1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Hạn chế xe gắn máy

Thảo luận trong 'Thông tin khác' bắt đầu bởi thanh.bm, 13/09/09.

Mods: vantiep
  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    TP.HCM vừa kiến nghị với chính phủ cho phép tăng các loại phí với xe cá nhân. Phải làm sao “giảm được 3/4 lượng xe gắn máy lưu thông trên đường phố” thì trật tự an toàn giao thông sẽ ổn định hơn. Một số người luyến tiếc: nếu hơn 30 năm trước các nhà quản lý đô thị có tầm nhìn xa thì bây giờ giao thông đô thị không rơi vào cảnh rối rắm! Vậy bây giờ bắt đầu từ đâu?

    Thành phố Hồ Chí Minh vừa kiến nghị với chính phủ cho tăng các loại phí với xe cá nhân. Hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới vẫn áp dụng cách làm này để giảm lượng xe cá nhân. Diện tích của TP.HCM là 2.095 km2, có 3.500 con đường với tổng chiều dài khoảng 3.700 km, trong đó có 70% là đường hẹp dưới 7 m. Mật độ đường/diện tích thành phố chỉ là 1,7 - 2%, trong khi đó ở các nước tiên tiến là 10 - 20%. Vậy mà thành phố hiện nay phải “cõng” hơn 3,7 triệu xe gắn máy, 380.000 xe ôtô cùng với khoảng 500.000 xe gắn máy, 60.000 ôtô đến từ các tỉnh lân cận. Và mỗi ngày có thêm hàng ngàn xe đăng ký mới... Rõ ràng là đã “hết đường cho xe chạy”. Ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường... Thành phố đã cố gắng dùng “những giải pháp quen thuộc” nhưng chưa phát huy hiệu quả.

    Làm sao giảm được 3/4 lượng xe gắn máy lưu thông trên đường phố? Một số người luyến tiếc: nếu hơn 30 năm trước các nhà quản lý đô thị có tầm nhìn xa thì bây giờ giao thông đô thị đâu có rơi vào cảnh rối rắm!

    Vậy bây giờ bắt đầu từ đâu? Khi đã giảm tối đa xe gắn máy thì người dân đô thị sẽ đi lại bằng phương tiện gì?

    Xe điện ngầm và đường trên cao: vốn đầu tư rất lớn, tốn nhiều thời gian thi công... Có lẽ phải đợi 15 - 20 năm nữa thành phố mới hình thành nổi hệ thống giao thông hiện đại này.

    Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng chủ lực.

    Xe buýt được phân thành ba loại:

    - Xe buýt chất lượng cao (16 - 30 chỗ ngồi) có hệ thống điều hòa không khí tốt, chạy đúng giờ, không quá tải, cách phục vụ văn minh, không bù lỗ mà vẫn có lãi, và khách hàng chấp nhận được.

    - Xe buýt thường, như đang hoạt động hiện nay, phải bù lỗ (khai thác nhiều nguồn thu, kể cả quảng cáo...), không nên tăng giá vé. Cần nghiên cứu điều chỉnh các tuyến, các trạm sao cho phù hợp, giảm trùng lắp, trùng tuyến, chọn loại xe thích hợp hoạt động một chiều trên các đường hẹp...

    - Xe buýt giá rẻ với vốn đầu tư thấp, như xe lam tải trọng nhỏ, dùng cho các tuyến đường hẹp, cho phép đón và trả khách dọc đường, không cần ghé bến, cho phép chở hàng hóa theo giá thỏa thuận, được bù lỗ 50% so với xe buýt thường.

    Taxi là phương tiện vận chuyển công cộng hết sức tiện lợi nhưng cần khuyến khích đầu tư vào loại taxi giá rẻ, đi đông người.

    - Taxi chất lượng cao dùng cho các chính khách, thương gia, doanh nhân... (có thể không dùng bảng hiệu của hãng taxi), tính cước phí theo lộ trình hoặc theo thời gian.

    - Taxi thường, như đang hoạt động hiện nay, cần tính lại giá cước sao cho hợp lý: thật vô lý khi giá cước taxi của ta hiện nay cao hơn Trung Quốc và Thái Lan.

    - Taxi giá rẻ, với vốn đầu tư thấp, như xe lam nâng cấp thùng xe, là phương tiện rất cần cho người có thu nhập vừa và thấp. Cước phí tính theo lộ trình một chiều, khứ hồi, tính theo thời gian..., cho phép hoạt động liên tỉnh, được chở hàng hóa theo giá thỏa thuận.

    Xe ôm: cần vận động để thành lập các hợp tác xã “taxi hai bánh” ở khắp các quận, huyện, đảm bảo việc “đón tận nhà, đưa tận nơi”, hưởng nhiều chế độ ưu đãi của nhà nước, có đồng hồ tính giá cước, có máy bộ đàm, tài xế phải mặc đồng phục và được phép chở hàng hóa... Khi cấm xe gắn máy lưu thông thì mô hình xe taxi hai bánh sẽ ăn nên làm ra, giải quyết được việc làm ổn định cho hàng trăm ngàn lao động.

    Khi đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đi lại thay thế xe cá nhân thuận tiện, cần công bố lộ trình, tuyến đường cấm xe gắn máy lưu thông (trừ xe taxi hai bánh).

    Những ai muốn dùng xe gắn máy còn phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc:

    - Đóng thuế trước bạ cao hơn.

    - Buộc mua bảo hiểm.

    - Đóng lệ phí giao thông cầu đường.

    - Đóng lệ phí bảo vệ môi trường.

    - Tăng phí giữ xe bằng cách tăng thuế các bãi giữ xe.

    - Tăng thuế đối với phụ tùng thay thế xe gắn máy.

    Xe ôtô bốn bánh (xe du lịch) cũng phải đóng tất cả các khoản như xe gắn máy, ngoài ra còn phải:

    - Có nơi gửi xe ổn định mới cấp giấy đăng ký.

    - Ở những thành phố lớn, đông dân, vào giờ cao điểm chỉ được hoạt động khi xe chở 3 - 4 người (như ở Singapore).(?)

    Các bến xe buýt ở cửa ngõ thành phố cần đầu tư xây dựng các bãi, nhà gửi xe để cho khách thập phương về thành phố có nơi gửi lại xe cá nhân và chuyển sang dùng xe công cộng.
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 219 (Thành viên: 0, Khách: 211, Robots: 8)