1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Tình huống trong hợp đồng điều chỉnh giá!

Thảo luận trong 'Thanh/Quyết/Kiểm toán' bắt đầu bởi Chirikatoji, 22/10/13.

  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Đồng chí cố biện minh nhưng chỉ đúng 1 phần để giải quyết riêng một khâu trong thực hiện dự án mà chưa tổng quát, xuyên suốt (Đang nói riêng cho vốn Tư nhân nhé, nhà nước thì khỏi bản, đã thảo luận như trên).
    Xin hỏi: ở đây đã anh em nào làm về "Kiểm toán thuế, Báo thuế chưa"???
    Dự án, công trình Dù nhà nước, hay tư nhân vẫn chịu sự chi phối bởi Luật Thuế, Kiểm toán thuế, thanh tra thuế...
    Mình sẽ phân tích kỹ cho anh em thấy: Tuy hợp thức hóa được ở khâu hợp đồng nhưng sẽ phiền toái ở khâu Thuế (Bao gồm cả tư nhân lẫn nhà nước).

    1. Đứng ở 2 quan điểm:
    - Nhà nước: Đưa ra quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ, mục đích kinh doanh... đảm bảo quyền lợi các bên, Phản ảnh giá trị thực.. Và các văn bản đều hướng điều chỉnh sát với thị trường.
    - Tư nhân: Mong muốn phản ánh đúng, thực tế giá trị thực hiện, giá trị dự án... => Để tính toán hiệu quả hoặc sử dụng cho mục đích khác.
    Ở tư nhân, họ rất muốn các con số phải thể hiện được "Giá trị thực" => Tức anh làm bao nhiêu, tôi thanh toán bấy nhiêu => Nếu nhập nhèng giữa "Tăng & Giảm" sẽ làm tôi không xác định được giá trị thực tế => Đây là cái hay của tư nhân.

    2. Các vấn đề liên quan khác.
    - Đối với CĐT (Bao gồm tư nhân & Nhà nước): Dù thực hiện kiểu gì nhưng Giá trị thực hiện phải phản ảnh giá trị thực tế đầu tư. Đặc biệt vốn NS nhà nước phải tuân thủ quy định.
    - Nhà thầu: Việc tuân thủ đứng sẽ dễ dàng trong Báo cáo thuế, hoặc khác.
    - Cơ quan thuế: Tất cả các doanh nghiệp vốn tư nhân hoặc nhà nước đều chịu sự chi phối bởi thuế. Và cơ quan thế kiểm tra trên nguyên tắc tuân thủ theo luật.
    Nguyên tắc cơ quâ thuế:
    - Số liệu hóa đơn đầu vào phải bằng đầu ra.
    - Đơn giá phải phù hợp với thi trường => Ở đây ta không xét tới Giá.
    - Hồ sơ phải đầy đủ, hợp lệ: Hợp đồng; Hóa đơn, phiêu thu chi đầu vào, đầu ra; Hồ sơ nghiệm thu quyết toán.

    Một ví dụ nhỏ:
    * Hợp đồng:
    - Lắp đặt 10 cái bóng 1000W;
    - Lắp đặt 15 cái bóng 300 W;
    *Phát sinh hợp đồng: 5 cái 1500W;

    => Khi thực hiện hợp đồng:
    - Lắp đặt có 08 cái bóng 1000W;
    - Lắp đặt 5 cái 1500W;
    - Lắp đặt có 12 cái bóng 300W;
    => Hướng sử lý theo kiểu nhập nhèng giữa "Tăng, giảm": CĐT nhận thấy việc tăng giảm giá trị gần như nhau => Khỏi cần xin phê duyệt, cứ nghiệm thu đầy đủ theo hợp đồng bởi giá trị không tăng/ giảm không nhiều => Nhà thầu OK
    -> Giải quyết như trên thì CĐT quá nhẹ, Nhà thầu cũng nhận được giá trị thanh toán cũng thấy hợp lý, không thiệt ai cả (Không ảnh hưởng đến quyền lợi của ai)
    .
    NHƯNG hậu quả sẽ là: Nhân viên kế toán thuế của Nhà thầu điên đầu cho việc hợp thực hóa hồ sơ để hợp lệ với cơ quan thuế, bởi:
    Nhà thầu thực tế mua:
    - Lắp đặt có 08 cái bóng 1000W;
    - Lắp đặt 5 cái 1500W;
    - Lắp đặt có 12 cái bóng 300W;
    => Khoản thuế VAT; cùng các chi phí để kiểm toán thuế sẽ không được chấp nhận là:
    - Lắp đặt 5 cái 1500W => Bởi hồ sơ nhiệm thu không có? (HĐ cũng không, do nhà thầu & CĐT thống nhất cho vào chỗ tăng/ giảm)
    Còn:
    - Lắp đặt có 08 cái bóng 1000W; => Phải mua Hóa đơn cho đủ 10 cái theo Hồ sơ nghiệm thu;
    - Lắp đặt có 12 cái bóng 300W; => Phải mua Hóa đơn cho đủ 15 cái theo Hồ sơ nghiệm thu;
    => Thì mới hợp lệ được Hồ sơ thuế (Nguyên tắc kiểm tra của thuế cũng tương tự như kiểm toán, chỉ có khác là kiểm toán thuế không đi sâu vào phê duyệt mà chỉ quan tâm đến hợp đồng, hồ sơ quyết toán, hồ sơ hóa đơn đầu vào, ra)



