu trong năm 1 là: 576 và năm 2 là: 376. Đó là ngân lưu của chủ sở hữu, chỉ quan tâm đến dòng ngân lưu còn lại cho mình, sau khi trừ (-) dòng chi trả nợ.
    Một lưu ý đặc biệt là, giá trị NPV chênh lệch không nhiều giữa hai quan điểm nhưng đối với IRR thì chênh lệch khá lớn (41%>>27%). Nếu giả định dự án sử dụng 100% vốn chủ sở hữu mà không huy động nợ vay, dòng ngân lưu chủ sở hữu bằng với tổng ngân lưu ròng thì IRR theo quan điểm chủ sở hữu cũng bằng với IRR theo quan điểm tổng đầu tư, tức chỉ bằng 27% ;

    :001 (71)::001 (71):
  5. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    Anh Thành có TL này thì Share cho em với.
    Cảm ơn anh
  6. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Lúc trước Cô Tâm hướng dẫn làm Đề tài có nhiều tài liệu lắm, tuy nhiên bị mất máy tính nên mất hết tài liệu. Hịc... Mình sẽ sưu tầm và Post cho anh em!
    :001 (45):
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 113 (Thành viên: 0, Khách: 104, Robots: 9)