1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

T. Harv Eker: Xây dựng tư tưởng làm giàu

Thảo luận trong 'Chiến lược kinh doanh' bắt đầu bởi ngoinhaxinh, 06/07/10.

Mods: vantiep
  1. ngoinhaxinh
    Offline

    ngoinhaxinh New Member

    Tham gia:
    06/07/10
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy rằng thế giới mà chúng ta đang sống luôn tồn tại các cặp đối lập nhau. Nóng – lạnh, trên – dưới, trong – ngoài, tối – sáng, nhanh – chậm, trái – phải…Chúng đối lập nhau nhưng lại không thể tồn tại, nếu thiếu nhau. Làm sao có thể xác định đâu là bên phải khi không có bên trái? Chưa từng biết nóng thì làm sao biết lạnh là gì?

    Đối với vấn đề tiền bạc cũng thế các bạn ạ! Tiền có quy luật vận động bên trong và bên ngoài của nó.


    Ở bên ngoài là những hiểu biết về kinh doanh, cách quản lý tiền bạc và những kế hoạch đầu tư. Quy luật vận động bên trong của tiền bạc chính là con người của chính bạn, là thái độ đối với tiền bạc, đối với giàu nghèo của bạn mà tôi tạm gọi là tư tưởng làm giàu. Những tri thức, kỹ năng làm giàu là yếu tố rất quan trọng nhưng tư tưởng làm giàu còn quan trọng hơn. Thử hỏi nếu một người sắm được bộ đồ nghề làm mộc nhưng không biết cách sử dụng thì đã trở thành thợ mộc hay chưa? Đối với việc làm giàu cũng vậy, học hỏi những kiến thức làm giàu, những kế hoạch làm gàu vẫn chưa đủ để thành công. Điều cơ bản là bạn phải thay đổi được chính con người mình sao cho giống với những người đã thành đạt.

    Đến đây, bạn hãy thử nhìn nhận lại xem bạn thuộc loại người nào. Cách suy nghĩ, thói quen, cá tính của bạn ra sao? Bạn có niềm tin hay không và bạn tin vào đâu? Bạn có thực sự tin tưởng chính mình hay không? Cách cư xử của bạn với người khác ra sao và bạn có niềm tin nơi họ hay không? Bạn có nghĩ rằng mình đáng được hưởng giàu sang phú quý hay không? Bạn có đủ sức để gạt bỏ những lo lắng, những bất an, những phiền muộn để toàn tâm toàn ý vào công việc hay không?

    Những câu hỏi nêu trên nhằm xác định 3 yếu tố then chốt của một tư tưởng làm giàu đó là: cá tính, cách suy nghĩ và niềm tin.

    Bạn sẽ thành công hay không và mức độ thành công ra sao đó là nhờ 3 yếu tố nội tại này.

    Stuart Wilde, tác giả mà tôi ngưỡng mộ, đã từng nói về vấn đề này như sau:”Hãy phát huy sức mạnh nội tại. Khi ta đủ sức hấp dẫn, cơ hội sẽ đến với ta. Khi ấy hãy nắm bắt lấy, đừng bao giờ bỏ lỡ.”

    Nguyên tắc làm giàu:

    “Tư tưởng làm giàu của một người quyết định mức độ thành công về mặt tài chính của người ấy.”

    Tại sao phải xây dựng cho mình một tư tưởng làm giàu?

    Có thể bạn đã từng nghe nói đến những trường hợp phá sản. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao người ta có nhiều tiền như thế rồi lại trắng tay? Tại sao việc kinh doanh lúc đầu thuận lợi nhưng về sau lại bế tắc? Điều gì đã xảy ra? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu căn nguyên của vấn đề. Người ta thường hay biện hộ thất bại là do không may mắn, hoặc gặp thời buổi kinh tế khó khăn, hoặc là do gặp phải đối tác không uy tín…Nhưng đó chỉ là bề ngoài.

    Nguyên nhân sâu xa của vấn đề chính là họ chưa có đủ năng lực quản lý tiền bạc. Có thể họ có khả năng kiếm tiền nhưng không biết cách giữ tiền cho nên dễ dàng trắng tay.

    Để minh họa cho ý này, bạn thử nghĩ đến những trường hợp trúng số. Theo thống kê thì đa số những người nghèo trúng số độc đắc sau một thời giạn lại nghèo như xưa. Vì sao? Bởi vì từ trước đến nay họ chỉ quen với việc quản lý số lượng tiền nhỏ. Đột nhiên có trong tay một số lượng tiền lớn thì chẳng có gì lạ khi họ không thể giữ số tiền đó. Họ sẽ dễ dàng phung phí hết trong thời gian ngắn rồi lại trắng tay.

    Ngược lại, có những người làm giàu bằng sức lực của chính mình. Những người này đôi khi cũng gặp thất bại, cũng trắng tay nhưng rồi họ nhanh chóng lấy lại những gì đã mất. Nhà tỷ phú Donald Trump là một ví dụ. Trước đây ông đã từng nắm trong tay bạc tỷ, có một lần kinh doanh thất bại, mất tất cả. Tuy nhiên, một thời gian sau ông đã lại lấy lại cơ nghiệp như xưa và thậm chí còn giàu gấp mấy lần trước kia. Vì sao lại như thế?

    Bạn có biết tài sản quý nhất của người giàu là gì không? Không phải tiền bạc. Không phải các mối quan hệ mà chính là tư tưởng làm giàu của họ. Họ không cam chịu nghèo khó. Họ không muốn làm người ít tiền. Họ phải trở lại vị trí người giàu, thành triệu phú, thành tỷ phú. Cho dù hoàn cảnh hiện tại của họ như thế nào, họ vẫn nuôi ý chí trở lại vị trí cao nhất mà trước kia họ đã đạt được. Đối với nhiều người, đạt được tài sản 1 triệu đô đã là thành công, là giàu sang nhưng đối với doanh nhân Donald Trump đó là thất bại, là nghèo túng.

    Tư tưởng của Donald Trump là tư tưởng tỷ phú. Năng lực của ông là năng lực kiếm tiền tỷ và quản lý tiền tỷ. Nói chung ông là người có một bộ óc tỷ phú. Thấp hơn, có những người có bộ óc triệu phú. Thấp hơn nữa có những người chỉ có năng lực kiếm và quản lý được vài chục nghìn đô. Xa hơn nữa là những người không biết kiếm tiền.

    Sự thật là đa số người nghèo không biết phát huy hết tiềm lực của mình. Họ không dũng cảm sửa đổi chính mình. Họ chỉ biết nhìn vào sự nghiệp thành đạt của người khác rồi so sánh với mình để rồi cảm thấy mình quá thua kém.

    Có lẽ đúng là thua kém thật, nhưng là thua người khác bộ óc làm giàu, ở khả năng kiếm tiền và điều khiển đồng tiền chứ không nên chỉ so sánh ở số lượng tiền mỗi người kiếm được.

    T. Harv Eker – Trích trong quyển Để trở thành tỷ phú
    :001 (76):
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 257 (Thành viên: 0, Khách: 222, Robots: 35)