1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Nghị định Quản lý chất lượng công trình mới nhất 2012 thay thế bãi bỏ Nghị Định 209/2004/NĐ-CP và 49

Thảo luận trong 'Nghị định/Thông tư' bắt đầu bởi thanh.bm, 14/05/12.

  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Dự thảo Nghị định Quản lý chất lượng công trình mới nhất 2012 thay thế bãi bỏ Nghị Định 209/2004/NĐ-CP và 49/2008/NĐ-CP


    Theo thông tin mới nhất:
    - Ngày 20/4/2012 Bộ Xây dựng đã trìnhChính Phủ đề nghị ban hành Nghị định mới nhất thay thế :
    + Nghị định số209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trìnhxây dựng (dưới đây viết tắtlà Nghị định số 209/CP) cùng với Nghị định số49/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số209/2004/NĐ-CP (dưới đây viết tắt là Nghị định số 49/CP)
    + Và các Thông tư hướng dẫn đã giúp các chủ thể trong hoạt động xây dựng.
    - Chúng ta sẽ tiếp nhận Nghị định Quản lý chất lượng công trình mới nhất thay thế khai tử nghị định 209/CP ngày 16/12/2004 và nghị định 49/CP.]
    Đây là 1 Nghị định quan trọng và ảnh hưởng hầu hết đến các chủ thể trong xây dựng, và mọi loại nguồn vốn.
    :001 (76):
    Gửi anh em tham khảo File đính kèm toàn văn Nghị định và văn bản mà Bộ Xây dựng đã trình Chính Phủ ngày 20/4/2012: Download
    Pass: kinhtexaydung.org (Nếu có)

    Tham khảo chi tiết tại diễn đàn Tác giả Fubi xaydung360.vn:Here
  2. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Những nội dung bất cập hạn chế
    của NĐ số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và NĐ số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
    đã được sửa đổi bổ sung khắc phục tại Nghị định quản lý chất lượng xây dựng
    năm 2012


    Nghị định số 209/2004/NĐ-CP (dưới đây viết tắt là 209/CP) đã quy định cụ thể các nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Luật Xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định này cũng đã xuất hiện một số vấn đề đòi hỏi phải soát xét lại. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP (dưới đây viết tắt là 49/CP) nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/CP. Trong gần 7 năm qua, Nghị định số 209/CP cùng với Nghị định số 49/CP và các Thông tư hướng dẫn đã giúp các chủ thể trong hoạt động xây dựng kiểm soát được chất lượng từ thiết kế, khảo sát đến thi công xây dựng công trình; công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và công tác nghiệm thu nói riêng Nghị định 209/CP đã đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực.

    Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hai Nghị định nêu trên cũng đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại, bất cập cần giải quyết cụ thể sau:

    Thứ nhất là về phân loại và phân cấp công trình xây dựng. Theo quy định tại Nghị định số 49/CP, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia-Phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tuy nhiên, Quy chuẩn này mới chỉ thay thế cho 1 phần phụ lục số 1 được ban hành kèm theo Nghị định số 209/CP. Theo quy định tại Nghị định 49/CP, Bộ Xây dựng chưa biên soạn và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về phân loại và cấp công trình xây dựng giao thông, thủy lợi và các công trình nông nghiệp khác.

    Thứ hai về quản lý chất lượng trong khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình và thi công xây dựng công trình. Hai Nghị định nêu trên chưa nêu rõ công tác quản lý chất lượngkhảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình và thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia xây dựng công xây dựng công trình.Luật Xây dựng tuy có quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của chủ đầu tư và của các chủ thể tham gia xây dựng công trình nhưng chưa nêu cụ thể nội dung công tác quản lý chất lượng của các chủ thể trong các hoạt động nêu trên. Nghị định số 209/CP cũng không đề cập hệ thống quản lý chất lượng và công tác quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng khi được chủ đầu tư thuê. Tuy Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng" có nêu rõ những công việc mà chủ đầu tư phải thực hiện để quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình và thi công xây dựng công trình nhưng vì là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý không mạnh như Nghị định.

    Hiện nay có nhiều hình thức nhận thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng, nhưng cả hai Nghị định chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể khi áp dụng hình thức tổng thầu chìa khoá trao tay, tổng thầu EPC, áp dụng hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (BT) và trường hợp đầu tư hợp tác công tư PPP (Public Private Partnerships).

