1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Sống “lành”, mất nhiều hơn được!

Thảo luận trong 'Nghiên cứu (Research)' bắt đầu bởi nxh07, 05/11/11.

Mods: vantiep
  1. nxh07
    Offline

    nxh07 Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    20/06/09
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    482
    Điểm thành tích:
    63
    Sống “lành”, mất nhiều hơn được!
    TT - Kết quả khảo sát về cách ứng xử tại nơi làm việc trong một bộ phận người trẻ đang đi làm tại các công sở, công ty nước ngoài... cho thấy có gần 74% chọn thái độ ỡm ờ, im ỉm với những tranh luận thẳng thắn trong công việc.
    Điều này phải chăng đang phản ánh một thái độ sống rất tiêu cực của không ít người trẻ: tránh né “sự thật mất lòng” và a dua theo số đông để được yên thân?

    41,9%: tốt = thẳng thắn!


    Đó là kết quả thu được từ khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường GCOMM thực hiện (bằng phương pháp nghiên cứu định lượng online vào đầu tháng 11-2011) trên 75 bạn trẻ (20-25 tuổi) đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM với câu hỏi: “Theo bạn, như thế nào là tốt trong những trường hợp cần tranh luận trong công việc?”.

    Biết là tốt = thẳng thắn nhưng chỉ có 20/75 bạn (26,3%) chọn phương án đồng ý với câu hỏi: “Bạn có sẵn lòng tranh luận thẳng thắn trong công việc?”. Có tới 73,7% thừa nhận mình sẽ ỡm ờ cho qua trong tình huống “nóng” hoặc hoàn toàn không tranh luận. Hầu hết các bạn trong số 73,7% này cho biết họ làm vậy vì ngại đối mặt với những phiền phức không đáng nảy sinh trong công việc.

    “Rõ ràng hai kết quả có vẻ trái ngược này cho thấy sự cách biệt đáng kể giữa nghĩ và làm: có 41,9% bạn trẻ muốn được sống thẳng, nói thật; nhưng chỉ có 26,3% sẽ hành động như thế trong thực tế” - ông Trần Hùng Thiện (nguyên phó tổng giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam, hiện là giám đốc điều hành GCOMM Việt Nam) nhận định về khảo sát trên.

    Với câu hỏi “Do đâu bạn chọn nguyên tắc sống “im lặng là vàng”?”, có 53,6% tự nhận chính tính cách bản thân dẫn đến điều này, chỉ có 3,6% cho rằng gia đình, nhà trường có tác động đến nguyên tắc sống của mình. Đặc biệt, có đến 42,8% bạn khẳng định do văn hóa công ty và lãnh đạo không cho phép hoặc không tạo điều kiện để nhân viên được đóng góp, tranh luận thẳng thắn.

    “Lành” thân nhưng tâm bất an

    Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một nhà ngoại giao Việt Nam, cho rằng việc bạn trẻ chọn cách sống “lành” như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước và chính bản thân họ. “Sẽ chẳng có sự thay đổi tích cực nếu mọi người chỉ biết cam phận, nịnh nọt lẫn nhau”, bà khẳng định.

    Nhiều bạn trẻ cho rằng sống “lành” là để thích nghi với môi trường “thuần Việt”. Tuy nhiên, ông Trần Hùng Thiện phân tích: “Dù là môi trường quốc tế hay trong nước thì sự thẳng thắn của nhân viên cũng phải đối diện với hai mặt khó khăn và cơ hội. Nhưng chắc chắn một điều là họ sẽ luôn được đề cao ở những môi trường lành mạnh, chân chính”. Vì thế, ông cũng cho rằng bạn trẻ sẽ “mất” nhiều hơn nếu dễ thỏa hiệp trong đấu tranh nội bộ.

    “Họ sẽ đánh mất niềm tin từ đồng nghiệp, gia đình và chính bản thân mình. Bên cạnh những phút tiếc nuối, tự vấn với lương tâm thì bản lĩnh, năng lực của họ theo đó cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi không còn động lực làm việc hết mình”, ông nói.

    Với bà Ninh, lối sống “lành”, không tôn trọng và bảo vệ sự thật chỉ vì mưu cầu cơ hội hoặc muốn yên phận sẽ dễ khiến người trẻ rơi vào cảm giác trống rỗng, và khó có thể dẫn tới một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Bởi theo bà, “thành công lúc đấy không đến từ nỗ lực thật của bản thân, và bạn trẻ sẽ tự nhận thấy bản thân vô vị, không xứng đáng với thời tuổi trẻ của mình nữa”.

    Môi trường làm việc thẳng thắn, nhân viên sẽ cống hiến hết mình


    Hằng năm công ty chúng tôi thường thực hiện rất quyết liệt ESS (khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên). Kết quả thu về đều được ban giám đốc tìm hiểu, nghiên cứu, bắt tay thay đổi ngay những yếu tố tiêu cực theo góp ý của đa số nhân viên.

    Nhóm truyền thông nội bộ trong công ty tôi có một trang web cung cấp tất cả thông tin nội bộ và là nơi mọi người có thể tâm sự mọi thứ, nêu lên thắc mắc về bất cứ vấn đề gì... Tuy nghe qua có vẻ đơn giản nhưng nó giúp khoảng cách giữa các thành viên VNG ngày càng gần lại. Môi trường làm việc thoải mái, thẳng thắn, nhân viên sẽ cống hiến hết mình cho công việc.

    Bà LÊ THỊ ĐOAN TRINH (trưởng phòng tuyển dụng và đào tạo Tập đoàn VNG)

    “Toa thuốc” cho bệnh “lành”:

    - Hãy nghĩ đến việc bản thân sẽ hối hận, dằn vặt như thế nào khi đã không dám sống thẳng thắn.

    - Luôn sống chan hòa, hết mình cùng đồng nghiệp. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn trong mọi tình huống.

    - Hãy tin “người tốt luôn ở quanh đây”. Sẽ có ít nhất vài lần bạn bị “chơi xấu” hoặc làm người khác tổn thương bởi những góp ý thẳng thắn của bạn. Nhưng lãnh đạo và các đồng nghiệp chân chính sẽ sớm nhận ra giá trị tích cực của sự thẳng thắn mang tính xây dựng ở bạn. Nên nhớ thẳng thắn cũng cần cương - nhu kịp thời.

    - Sự hết mình trong công việc sẽ nâng tầm giá trị của lời nói, cách sống của bạn. Sự thẳng thắn không đi kèm với sự biếng nhác, thiếu năng lực.


    TRẦN HÙNG THIỆN

    Nội dung của bài báo, mình thấy rất đáng để suy nghĩ.
    Theo quan điểm riêng, mình đồng ý với ý kiến trên nhưng bổ sung thêm câu hỏi vì đâu dẫn tới thái độ sống này?
    Ý kiến của các bạn như thế nào?

    Nguồn: Báo Tuổi Trẻ.
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 260 (Thành viên: 0, Khách: 227, Robots: 33)