Các bạn tranh luận vui quá, để mình trình bày một ý kiến khác theo hiểu biết của mình
Trường hợp 1: nếu CĐT sử dụng bằng hoặc lớn hơn 30% vốn nhà nước trở lên thì các bạn đã phân tích quá rõ. Mình không phân tích thêm
Trường hợp 2: nếu CĐT sử dụng ít hơn 30% hoặc không sử dụng vốn nhà nước thì xem đây là hợp đồng dân sự và sẽ xử lý theo luật nào?
Theo tìm hiểu của mình, cũng có thể áp dụng
Điều 301 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định như sau:
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Mức khống chế 8% theo điều này được hiểu là tính theo giá trị (của) phần nghĩa vụ bị vi phạm, tức không bao gồm phần nghĩa vụ không bị vi phạm. (
Xác định đến thời điểm chậm là 7 tỷ)
Áp dụng vào trong ví dụ trên: mức phạt cao nhất trong trường hợp này sẽ là: 8% X 7 tỷ = 560.000.000 đ
Nếu so sánh 2 mức khống chế phạt vi phạm thì theo Luật Thương mại là 8% và Luật xây dựng là 12% (đối với công trình sử dụng vốn Nhà nước), riêng công trình không có vốn Nhà nước thì căn cứ theo Hợp đồng, không khống chế mức phạt.
Do dó cần căn cứ theo Luật áp dụng được ghi ở phần mở đầu của "Hợp đồng xây dựng" để xác định mức khống chế về phạt vi phạm hợp đồng
Ghi chú: Điều 266 Luật Thương mại số 36/2005/QH11
Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.Click mở rộng...