    Thứ ba về tổ chức nghiêm thu. Trong gần 20 năm hoạt động, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng ( HĐNTNN) đã phát huy vai trò của mình trong việc giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, kiểm soát về chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng cũng như giải quyết sự cố các công trình trọng điểm quốc gia, công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên HĐNTNN mới chỉ được thành lập bởi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà chưa được đưa vào Nghị định như Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 209/CP, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kịp thời từng công việc xây dựng,bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào sử dụng. Quy định này chưa phù hợp với thực tế vì việc nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành thực chất là tổng nghiệm thu công việc xây dựng. Hầu hết các công trình xây dựng bằng vốn tư nhân và vốn FDI đều không áp dụng. Đặc biệt đối với các nhà thầu nước ngoài thi công các công trình sử dụng vốn trong nước cũng hết sức ngỡ ngàng với quy định này.

    Tác giả: Minh Châu
  3. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Thứ tư về nghiệm thu. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã quy định chủ đầu tư hoặc tư vấn của chủ đầu tư biên soạn Tiêu chuẩn dự án để áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể làm căn cứ để nghiệm thu. Tuy nhiên, Nghị định này và Nghị định số 209/CP đều chưa quy định cụ thể tiêu chuẩn dự án và về chỉ dẫn/yêu cầu kỹ thuật ( specification) để làm căn cứ kiểm soát thiết kế, thi công và nghiệm thu.

    Nghị định số 49/CP tuy đã hủy bỏ các mẫu Biên bản nghiệm thu và chỉ quy định những nội dung mà biên bản nghiệm thu cần có nhưng quy định này chưa phù hợp với công tác giám sát, nghiệm thu hiện nay theo thông lệ quốc tế. Đối với các công trình do nhà thầu giám sát thi công xây dựng nước ngoài thực hiện hoặc đầu tư FDI thì mọi kết quả nghiệm thu đều được thể hiện trong bản kiểm tra từng công việc xây dựng theo trình tự kiểm tra nêu trong đề cương giám sát mà không cần biên bản nghiệm thu công việc và biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành.

    Nghị định số 209/CP quy định nghiệm thucông việc xây dựng; bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào sử dụng quá chi tiết. Những quy định này quá cứng và gây lúng túng trong việc áp dụng. Lẽ ra những quy định này nên để ở Thông tư hướng dẫn Nghị định thì phù hợp hơn.

    Thứ năm về Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng. Nghị định số 49/CP quy định chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng( viết tắt là sự chứng nhận chất lượng)được thực hiện bởi một tổ chức tư vấn độc lập với chủ đầu tư và các nhà thầu cũng là nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng công trình vì lợi ích của cộng đồng, vì lợi ích của bên thứ 3 có liên quan. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện quy định này đã nảy sinh nhiều vấn đề cần xem xét, cụ thể là:

    - Sự độc lập, khách quan của tổ chức chứng nhận là không đảm bảo.

    Hiện tại tổ chức chứng nhận thực hiện dịch vụ chứng nhận thông qua những cam kết nêu tại hợp đồng được thỏa thuận với chủ đầu tư.Ngay điều này đã khẳng định rằng, chẳng thể có một tổ chức tư vấn nào do chính chủ đầu tư lựa chọn, thuê, trả tiền lại có thể độc lập và khách quan được? Không lẽ chủ đầu tư bỏ tiền ra để thuê tư vấn chứng nhận chê họ và chê luôn cả chất lượng công trình?

    - Năng lực của nhiều tổ chức chứng nhận còn chưa bằng năng lực của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình.

    Cho dù Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng" có quy định về năng lực của tổ chức chứng nhận nhưng thực tế có thể thấy năng lực của nhiều tổ chức chứng nhận còn chưa bằng năng lực của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình.

    - Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Mọi công việc đã được kiểm soát trong quá trình xây dựng.

    Do trong quá trình sản xuất hàng hóa không có một tổ chức giám sát độc lập nên cần có sự chứng hợp quy, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng. Công trình xây dựng khác với các loại hàng hóa thông thường khác chính là ở chỗ mọi công việc đã được kiểm soát bởi: giám sát khảo sát xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thí nghiệm và kiểm định chất lượng ( nếu cần). Rõ ràng thấy chứng nhận sự phù hợp chất lượng là hoạt động chồng chéo với sự kiểm soát nêu trên, do đó không cần thiết phải có sự chứng nhận chất lượng.

    Theo quy định tại Thông tư số 03/BXD, nội dung kiểm tra, chứng nhận (kiểm tra công tác quản lý chất lượng, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chất lượng thi công xây dựng) là những công việc mà những chủ thể khác đã làm bao gồm: chủ đầu tư, ban/tư vấn quản lý dự án, nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, nhà thầu thí nghiệm, nhà thầu kiểm định chất lượng xây dựng và bản thân sự tự kiểm soát chất lượng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng. Tổ chức chứng nhận chỉ còn làm mỗi động tác là " đếm hồ sơ hoàn thành công trình" theo danh mục nêu tại Phụ lục số 7 Thông tư số 27/BXD.

