1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

[TH 11] Hướng dẫn xử lý giá "Dự thầu" không bằng giá "THKP"

Thảo luận trong 'Hướng dẫn sử dụng' bắt đầu bởi nguyenbacBN, 19/11/14.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. nguyenbacBN
    Offline

    nguyenbacBN Nguyễn Bắc

    Tham gia:
    07/10/14
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    123
    Nơi ở:
    Bắc Giang
    Hướng dẫn xử lý giá "Dự thầu" không bằng giá "THKP"

    Trước khi xuất hồ sơ, cần kiểm soát file đã làm chuẩn hay chưa là rất quan trong. Trong đó, có một tiêu chí thường được mọi người chú ý. Đó là: So sánh giá trị tại bảng Tổng hợp kinh phí/Dự toán gói thầu thi công xây dựng với giá trị tại bảng Dự thầu xem thử bằng nhau chưa, nếu chưa bằng thì file tính toán cần phải được kiểm tra lại trước khi xuất hồ sơ.

    Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý từ mức độ đơn giản đến phức tạp để các bảng biểu đó có giá trị bằng nhau. Lưu ý, các bạn cứ thực hiện đúng thứ tự ưu tiên các Bước từ 1 đến Bước 3 (tùy theo mức độ dễ đến khó), đến bước nào mà 2 giá trị này bằng nhau thì dừng lại, không thực hiện bước tiếp theo nữa.

    Đảm bảo: Chắc chắn các bạn đọc kỹ và làm theo hướng dẫn này thì 100% các bạn sẽ xử lý được.

    Bên cạnh đó, các bạn đang áp dụng theo Thông tư nào thì hãy chọn 2 bảng so sánh cho phù hơp. Cụ thể:
    - Nếu hồ sơ áp dụng theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD: Bạn cần so sánh giá trị tại bảng Dự thầu và giá trị tại bảng “Tổng hợp kinh phí”.
    - Nếu hồ sơ áp dụng theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD: Bạn cần so sánh giá trị tại bảng Dự thầu và giá trị tại bảng “Dự toán gói thầu”.

    P/s: Lưu ý, có rất nhiều trường hợp, các bạn đã làm theo thông tư 06/2016/TT-BXD mà lại đi so sánh giá trị giữa bảng Tổng hợp kinh phí và giá trị ở bảng Dự thầu là không đúng. Lý do: Cơ cấu chi phí trong Thông tư 04/2010/TT-BXD khác so Thông tư 06/2016/TT-BXD. Nói đơn giản hơn, Giá trị Chi phí xây dựng (tại bảng Tổng hợp kinh phí, khi áp dụng TT04) sẽ tương đương với Giá trị Dự toán gói thầu thi công xây dựng (tại bảng Dự toán gói thầu thi công xây dựng, khi áp dụng TT06).

    Sau đây là trình tự xử lý theo từng bước như sau

    Bước 1: Ctrl+E khối lượng tại bảng phân tích.
    + Nguyên nhân: Lỗi này thường bị do bạn chèn công việc mà quên sửa công thức tại 2 cột khối lượng vật liệu chính (Cột I) và khối lượng vật liệu phụ (Cột J) dẫn đến sai lỗi số học.
    + Hướng khắc phục: Để phần mềm tính lại khối lượng của 2 cột này cho chính xác là ok.
    Cách làm như sau:

    1. Chọn đến sheet Phân tích vật tư, mở ẩn cột I, cột J (Cột khối lượng vật liệu chính và khối lượng vật liệu khác).
    [​IMG]
    2. Bôi đen từ dòng công việc đầu tiên đến dòng công việc cuối cùng trong bảng ptvt của 2 cột I,J: (như hình). Bấm Delete trên bàn phím để xóa nội dung đã tính toán của 2 cột này đi.
    Bôi chọn dòng đầu tiên (Như hình)

    [​IMG]
    Bôi chọn đến dòng cuối cùng: (Như hình).
    [​IMG]
    Sau đó bấm delete vị trí bôi chọn - Như hình.
    [​IMG]
    2. Giữ nguyên vị trí đang chọn, sau đó đó và bấm tổ hợp phím Ctrl+E trên bàn phím, để phần mềm tính lại các công thức trong vùng được chọn tại bảng Phân tích vật tư - Như hình.
    [​IMG]
    4. Sau đó so sánh lại giá trị tổng hợp kinh phí (Dự toán gói thầu) và dự thầu. Nếu 2 giá trị này bằng nhau thì đã thành công, bạn dừng tại đây khi đó nguyên nhân là do lỗi công thức số học trong bảng phân tích vật tư. Nếu chưa bằng nhau thì làm tiếp bước 2.

