1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP : Quốc lộ, tỉnh lộ sẽ hạn chế đi vào nội thành, nội thị

Thảo luận trong 'Nghị định/Thông tư' bắt đầu bởi huynhbinh, 03/03/10.

  1. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Phát triển đô thị đang trở thành xu thế mạnh mẽ tại Việt Nam cùng các vấn đề đặt ra về đầu tư hạ tầng, an toàn giao thông (ATGT), môi trường,... Bởi vậy trong Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010, Chính phủ chủ trương hạn chế quốc lộ, tỉnh lộ đi vào nội thành, nội thị, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như tăng hiệu quả khai thác đường bộ.

    Các công trình GTĐB phải được thẩm định ATGT

    Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) gồm 8 chương, 46 Điều, quy định việc đặt tên hoặc số hiệu đường bộ; quy hoạch kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật; thẩm định ATGT; bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB; sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB.

    Quy hoạch quốc lộ, đường tỉnh theo vành đai

    Là một trong những nội dung quan trọng của Nghị định, Chính phủ nêu rõ việc hạn chế quy hoạch quốc lộ, tỉnh lộ đi qua nội thành, nội thị. Quy hoạch quốc lộ, đường tỉnh đi qua đô thị phải theo đường vành đai ngoài đô thị hoặc xây dựng đường trên cao hoặc đường hầm. Với quy định này, quốc lộ, tỉnh lộ sẽ hạn chế đi vào nội thành, nội thị để giảm việc mất ATGT và làm giảm hiệu quả khai thác đường bộ.

    Quy hoạch kết cấu hạ tầng GTĐB trong đô thị phải bảo đảm quỹ đất và phải có đường gom, cầu vượt, hầm chui tại các vị trí phù hợp để đảm bảo ATGT.

    Đối với đô thị xây dựng mới, tỉ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải đảm bảo theo loại đô thị. Cụ thể, đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo từ 24-26%, đô thị loại I từ 23-25%, đô thị loại II từ 21-23%, đô thị loại III từ 18-20%, đô thị loại IV, V từ 16-18%.

    Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đô thị loại đặc biệt phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải.

    Các công trình GTĐB phải được thẩm định ATGT

    Quy định về thẩm định ATGT là vấn đề mới được đưa vào Nghị định. Theo đó, các công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và công trình đường bộ đã đưa vào khai thác phải được thẩm định ATGT.

    Bộ GTVT quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định ATGT đối với quốc lộ, đường cao tốc đang khai thác. UBND cấp tỉnh quyết định thẩm định ATGT đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện đang khai thác. Đối với các công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định dự án phải thẩm định ATGT.

    Thẩm định ATGT được thực hiện tại một hoặc một số giai đoạn. Đối với đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, bắt buộc phải thẩm định ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Ngoài ra, lựa chọn thẩm định ở 1 trong các giai đoạn sau: Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; hoặc trước khi đưa đường vào khai thác.

    Đối với công trình đường bộ đang khai thác, phải thực hiện thẩm định ATGT khi xảy ra 1 trong các trường hợp: xảy ra số vụ tai nạn giao thông tăng đột biến so với trước khi nâng cấp, cải tạo; lưu lượng xe thực tế tăng trên 30% so với thiết kế; tình trạng đô thị hóa tăng trên 20% so với thời điểm đưa công trình vào khai thác.

    Theo : www.chinhphu.vn

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 176 (Thành viên: 0, Khách: 159, Robots: 17)