    Trước đây, theo Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì công việc này là do Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Sở Xây dựng và các Sở Xây dựng chuyên ngành đảm nhận mà không mất một đồng lệ phí.

    - Tổ chức chứng nhận chịu trách nhiệm gì trước cộng đồng khi công trình xảy ra sự cố?

    Trong thực tế của ta, nếu chất lượng thực phẩm hoặc chất lượng dược phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cộng đồng thì cơ quản quản lý nhà nước phụ trách về hai loại hàng hóa này kiểm tra và kiểm soát. Thế thì tại sao công trình xây dựng là một loại hàng hóa đặc biệt liên quan đến an toàn của cộng đồng thì lại giao cho một tổ chức tư vấn không độc lập thực hiện? Các tổ chức chứng nhận thuộc đủ mọi thành phần kinh tế thực hiện chứng nhận chất lượng cho loại công trình mà khi sự cố xảy ra gây thảm họa cho xã hội thì liệu có yên tâm không? Tại sao chính quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng không thực hiện việc này? Cần nghiên cứu thay thế việc chứng nhận chất lượng của tổ chức chứng nhận bằng việc chính quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trực tiếp kiểm tra cho phép đưa công trình vào sử dụng như đang thực hiện tại Trung Quốc.

    - Gây tốn kém mà không không làm cho chất lượng công trình được tốt hơn.

    Tuy chi phí cho việc chứng nhận an toàn chịu lực hoặc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng không nhiều nhưng gây tốn kém cho chủ đầu tư và cho xã hội vì phải chi trả cho những việc đã thực hiện trong quá trình xây dựng nhưng không làm cho chất lượng công trình được tốt hơn.

    Thứ sáu về bảo hành công trình xây dựng. Trong thực tế, một công trình có thể do một hoặc nhiều nhà thầu thực hiện. Đối với nhà thầu tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì việc quy định bảo hành những công việc do họ thi công thì thuận lợi vì chỉ có một nhà thầu. Tuy nhiên, các nhà thầu phụ của Tổng thầu hoặc của nhà thầu chính sẽ gặp phải khó khăn tài chính nếu cứ phải theo đuổi thời gian bảo hành do tổng thầu hoặc nhà thầu chính đã cam kết với chủ đầu tư. Chính vì vậy, cần có quy định phù hợp cho việc bảo hành ứng với từng hình thức nhận thầu.

    Thứ bảy về bảo trì công trình xây dựng. Cần bỏ chương này vì đã có Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trình công trình xây dựng.

    Tác giả: Minh Châu
  4. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Thứ tám về giải quyết sự cố công trình xây dựng. Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 84 Luật Xây dựng thì " Khi nhận được thông báo về sự cố công trình, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng có trách nhiệm chỉ định tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện việc giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể gây ra sự cố công trình". Thế nhưng Nghị định số 209/CP lại không quy định như quy định của Luật Xây dựng. Theo Nghị định này thì cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng chỉ tiếp nhận báo cáo của Chủ đầu tư khi công trình xây dựng đang thi công xây dựng hoặc của chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng tại công trình xây dựng đang sử dụng, vận hành, khai thác. Mọi việc giải quyết sự cố công trình xây dựng đều do chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng thực hiện. Với các quy định của Nghị định này đã làm chochủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng hết sức lúng túng trong việc giải quyết, thu dọn hiện trường sự cố. Cơ quan công an vào cuộc rất nhanh nhưng do không có chuyên môn nên lúng túng khi quyết định dỡ bỏ hiện trường sự cố. Chính vì vậy mà nhà thầu thi công không thể triển khai khắc phục nhanh, làm chậm chung tiến độ của cả công trình. Đó là bất cập thứ nhất trong việc giải quyết sự cố công trình.

    Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng" đã quy định cấp sự cố công trình và cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn hoặc tổ chức giám định để xác định nguyên nhân sự cố. Tuy nhiên đây là văn bản quy phạm pháp luật dưới Nghị định mà lại hướng dẫn vấn đề mà Nghị định đã không đề cập. Đây là bất cập thứ haitrong việc giải quyết sự cố công trình.

    Khi công trình trọng điểm xảy ra sự cố thì nếu theo quy định tại Nghị định 209/CP cũng không thể xác định được cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết. Thậm chí, Thủ tướng Chính phủ phải thành lập riêng Hội đồng để tổ chức giám định và xác định nguyên nhân sự cố. Đây là bất cập thứ batrong việc giải quyết sự cố công trình.