    Bước 2: Chạy lại các bảng Giá vật tư, đơn giá chi tiết, dự thầu.
    + Nguyên nhân: Lỗi phát sinh nằm ở một vị trí nào đó trong 3 bảng (Giá trị vật tư, đơn giá chi tiết, dự thầu) mà bạn chưa rõ ở đâu.
    + Hướng khắc phục: Chạy lại để phần mềm tính các bảng biểu này theo đúng mặc định.
    + Cách thực hiện:
    1. Chạy lại bảng Giá trị vật tư:
    Lưu ý khi chạy lại Giá vật tư:
    Trong hộp thoại chạy lại Giá trị vật tư: Phần vật liệu: bạn chọn mức giá đã nhập trước đó và link công thức để giữ lại những giá vật tư đã nhập. Phần nhân công và máy thi công có thể lấy theo giá gốc hoặc lấy y như tùy chọn của vật liệu (tùy theo hồ sơ bạn có tính lại giá nhân công và máy thi công hay không?). Như hình .

    [​IMG]
    2. Chạy lại bảng đơn giá chi tiết.
    3. Chạy lại bảng dự thầu.
    4. So sánh lại giá trị tổng hợp kinh phí và dự thầu lần nữa.
    Nếu 2 bảng này bằng nhau thì hoàn tất, xác định nguyên nhân do lỗi công thức số học tại 1 trong 3 bảng (Giá vật tư, đơn giá chi tiết, dự thầu).
    Nếu tới đây vẫn chưa bằng nhau thì làm tiếp bước 3. (Xem bài tiếp theo)


    Chúc các bạn thành công!
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/19
  2. Dự toán BNSC
    Offline

    Dự toán BNSC Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    13/07/13
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    315
    Điểm thành tích:
    63
    Tiếp theo bài #1.
    Bước 3: Bước cuối cùng khi xử lý tổng hợp kinh phí không bằng dự thầu
    + Nguyên nhân: Có thể thao tác nhập liệu tại bảng dự toán của các bạn có những vị trí chưa hợp lý nên giữa các bảng tính không trùng khớp nhau.
    Thông thường thường hay xảy ra những nguyên nhân sau:
    - Hồ sơ chạy đơn giá chi tiết theo cách 1 (Hao phí tại bảng Phân tích vật tư). Công việc tạm tính tại bảng dự toán có nhập giá nhân công hoặc giá máy: Nhưng tại bảng Phân tích lại không phân tích cụ thể 1 trong 2 thành phần này (không cụ thể nhân công gì, máy gì).
    - Hồ sơ chạy đơn giá chi tiết theo cách 3 (Vật liệu lấy theo bảng PTVT, NC và MTC lấy theo bảng dự toán). Công việc bình thường tại bảng dự toán có nhập giá vật tư, nhưng tại bảng PTVT lại không phân tích cụ thể vật tư gồm vật tư gì. Trường hợp này hay gặp khi dùng các cộng việc sau (đóng cọc nhưng vật liệu cọc bị bỏ đi – thường đúc cọc tại nhà máy và đem đến, đắp cát công trình nhưng chỉ tính nhân công và máy thi công còn vật liệu bỏ đi).

    + Hướng giải quyết: Phải tìm ra vị trí công việc đang bị lỗi trong hồ sơ để khắc phục ngay công việc đó bằng cách xem thử công việc nào là nguyên nhân gây ra chênh lệch giữa 2 bảng.

    + Cách thực hiện:
    1. Backup khối lượng đã tính toán sang 1 cột khác bên ngoài cột tính toán của bảng dự toán (Trong hình là cột G sang cột BO) bằng cách:
    - Click phải cột Khối lượng (Cột G), chọn copy.

    [​IMG]
    - Click phải cột BO (hay bất kỳ một cột nào ngoài vị trí tính toán) chọn Paste Spacecial - Chọn Value
    [​IMG]
    Chọn Paste Value:
    [​IMG]

    2. Tạo vị trí kiểm soát giá trị chênh lệch:
    - Tại bảng dự toán, tạo một ô trống (Thông thường trên vị trí cột copy) và thiết lập công thức bằng giá dự thầu trừ đi giá tại bảng Dự toán gói thầu (hoặc giá tại bảng Tổng hợp kinh phí). Bạn sẽ ra ngay giá trị lệch giữa 2 bảng này. (Ô màu vàng)

    [​IMG]
    3. Cố định dòng tiêu đề của bảng tính trong đó có vị trí gây ra lệch.
    - Mục đích của việc này là để khi thực hiện xóa và kéo công việc tại bảng dự toán từ trên xuống dưới, chúng ta hoàn toàn quan sát được vị trí gây ra lỗi không bằng nhau tại công việc nào và xử lý ngay.
    - Thông thường bạn nên chọn ngay ô bên dưới vị trí lệch giữa 2 bảng (như hình).

