1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Quản lý chi phí...?

Thảo luận trong 'Quản lý chi phí' bắt đầu bởi thanh.bm, 22/07/13.

Mods: thanh.bm
  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Trong QLDA: Quản lý Chi phí + Chất Lượng + Tiến độ là ba vấn đề quan trọng nhất của một dự án.
    Hôm nay mời các anh em cùng tham gia thảo luận về Quản lý chi phí?
    Về mặt lý thuyết:
    +Quản lý chi phí dự án: là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.

    _Thực tế:
    1. Quy trình (Các bước) để thực hiện quản lý chi phí là gì?
    2. Công cụ nào hỗ trợ đánh giá? (Phương pháp đánh giá)

    Mời anh em cùng tham gia!


    Quyet_tam thích bài này.
  2. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Quản lý chi phí dự án theo mình hiểu ở đây là quản lý chi phí đầu tư (đứng trên quan điểm của Chủ đầu tư) không biết có đúng không nữa :P
    Nếu là quản lý chi phí đầu tư thì chúng ta cần quản lý cái gì ? Theo mình thì công việc của một quản lý dự án viên là:
    - Quản lý tổng mức đầu tư.
    - Quản lý dự toán công trình.
    - Quản lý định mức xây dựng và giá xây dựng công trình.
    - Các yếu tố khác tác động đến quán trình quản lý chi phí đầu tư.
    Việc quản lý chi phí đầu tư, theo mình nghĩ nó cũng giống như việc quản lý các công việc khác (xét trên yếu tố quản trị doanh nghiệp) cũng được chia làm 4 bước cơ bản (Còn thủ thuật để quản lý từng bước thì mình bàn sau):
    Bước 1: Lập kế hoạch chi phí.
    Bước 2: Tổ chức thực hiện quản lý chi phí.
    Bước 3: Tổ chức đánh giá/ phân tích hiệu quản sử dụng chi phí.
    Bước 4: Đề xuất/hiệu chỉnh

    Còn về công cụ hỗ trợ đánh giá: Cái này thật sự là hơi khó đối với mình. Lâu nay mình vẫn làm bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với tiến độ thực hiện dự án để đánh giá hiệu quả việc quản lý chi phí đó. ;)
    thanh.bm and Quyet_tam like this.
  3. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Như nội dung ở KN Quản lý chi phí dự án đầu tư: Nhằm chỉ xác định Quản lý ở góc độ Chủ Đầu Tư (Riêng QL CP ở Nhà thầu thì mình chưa có kinh nghiệm, anh em nào đã thực hiện thì chia sẻ thêm)

    Một cách chung nhất như sau:
    Bước 1: Xác định Kế hoạch thực hiện & Ước lượng chi phí thực hiện tương ứng.
    - Công việc ở giai đoạn này Nôm na: Xác định tổng mức đầu tư, dự trù khoản vốn cần (Theo suất vốn đầu tư, theo PP 3 Điểm; Theo đơn giá công trình tương tự.....và các khoản chi phí cần thực hiện, cần chi...)

    Theo lý thuyết PMI như sau:
    [​IMG]

    Bước 2: Phân bổ chi phí
    - Trên cơ sở Mức ban đầu đã được hoặc định => Triển khai chi tiết => Xác định Chi phí cần thiết cho nội dung công việc theo kế hoạch. Nếu không phù hợp ở thời điểm hiện tại thì điều chỉnh "Kế hoạch, ước lượng chi phí ban đầu"
    VD: Tổng mức đầu tư 500 tỷ. Trong đó: XDCB: 300 tỷ; 100 tỷ thiết bị; 50 tỷ; tư vấn 50 tỷ (hạng mục công việc chi tiết đính kèm) => Đây là ví dụ thôi nha.
    Mục đích:
    - Chuẩn hóa chi phí thực hiện (Hợp đồng; HSDT...)
    - Vốn dự án thực tế cần thiết....
    - Đảm bảo không vượt kế hoạch dự kiến (VD: Thiết kế quá hoành tráng làm TMĐT vướt quá sức CĐT => Điều chỉnh thiết kế cho phù hợp lại....)
    Theo lý thuyết PMI như sau:
    [​IMG]

    Bước 3. Kiểm soát chi phí:
    - Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí => Sự thay đổi, nguyên nhân.
    - Theo dõi chi tiết thực tế Dòng chảy của Chi phí đã xác định ở Bước 2.
    => Mục đích: Đảm bảo các thay đổi, điều chỉnh được xử lý đúng, phù hợp...
    => Kết quả cần:
    - Đánh giá được việc thực hiện;
    - Kế hoạch các khoản chi => Dự báo tài chính;
    - Các mục đích khác theo yêu cầu của Chủ thể kiểm soát;
    [​IMG]

    Bước 4: Đánh giá; báo cáo:
    - Tuy theo nhu cầu, mục đích của từng tổ chức, cá nhân mà có những báo cáo, xem xét phù hợp.

    2. Công cụ:
    - Tùy theo mục đích kiểm soát của từng Chủ thể mà có những công cụ phù hợp.
    - Riêng phần Kiểm soát chi phí thì thông thường ta dùng Phương pháp EVM theo dõi 3 vấn đề chính:
    + Kế hoạch;
    + Giá trị đạt được (SV;SPI;CV);
    + Chi phí thực tế
    +Dự báo (EAC)
    Phương pháp này được Giảng dạy trên Nhà trường rất kỹ. Anh em xem lại lý thuyết nhé. => Hiện nay đây là phương pháp khoa học, Các dự án nước ngoài hoặc dự án lớn dùng phuơng pháp kỹ thuật này để đánh giá Kiểm soát chi phí.
Mods: thanh.bm

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 154 (Thành viên: 0, Khách: 114, Robots: 40)