    Sau khi xácđịnh được trách nhiệm của các chủ thể gây ra sự cố công trình thì các cơ quan có thẩm quyền lại lúng túng trong việc xử phạt. Hiện mới có Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, còn Luật Xây dựng cũng không nêu chế tài xử phạt mà chỉ có những quy định hết sức chung chung chung, đại loại như "Người có lỗi gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các chi phí có liên quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự." Đây là bất cập thứ tư trong việc giải quyết sự cố công trình.

    Thứ chín về trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Nghị định số 209/CP quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quá sơ sài. Cho dù đã có thông tư liên tịch Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 "Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng" nhưng việc các Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho các Sở, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã là không đồng đều, không thống nhất giữa các địa phương.

    Tác giả: Minh Châu
  5. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Bộ Xây dựng cần ban hành thêm các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định quản lý chất lượng như sau:
    1. Thông tư hướng dẫn về phân loại, phân cấp công trình xây dựng
    Thông tư này ban hành Quy chuẩn về phân loại, phân cấp công trình xây dựng thay thế Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trong quá trình soạn thảo, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ để quy định phân cấp đối với tất cả các loại công trình trong cùng 1 thông tư này để thuận tiện áp dụng.
    2. Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
    Hướng dẫn các nội dung sau: nội dung quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu thi công xây dựng đối với các hình thức tổng thầu và hình thức hợp đồng theo quy định; trình tự xem xét, đánh giá, công nhận khen thưởng công trình xây dựng, tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình; áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật và áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động xây dựng; nội dung nhiệm vụ khảo sát xây dựng, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng, nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng ngoài hiện trường, nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng và nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình; nội dung và quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình; đăng ký và công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; công bố đối tượng và công bố thông tin và đánh giá kết quả thực hiện của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình; hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; bản vẽ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình; lập hồ sơ hoàn thành công trình và lưu trữ hồ sơ công trình; kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng.
    3. Thông tư hướng dẫn về hệ thống quản lý chất lượng và hoạt động của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
    Thông tư này hướng dẫn về hoạt động của nhà thầu giám sát thi công xây dựng đối với tất cả các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng có nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước.
    Khuyến khích áp dụng Thông tư này đối với các nhà ở riêng lẻ và các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng có nguồn vốn khác.
    Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam.
    (Trích thông tin chính thức từ Bộ Xây dựng)
  6. fubi
    Offline

    fubi New Member

    Tham gia:
    03/04/10
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đề nghị bạn ghi rõ nguồn gốc bạn nhé!

    Bạn copy nguyên xi thông tin từ xaydung360.vn do chính mình là tác giả thu thập tổng hợp thông tin. - Kể cả những câu mình viết bằng hành văn của mình bạn cũng copy 100%, nhưng bạn lại không ghi nguồn gốc nơi bạn copy..

    Đề nghị bạn ghi rõ nguồn gốc bạn nhé! Dưới đây là link gốc các bài trên tại diễn đàn xaydung360.vn, và xaydung360.vn đang phân tích và sơ đồ tư duy hóa toàn bộ Nghị định này để các bạn đồng nghiệp dễ dàng nắm bắt nội dung:


    http://www.xaydung360.vn/diendan/thread/kham-pha-nghi-dinh-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-moi-nhat-2012-thay-the-bai-bo-nghi-dinh-209-2004-nd-cp-va-49-2008-nd-cp-1795-1-1.html

    Tuy nhiên, dù bạn có copy và dấu đi nguồn gốc thì mình cũng rất Chân thành cảm ơn đã chia sẻ thông tin rộng rãi đến đồng nghiệp!
  7. turnlove
    Offline

    turnlove New Member

    Tham gia:
    17/12/09
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    chào anh fubi, tôi thấy anh Thành có ghi nguồn tham khảo ở đầu bài viết và tác giả ở cuối bài viết mà, với lại tôi nghĩ anh ấy cũng chỉ đưa lên để anh em diễn đàn cùng tham khảo chứ không có tính chất thương mại gì ở đây cả, dù sao vẫn cảm ơn anh fubi. Chúc anh vui vẽ.
  8. minhtho
    Offline

    minhtho New Member

    Tham gia:
    05/12/09
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình đọc thấy rất hay nhưng không biết khi nào có chính thức nghị định 2012 vậy các bác
  9. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Anh em cứ theo dõi đi. Khoảng tháng 05 hoặc 06/2012 là có thôi.:001 (49):

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 217 (Thành viên: 0, Khách: 196, Robots: 21)