    NHƯ VẬY: Với kiểu cách làm "MA GIÁO" nhập nhèng giữa "Tăng & Giảm" như trên thì thuận lợi ở khâu hợp thực hóa giá trị của hợp đồng (Đối với tư nhân). Còn với Vốn nhà nước thì sẽ bị kiểm toán, thẩm tra ... loại.
    Và Dù tư nhân, hay nhà nước thì cũng bị điên đầu bởi Cơ quan thuế (Nhà thầu), nguyên tắc thuế Số lượng vào bằng số lượng ra (Chưa xét đến đơn giá nhé).

    CHÍNH VÌ VỚI KIỂU CÁCH LÀM NHƯ TRÊN NÊN VN MỚI KHÔNG THEO KỊP THẾ GIỚI, KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC THUẾ, TÍNH SUẤT ĐẦU TƯ KHÔNG THỰC TẾ.... BỞI "MA GIÁO" SỐ LIỆU KHỐI LƯỢNG.

    Đồng chí nào đã làm việc về Báo cáo thuế sẽ rõ ngay hoặc Hỏi mấy em "chuyên báo thuế" sẽ cho anh em thấy rõ bản chất.
    Quyet_tam and lamborghini like this.
  2. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Chủ quan mình nghĩ Hợp đồng, thanh lý HĐ về cơ bản chủ yếu để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia thôi. Bên Thuế sẽ căn cứ vào giá trị Hóa đơn xuất ra.
    Tuy nhiên, do sản phẩm xây dựng kéo dài thời gian, liên quan đến hình thức tạm ứng và thanh toán,... để xác định doanh thu từng thời điểm nên trong trường hợp này phải cần đến HĐ là đúng rồi.
    Nhưng cũng không nghiêm trọng đến vậy đâu. Bởi lẽ nếu CĐT và nhà thầu đã OK như ví dụ của bạn thì việc hợp thức hóa thủ tục (HĐồng + NT, TL,...) cũng chỉ trong tích tắc nháy mắt mà thôi ;).
  3. lamborghini
    Offline

    lamborghini Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    18/08/09
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Web:
    Bác nói chính xác, sản phẩm xây dựng có tính đặc thù riêng đâu phải 3 cái bóng đèn mua xong rồi lắp sau đó đi mua hóa đơn này hóa đơn nọ đâu.
  4. lamborghini
    Offline

    lamborghini Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    18/08/09
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Web:
    Haa. từ đầu tới cuối tui có biện minh gì đâu mà cố với chẳng gắng. về cơ bản là tui chỉ góp ý kiến của mình cho bạn chirikatoji thôi mà. đâu có chứng tỏ điều gì với thiên hạ đâu, thui xin nhường 3 chữ CỐ BIỆN MINH cho bạn nhé.
    Nhưng nhìn thấy cách bạn phân tích rồi lời lẽ chặt chẽ dẫn chứng đầy đủ như trên quả khâm phục. rồi tui thích nhất là cái câu "không theo kip thế giới" của bạn đó.
    từ trước tới giờ tui chưa có thấy ai giám phán, đao to búa lớn rằng vì cái này cái kia nên nước ta nghèo chậm tiến cả.
    nên nếu có một lớp học riêng mổ sẻ những vấn đề chậm tiến của VN tui sẽ bầu cho bạn 1 phiếu làm cố vấn cho lớp học này.
    thanh.bm thích bài này.
  5. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Tôi đang tư vấn cho 01 đơn vị về việc hợp thức hóa với cơ quan kiểm toán Thuế... Nhưng gặp không ít khó khăn, có thể do trình độ hiểu biết có giới hạn. Nay được biết bác Tùng "cũng chỉ trong tích tắc nháy mắt mà thôi" thì khâm phục.
    Hôm nào mời bác Tùng, nhờ bác tư vấn giúp....
    P/s: Giá trị nhỏ thì đơn giản và ở những năm trước dẽ... Nay nhà nước siết chặt & Giá trị khá lớn... nên gặp không ít khó khăn. Nhờ bác Tùng ra tay giúp. Tình huống thì cũng tương tự như trên.

    Cám ơn Lâm. Tôi cũng vote cho Chú phương án giải quyết trên. Phương án của chú hay....tôi sẽ bổ sung phương án giải quyết & áp dụng cho Cty tôi ngay...
  6. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Bạn đọc kỹ đoạn mình viết nhé :)
    lamborghini thích bài này.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 243 (Thành viên: 0, Khách: 223, Robots: 20)