1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

[TH] Hướng dẫn Tính dự phòng cho gói thầu TCXD

Thảo luận trong 'Hướng dẫn sử dụng' bắt đầu bởi tiepnk, 11/12/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tiepnk
    Offline

    tiepnk Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    07/10/13
    Bài viết:
    100,000,025
    Đã được thích:
    165
    Điểm thành tích:
    63
    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
    TÍNH DỰ PHÒNG TRƯỢT GIÁ CHO GÓI THẦU TCXD TRÊN PHẦN MỀM DỰ TOÁN BNSC
    :):) Khi lập dự toán dự thầu xây dựng ngoài các khoản mục chi phí như Chi phí xây dựng gói thầu; Hạng mục chung thì căn cứ vào Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng ngoài 2 khoản mục trên còn có thêm chi phí dự phòng trượt giá.
    Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng bao gồm:
    [-X Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng.
    :)>- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thi công xây dựng của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.


    Vậy để xác định các khoản mục chi phí dự phòng này trong giá dự toán gói thầu xây dựng trên Phần mềm Dự toán BNSC mọi người tiến hành thực hiện các bước tính toán như sau:
    Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng:
    Bảng này được mặc định xuất hiện sau khi bạn chạy bảng “Giá trị vật tư”.

    [​IMG]
    Hình 1: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng.
    Ngoài 2 khoản mục chi phí xây dựng gói thầu và chi phí hạng mục chung đã được link sẵn từ bảng tính, thì các bạn xét thêm chi phí dự phòng.
    1/ Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh:
    Người dùng tự nhập tỷ lệ tính toán cho khoản mục chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh trong bảng “ Tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng” như hình 2.
    [​IMG]
    Hình 2: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng.
    2/ Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2):
    Mặc định của phần mềm đối với khoản mục chi phí này là bằng 0. Vậy để xác định được giá dự phòng GDP2 các bạn chuyển qua bảng tính dự phòng, hoặc click chuột vào “Xem bảng tính” để chuyển đến bảng tính “Dự phòng trượt giá cho gói thầu thi công xây dựng” như hình 3

    [​IMG]
    Hình 3: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng.
    Bảng tính dự phòng trượt giá gói thầu.
    [​IMG]
    Hình 4: Bảng tính dự phòng trượt giá gói thầu.
    a/ Nhập thời gian tính toán và thời gian thực hiện dự án:
    - Thời gian tính toán IXDCTbq: Là số năm mà người dùng cần phải thu thập chỉ số giá xây dựng của các công trình tương tự các năm gần nhất (Tối thiểu là 3 năm)
    - Thời gian thực hiện dự án: Là số năm thực hiện dự án.

    [​IMG]
    Hình 5: Bảng tính dự phòng trượt giá gói thầu.
    b/ Nhập Chỉ số giá xây dựng và Mức độ phân bổ vốn từng năm:
    - Chỉ số giá xây dựng tối thiểu 3 năm gần nhất: Số năm tính toán tại bảng này phụ thuộc vào con số mà các bạn đã nhập ở phần trên. Chỉ số giá này thông thường các bạn vào Website của SXD địa phương mà công trình đóng để tải và tra cứu.
    - Mức độ phân bổ vốn từng năm: Các bạn phân bổ tỷ lệ % trên năm dựa vào mức độ cung ứng vốn của dự án, miễn sao tổng các năm luôn bằng 100%.

    [​IMG]
    Hình 6: Bảng tính dự phòng trượt giá gói thầu.
    Giá trị dự phòng GDP2 : Được tính toán sau khi các bạn nhập đủ các thông số trên, xem hình 7
    [​IMG]
    Hình 7: Bảng tính dự phòng trượt giá gói thầu.
    Chi phí dự phòng phí và tỷ lệ % trong bảng Dự toán gói thầu xây dựng sau khi tính toán dự phòng, xem hình 8.
    [​IMG]
    Hình 8: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng.

    Lưu ý thêm khi tính dự phòng:
    - Khi tính toán, rõ ràng Gdp2 (dự phòng trượt giá) phụ thuộc rất nhiều ở chỉ số giá xây dựng 3 năm (3 quý) gần nhất. Hay nói cách khác, dự phòng trượt giá phụ thuộc vào mức biến động thị trường ở thời điểm gần đây, do vậy cũng cần có thêm sự tư duy định hướng mang tính dự báo cho các năm tiếp theo. Sự dự báo này cần sự cập nhật thêm các tin tức điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ, của ngành Xây dựng.
    - Các chỉ số giá xây dựng tìm kiếm ở trên mạng internet được nhiều trang chia sẻ, tuy nhiên người lập dự toán cũng có thể bị nhầm lẫn các nội dung, ví dụ như công trình gì, địa bàn ở đâu, quý hay năm, công trình cao bao nhiêu tầng. Do vậy cần có sự xem xét, chọn lọc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.
    - Lưu ý kể từ năm 2012 đến nay, hầu hết các tỉnh đều đã ban hành chỉ số giá xây dựng (thay cho trước đây Bộ xây dựng công bố). Do vậy việc cập nhật, tìm kiếm các văn bản công bố liên quan đến địa phương nơi mình đang lập dự toán cũng là một vấn đề cần lưu tâm.
    - Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính. thực ra là một chỉ số rất khó xác định, phụ thuộc vào cảm tính chủ quan của người lập dự toán. Hầu hết các nhà tư vấn khi tính toán đều để bằng 0, tuy nhiên có thể dùng chỉ số này để cân bằng kết quả tính toán cuối cùng.

    Chúc các bạn thành công !
    Liên hệ trực tiếp với bộ phận kỹ thuật theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ thêm!
    [​IMG]

    Các file đính kèm:

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 173 (Thành viên: 0, Khách: 163, Robots: 10)