1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

MDSI - Bản tin chứng khoán ngày 11-05-2010

Thảo luận trong 'Khác' bắt đầu bởi kotaro, 12/05/10.

  1. kotaro
    Offline

    kotaro Member

    Tham gia:
    07/08/09
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Tại sàn HoSE, VN-Index tăng lên sát 540 điểm tại thời điểm thị trường mở cửa, nhưng đã tuột dốc khá nhanh. Đến giữa đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số đã tụt xuống mức 533.63 điểm.
    Mức 530 – 533 được nhận định là mức hỗ trợ khá mạnh, VN-Index đã hồi phục và đạt mức 536,38 điểm sau khi kết thúc đợt khớp lệnh liên tục. Tuy nhiên, trong đợt khớp lệnh định kỳ cuối ngày, lượng bán đã thắng thế và đẩy chỉ số sụt giảm. Kết thúc ngày giao dịch, VN-Index đóng cửa tại mức 534,36 điểm, giảm 0,02 điểm so với hôm qua.
    Tâm điểm của sàn HoSE những ngày qua – mã cổ phiếu ALP – đã giảm nhẹ 200đ xuống 29.2.
    Trong nhóm cổ phiếu lớn, ngoại trừ PVF giảm sàn, các cổ phiếu khác đều không có nhiều biến động.
    MDSI Group​
  2. hanhphuc_hcm2010
    Offline

    hanhphuc_hcm2010 New Member

    Tham gia:
    08/04/10
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Bài viết của anh Kotaro hay quá. Nhưng mà em chẳng hiểu gì cả. Hịc, anh cho em biết đôi chút về Chỉ số VN - Index.

    +VN-INDEX là gì ? chỉ số này có ý nghia thế nào ?
    +Công thức tính chỉ số này ?
    +Mình thấy chỉ số CK có 3 chỉ sô HASTC và HOSE , vnidex : 2 chỉ số của tp hcm và HN có liên qua gì tới chỉ số VN:001 (60):
  3. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Theo mình hiểu thì:

    VN - Index là một chỉ số thị trường chứng khoán VN

    VnIndex được Ủy ban chứng khoán nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số Paasche, VN - Index được tính theo công thức sau:

    Vn-Index = [​IMG]

    Trong đó:
    P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i;
    Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i;
    P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc;
    Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc


    Chỉ số VN Index là chỉ số trung bình giá chứng khoán trên thị trường VN. Tuy từng nhà đầu tư mua một cổ phiếu riêng biệt sẽ chỉ quan tâm đến giá loại cổ phiếu riêng biêt đó, nhưng chỉ số VN index một cách tổng quan người ta quan tâm đến nó vì nó phản ánh được một cách trung bình giá trị của tất cả các cổ phiếu đang được niêm yết. Nhìn nó tăng hay giảm người ta có thể có được một cái đánh giá là giá cổ phiếu trung bình tăng hay giảm trong ngày hôm đó.

    Ở Việt Nam, trong thời gian đầu chỉ số chứng khoán được tính toán sẽ đại diện cho tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá trị thị trường, tức dựa vào mức độ chi phối của từng giá trị được sử dụng để tính chỉ số.

    Ký hiệu: VN Index; Giá trị cơ sở: 100; Ngày cơ sở: 28/7/2000.

    Công thức tính cơ bản:

    VN Index = Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở x 10

    Rổ đại diện là
    : chứng khoán đại diện. Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch).

    Rổ đại diện để tính VnIndex bao gồm tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

    Còn về phần HASTC, rổ đại diện để tính Hastic Index bao gồm tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

    Index chứng khoán của Vn chỉ có 2 cái, đó là VN index dành cho sàn HCM, và HASTC index dành cho sàn Hà Nội, còn HOSE đơn giản chỉ là tên viết tắt của sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh



    Anh em cho ý kiến nhé. :001 (7):
  4. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Chọn rổ chứng khoán đại diện để đầu tư?

    :001 (76):
    Chọn rổ chứng khoán đại diện để đầu tư

    Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện. Ở Sở giao dịch chứng khoán New york có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu.

    Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nó phản ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho tổng thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu tiêu biểu hơn. Ví dụ tháng 11/1999 họ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ đại diện khi thị trường PC nói chung phát triển và lấn át.

    Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch).

    Đối với Việt Nam, hay bất kỳ thị trường nào khi mới ra đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, thì rổ đại diện nên bao gồm tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. Có như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánh được động thái vận động thực sự của giá cả thị trường.

    Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu

    Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khổi lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số. Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá. Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức...

    Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán.

    Để hiểu bản chất của kỹ thuật này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản sau: Chỉ số tính theo phương pháp bình quân giản đơn (phương pháp Dow Jones). Giá 3 cổ phiếu hình thành như sau:

    Cổ phiếu Giá ngày gd 1 Giá ngày gd 2 Giá ngày gd 3

    A .......... .............17 ...................19 .................... 19

    B .................... .13 .................... 13 ....................13

    C ......................15 ....................16 .................... 8


    Tổng giá ..............45 .................... 48 .................... 30

    DJA ngày 1 là 45/3 =15 (ngàn đồng, hay điểm)

    DJA ngày 2 là 48/3 = 16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay 6.7%


    Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như không có gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đôi).

    Về nguyên tắc nếu giá không có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ nguyên. Ta không thể lấy tổng mới chia cho 3: 30/3=10 để kết luận chỉ số giá đã giảm 5 ngàn (điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi . Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra phải bằng 15 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính toán lại hệ số chia. Kỹ thuật hết sức đơn giản: áp dụng quy tắc tam suất mà chúng ta đã học từ lớp 4

    Cụ thể là:

    48 == ====> Hệ số chia là 3 (Do)

    30 =======> Hệ số chia là D1

    Từ đây suy ra D1 =(30 x 3)/48 = 1.875 và DJA ngày thứ 3 là 30/1.875 = 16 không có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có giao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xẩy ra giao dịch.

    Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ví dụ sau về phương pháp tính chỉ số giá gia quyền giá trị Passcher mà nước ta đang áp dụng, công thức tính như sau:

    å qt pt å qt pt
    I p = ------------- => --------------
    å qt po Dt

    Chứng khoán Khối lượng niêm yết Giá đóng cửa 21/7 Giá đóng cửa ngày 1/7

    A .................... 1000 .................... 10 ....................12

    B .................... 2000 ....................15 ....................16

    C ....................5000 .................... ......................... 18

    Giá đóng cửa ngày 2/8

    A .................... 13

    B ....................17

    C .....................20


    - Chỉ số giá ngày giao dịch đầu tiên là 100% (điểm)

    = 100x(1000x10+2000x15)/(1000x10+2000x15) = SQoPo/Do =100

    Phải nhân với 100 bởi vì chúng ta quy ước ngày đầu là 100 điểm

    Do = 1000x10+2000x15 = 40000


    - Chỉ số giá ngày 31/7 là 110 % (điểm) tăng 10% hay 10 điểm

    = 100x (1000x12 + 2000x16)/ (1000x10+2000x15) = SP1 Q1/D1 =110

    Trong trường hợp này Do =D1 = 40000 và ngày này cổ phiếu C chưa được tham gia vào việc tính chỉ số giá (vì mới có giá ban đầu chưa có thay đổi). Do đó chỉ số giá của ngày 31/7 chỉ là chỉ số giả tổng hợp của 2 cổ phiếu A và B mà thôi.

    - Chỉ số giá ngày 2/8 là 120,67 điểm tăng 10,67 điểm, phương pháp tính như sau:

    = 100x(13x1000+17x2000+20x5000)/ D2 = SP2Q2/D2 = 120,67 tăng 10,67 điểm


    Tính D2 như sau:

    ( 12x1000 + 16x2000) ==> Hệ số chia là (10x1000+ 15x2000)

    ( 12x1000 + 16x2000 +18x5000) ==> Hệ số chia là D2

    Từ đó:

    (10x1000+ 15x2000)x( 12x1000 + 16x2000 +18x5000)
    D2 = ---------------------------------------------------------------= 121818,1818
    ( 12x1000 + 16x2000)

    Hệ số chia đã thay đổi từ 40 000 (Do và D1) thành 121 818,1818 (D2)


    Trong 2 phiên giao dịch ngày 21 và 31 hệ số chia không có gì thay đổi và đều chia cho gốc, vì vậy chỉ số thực sự là tính theo % so với gốc và vì thế ở hai ngày này chúng ta có thể gọi là điểm hay % cũng đúng. Đến phiên giao dịch 2/8 thì điều này không đúng nữa, bởi vì ta đã đổi hệ số chia và vì vậy kết quả tính toán lần này chỉ có thể gọi là điểm.
    (Tham khảo Theo WSS)

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 279 (Thành viên: 0, Khách: 226, Robots: 53)