Hướng dẫn chung:
- Để làm tốt phần này các bạn nên tham khảo chương VI (định mức 1776): Công tác bê tông tại chỗ
- Theo đúng trình tự thi công thì chúng ta phải làm như sau:
+ Đỗ bê tông lót
+ Làm ván khuôn móng phần đế (bao gồm cả cốt thép)
+ Đổ bê tông móng phần đế
+ Làm ván khuôn cổ móng (bao gồm cả cốt thép)
+ Đổ bê tông cổ móng
Tuy nhiên, để chuyên sâu từng thành phần thì mình gộp tất cả các công việc liên quan đến công tác bê tông phần móng vào tính trước, phần ván khuôn và cốt thép mình sẽ đưa vào các chuyên đề sau.
Các phần việc cần làm:
- Bê tông lót móng
- Bê tông thân móng
- Bê tông cỗ móng
Hướng dẫn từng phần việc:
- Bê tông lót: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, xác định được loại cấp phối vữa cần đổ (mác bê tông, loại đá), dựa vào bản vẽ ta tính được kích thước của từng loại móng, chiều dày của lớp bê tông lót => Dùng PM tra cứu mã hiệu đơn giá.
+ Bê tông thân móng: Căn cứ vào thuyết minh bản vẽ => Ta có được các thông số về cấp phối vữa cần đổ bê tông, dựa vào kích thước từng loại móng để tính thể tích của từng loại móng.
- Tuỳ theo kích thước hình học của từng loại móng mà ta có thể chia thành từng phần để tính. (Phần đế, phần vát)
- Phần này các bạn cần nắm lại các công thức về thể tích của các hình (hình hộp chữ nhật, hình chóp cụt)
=> Dùng phần mềm dự toán tra mã hiệu công việc theo các tiêu chí (mác vữa, loại đá...).
+ Bê tông cổ móng:
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế => Tính được thể tích của cổ móng. (Thể tích hình hộp chữ nhật).
- Phần này các bạn không nên sử dụng công việc bê tông móng mà nên tách thành bê tông cột (trong đó, chiều cao cột <=4m).
Lưu ý:
- Để việc quản lý và theo dõi khối lượng dễ dàng hơn, các cấu kiện có cùng chung kích thước hình học, bạn nên phân thành nhóm.
- Chia thành từng phần nhỏ để tính cho dễ (Ví dụ: Phần đế móng (M1,M2,M3,...), Phần vát móng (M1,M2,M3), Phần cổ móng (M1,M2,M3..). Vì sau này khi tính đến ván khuôn các bạn sẽ tận dụng kết quả này lại rất nhanh.
Last edited: Nov 15, 2013