1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

[TH 7a] Hướng dẫn Tạo công tác tạm tính trên phần mềm Dự toán BNSC

Thảo luận trong 'Hướng dẫn sử dụng' bắt đầu bởi tiepnk, 05/12/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tiepnk
    Offline

    tiepnk Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    07/10/13
    Bài viết:
    100,000,025
    Đã được thích:
    165
    Điểm thành tích:
    63
    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
    TẠO CÔNG TÁC TẠM TÍNH TRÊN PHẦN MỀM DỰ TOÁN BNSC
    :):) Khi lập dự toán thuận lợi nhất là công việc bạn cần lập dự toán có sẵn mã hiệu định mức, đơn giá để tra. Các mã hiệu này thường có sẵn trong dữ liệu Data của phần mềm được phần mềm cập nhật từ các bộ Định mức và Đơn giá do Bộ và các địa phương đã công bố.
    :):) Nhưng theo thực tế thi công, tùy thuộc vào từng khu vực, vùng miền, chũng loại vật tư khác nhau mà có một số công tác không có trong Định mức đơn giá đã công bố. Vậy khi gặp trường hợp này người lập dự toán phải chọn một công tác mang tính chất tương tự để vận dụng hoặc tạo một công việc tạm tính mới hoàn toàn dựa vào thực tế.

    1. Vận dụng
    - Bạn có thể lấy một công tác khác có trong định mức mà cách thi công của nó tương tự như công tác tạm tính đó để vận dụng. Ví dụ: Công tác rải vữa lót sàn không có định mức. Bạn có thể chiết tính phần vật liệu là vữa lót (có định mức), còn nhân công và máy thì lấy bằng công tác đổ bê tông lót.
    - Bạn cũng có thể lấy một định mức nào đó rồi điều chỉnh đi cho phù hợp (nhưng phải có kinh nghiệm, hiểu biết về biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình và am hiểu về định mức mới chỉnh đúng được).
    Các thao tác để tạo và lưu định mức tạm tính trên phần mềm bạn xem video và bài viết “Tạo và lưu định mức người dùng” đã có sẵn trong thư viện hỗ trợ.
    2. Ước tính
    - Nếu không có công tác khác tương đương thì bạn có thể tạm tính giá vật liệu, nhân công, máy cho công tác đó bằng một số tiền nào đó. Lưu ý là số tiền này càng sát với thực tế càng tốt.
    - Bạn cũng có thể căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm lập hoặc báo giá của nhà sản xuất. Thường họ báo là chi phí đầy đủ để làm công tác đó. Với trường hợp này thường ước tính chi phí VL, NC, MTC ra để đưa vào bảng dự toán sao cho khi tính tổng hợp chi phí thì vừa bằng báo giá.
    Trên phần mềm Dự toán BNSC để tạo công tác tạm tính được chia thành 2 trường hợp như sau:
    Trường hợp 1: Phân tích tạm tính (Phân tích hao phí định mức của công tác tạm tính)
    Bước 1: Tại bảng Dự toán bạn tạo mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, khối lượng cho công tác tạm tính bạn cần dùng như hình dưới:

    [​IMG]
    Bước 2: Thiết lập tùy chọn Phân tích tạm tính: Tại giao diện chính Tab Dự toán => Các tùy chọn => Bảng phân tích vật tư => Tích chọn phân tích tạm tính.
    [​IMG]
    Bước 3: Chạy bảng Phân tích vật tư: Chương trình sẻ tự động phân tích 1 vật tư tạm tính dựa trên nội dung công tác tạm tính với hao phí định mức là 1 đơn vị như hình dưới.
    [​IMG]
    Bước 4: Chạy bảng Giá trị vật tư: Vật tư tạm tính được tổng hợp, bạn tiến hành nhập giá công tác tạm tính tại bảng này.
    [​IMG]
    Bảng tổng hợp kinh phí.
    [​IMG]
    Bảng đơn giá chi tiết.
    [​IMG]
    (Lưu ý: Đối với trường hợp phân tích tạm tính như trên, nếu bạn muốn công tác tạm tính có cả giá nhân công và máy thì nhập giá nhân công và máy ở bảng dự toán (tại cột J và K) sau đó tùy chọn thay đổi cách tính cho bảng THKP và Đơn giá chi tiết phần nhân công và máy lấy ở bảng dự toán)

    Trường hợp 2: Không phân tích tạm tính (Không phân tích hao phí định mức cho công tác tạm tính)
    a/ Công tác tạm tính chỉ có giá vật liệu.
    Bước 1: Tại bảng Dự toán bạn tạo mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, khối lượng và giá cho công tác tạm tính bạn cần dùng.
    [​IMG]
    Bước 2: Thiết lập tùy chọn Không phân tích tạm tính: Tại giao diện chính Tab Dự toán => Các tùy chọn => Bảng phân tích vật tư => Bỏ chọn phân tích tạm tính.
    [​IMG]
    Bước 3: Chạy bảng Phân tích vật tư: Chương trình không phân tích vật tư tạm tính mà chỉ có mã hiệu, tên công tác và khối lượng của công tác tạm tính.
    [​IMG]
    Bước 4: Chạy bảng Giá trị vật tư: Ở bảng này giá công tác tạm tính sẻ được link từ bảng Dự toán qua (Lưu ý: Không nhập giá công tác tạm tính ở bảng này)
    [​IMG]
    Bảng tổng hợp kinh phí: Đối với trường hợp này thì chi phí Nhân công và Máy các bạn có thể lấy từ bảng Dự toán hay bảng Giá trị vật tư đều được.
    [​IMG]
    Bảng Đơn giá chi tiết: Giá công tác tạm tính được link từ bảng Dự toán.
    [​IMG]

    Bảng Dự toán dự thầu
    [​IMG]

    b/ Công tác tạm tính có giá vật liệu, Nhân công và Máy.
    Bước 1: Tại bảng Dự toán bạn tạo mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, khối lượng và giá cho công tác tạm tính bạn cần dùng.
    [​IMG]
    Trong trường hợp này do không phân tích được hao phí nhân công bên bảng Phân tích vật tư nên bảng Tổng hợp kinh phí phần chi phí nhân công và máy thi công các bạn phải chọn lấy từ bảng Dự toán (Chọn cập nhật bảng biểu và thay đổi tùy chọn cho nhân công và máy rồi chọn đồng ý)
    [​IMG]
    Bảng Tổng hợp kinh phí sau khi tiến hành cập nhật thay đổi cách tính.
    [​IMG]
    Thay đổi cách tính cho bảng Đơn giá chi tiết: Tại Tab Dự toán => Các tùy chọn => Bảng đơn giá chi tiết => Chọn cách tính số 3 “ Vật liệu lấy theo bảng PTVT, NC và MTC lấy theo bảng dự toán”
    [​IMG]
    Bảng đơn giá chi tiết
    [​IMG]

    Bảng dự toán dự thầu
    [​IMG]
    Link tải file hướng dẫn:
    https://drive.google.com/file/d/1oymFrWMvnQiCYlbVAz9870NxddhIRLTf/view?usp=sharing

    Chúc các bạn thành công !>:D<>:D<
    Liên hệ trực tiếp với bộ phận kỹ thuật theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ thêm!
    [​IMG]
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/17
    nguyenbacBN thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 665 (Thành viên: 0, Khách: 644, Robots: 21)