    [​IMG]
    - Để cố định, các bạn làm như sau: Vào Tab View/Freeze Panes/Freeze Pane
    [​IMG]
    - Kết thúc quá trình này bạn phải nhìn bao quát được giá trị lệch giữa 2 bảng biểu và nội dung tiêu đề của các cột tại bảng dự toán. Vị trí bôi vàng sẽ là giá trị lệch giữa 2 bảng.
    [​IMG]
    4. Sau đó xóa toàn bộ khối lượng tại cột khối lượng (Cột G) tại bảng dự toán (Hình bên dưới)
    [​IMG]

    Khi đó vị trí bôi vàng sẽ = 0 (vì không có công việc nào tham gia tính toán).

    5. Liên kết lần lượt đến khối lượng của cột Khối lượng Backup (Cột BO).
    Tại ô khối lượng của bảng dự toán, bạn thực hiện công thức liên kết đến khối lượng của từng công việc 1 tại cột Backup khối lượng (Cột BO) và bắt đầu kéo từ từ lần lượt từ công việc đầu tiên kéo cho đến công việc cuối cùng.

    [​IMG]
    Kéo đến khi nào vị trí vàng xuất hiện giá trị chênh lệch thì đó chính là vị trí công việc bị sai.
    (Như hình là công việc 3).

    [​IMG]
    6. Xử lý khi phát hiện công tác có vấn đề:
    - Lần lượt xóa toàn bộ các công việc còn lại (các công việc phía trước đó) và chỉ để 1 công việc duy nhất trên bảng biểu (chính là công việc vừa phát hiện) - trường hợp này là công việc số 3.
    - Cho khối lượng của nó là 1 (1 đơn vị) - Như hình

    [​IMG]
    - Lần lượt so sánh tổng từng thành phần chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công tại bảng đơn giá chi tiết của công việc phát hiện và bảng tổng hợp kinh phí để tìm ra nguyên nhân lệch do vật liệu, hay do nhân công, hay do máy.
    Trong trường hợp này chúng ta thấy:
    - Tại bảng Đơn giá chi tiết của công việc 3: Tổng VL: 17.866.701 khác so với giá trị tại bảng THKP. Các phần nhân công và máy thi công giống nhau.
    [​IMG]


    Tại bảng THKP: Tổng VL: 17.146.056, các phần nhân công và máy thi công đều bằng nhau.
    [​IMG]
    - Sau đó đến cụ thể công việc để tìm kỹ nguyên nhân gây ra lượng lệch vật liệu này bằng cách so sánh tổng tại bảng GTVT và tổng tại bảng ĐGCT xem vị trí nào gây ra sai và tiến hành sửa để lần sau rút kinh nghiệm.
    Mình chỉ đưa lên 1 nguyên nhân làm ví dụ, tùy theo từng file có thể có những nguyên nhân khác nhau, sau khi tìm ra nguyên nhân của công việc gây ra lệch thì tiến hành sửa để giá trị giữa 2 bảng này bằng nhau.
    7. Thực hiện kiểm tra tiếp các công việc còn lại:
    - Tiếp tục kéo công thức đến các công việc tiếp theo và làm lần lượt trình tự như mình hướng dẫn khi phát hiện công việc bị vấn đề.

    Kết thúc quá trình này chúng ta sẽ tìm ra tất cả những công việc gây ra lệch, nguyên nhân và cách xử lý. Và cuối cùng bảng Dự toán gói thầu (tổng hợp kinh phí) đã bằng Dự thầu rồi nhé.

    Bước này là bước cuối cùng, sau bước này tôi sẽ đảm bảo với bạn hồ sơ nào các bạn cũng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục trường hợp không bằng nhau giữa Tổng hợp kinh phí và Dự thầu.

    Chúc các bạn thành công :)
    Last edited by a moderator: 13/11/19
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 353 (Thành viên: 0, Khách: 324, Robots: 29)