1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Mẫu hồ sơ năng lực

Thảo luận trong 'Đấu thầu' bắt đầu bởi Chirikatoji, 12/11/13.

  1. Chirikatoji
    Offline

    Chirikatoji Well-Known Member

    Tham gia:
    04/10/13
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    673
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Web:
    Có nhiều bạn SV chưa hình dung được thế nào là hồ sơ năng lực nên mong rằng đây là bài viết có ích cho các bạn.
    Trước hết, các bạn phải biết:
    - Hồ sơ năng lực là gì?(HSNL) Các bạn cứ hiểu nôm na đó là bức tranh toàn cảnh, tóm lược tất cả sức mạnh vốn của một doanh nghiệp trên hồ sơ. Thông qua đó mà chủ đầu tư hoặc các đối tác có thể nắm được cơ cấu và năng lực của một doanh nghiệp.
    - Vậy HSNL gồm những gì? Các bạn phải biết HSNL có 2 dạng : Đối với doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựngĐối với doanh nghiệp thi công xây dựng. Do mình bên ĐVTC nên sẽ giới thiệu các bạn biết nội dung hồ sơ năng lực của ĐVTC còn đối với TVĐTXD các bạn tìm những bộ hồ sơ của: TEDI, Trường Sơn, Sông Đà,...
    Hồ sơ năng lực xếp theo thứ tự như sau:
    1. Phần pháp lý:
    + Đơn xin dự thầu hoặc văn bản giới thiệu chung nhất về đơn vị.
    + Các văn bản pháp lý về đơn vị: như quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các văn bản chuyển đổi hình thức doanh nghiệp hoặc các quyết định công nhận tương tự.
    2. Phần giới thiệu về năng lực - kinh nghiệm:
    + Bảng kê khai năng lực tài chính và các văn bản pháp lý chứng minh như báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, xác nhận của Cục thuế nhà nước.
    + Bảng kê năng lực nhân sự: Bao gồm:
    * Kê khai cơ cấu nhân sự tổng thể của đơn vị (bao gồm cả ban giám đốc hoặc HĐQT).
    * Kê khai chi tiết năng lực từng nhân sự trong bộ máy tổng thể ở trên. Nêu rõ tên tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác và các khen thưởng (nếu có). Kèm theo đó là bằng cấp - chứng chỉ có công chứng để chứng minh.
    * Kê khai cơ cấu bộ máy tổ chức tại hiện trường và thuyết minh tổ chức hiện trường.
    + Bảng kê năng lực kinh nghiệm thi công: kê khai các công trình mà nhà thầu đã thi công. Ở phần này có thể kê khai tổng thể các công trình nổi bật mà nhà thầu đã thực hiện và kê khai chi tiết cho từng công trình.
    + Bảng kê năng lực tài sản - máy móc thiết bị của nhà thầu: kê khai các văn bản chứng minh về tài sản - máy móc thiết bị của nhà thầu. Đây là phần rất quan trọng, đánh giá năng lực thật sự của một doanh nghiệp. Ở đây có thể liệt kê tổng thể các thiết bị và diễn giải chi tiết cho các thiết bị chủ yếu.
    3. Phần quy trình quản lý chất lượng - chính sách chất lượng:
    + Bảng cam kết của nhà thầu và quy trình - hệ thống quản lý chất lượng. Có thể giới thiệu về chính sách chất lượng của nhà thầu cũng như chứng nhận về quy trình quản lý chất lượng của nhà thầu vào mục này.
    4. Phần thành tích đã đạt được
    + Phần này có thể đưa các bằng khen, giấy khen, cách thành tích nổi bật đã đạt được và các hình ảnh của các công trình mà nhà thầu đã thực hiện hoặc đang thực hiện.
    Dưới đây, là một phần nhỏ của hồ sơ năng lực (chưa hoàn chỉnh vì chưa được chế bản theo tình hình thực tế).

    VẬY LÀM SAO ĐỂ CÓ 1 BỘ HỒ SƠ NĂNG LỰC ẤN TƯỢNG? o_O
    Thứ 1: Các bạn phải có ý tưởng:
    Quan trọng nhất là ý tưởng về trình bày ngay ở trang bìa. Các bạn cũng thừa biết là rất nhiều thông tin trong hồ sơ năng lực thường không được đọc đến bởi nó dài và nhiều chi tiết. Người đọc thường lật qua rất nhanh các trang của hồ sơ năng lực và chỉ dừng lại ở các trang có thông tin quan trọng hoặc các trang nổi bật. Tuy nhiên, một bộ hồ sơ năng lực có cách bài trí đẹp ngay từ trang bìa sẽ là ấn tượng rất mạnh đối với những người nhìn thấy hoặc cầm nó trên tay.:D
    Thứ 2: Biên tập và đóng quyển:
    Các bạn cần sưu tập thông tin có liên quan về đơn vị, cần biết hồ sơ sẽ nộp đến ai? mục tiêu là gì? ... Các bạn cũng cần lưu ý đến độ dày của HSNL với công ty có truyền thống về bề dày thành tích bạn nên đưa những thông tin chính, to lớn, hạn chế những các thông tin nhỏ. Còn với các DN mới thành lập thì diễn giải chi tiết nó sao cho càng dài - càng tốt (nhưng đừng luẩn quẩn bởi nó sẽ phản tác dụng). Các chính sách, các cam kết về chất lượng - tiến độ - kỹ mỹ thuật và mô hình doanh nghiệp cũng cần "phô diễn" một cách tối đa để "chiếm đất" thật nhiều trong hồ sơ năng lực.
    Khâu cuối là khâu quan trọng nhất với HSNL, các bạn nên chú ý:
    - Font chữ và cách trình bày các thông tin cần bố trí hợp lý. Tránh sử dụng nhiều loại font chữ trong một hồ sơ năng lực, nhất là các font chữ khó nhìn hoặc ít phổ biến. Thông thường có thể sử dụng font .VnTime, Times New Roman hoặc một số font không chân phổ biến như .Vn Arial hay .Vn Arial Narrow.
    - Giấy in cần sử dụng loại giấy đẹp, có độ trắng cao. Mực in nên sử dụng mực in Laser màu. Lựa chọn màu chủ đạo và tránh sử dụng quá nhiều màu chữ trong một trang in. Trang ngăn cách giữa các phần trong hồ sơ năng lực có thể sử dụng bìa màu hoặc loại giấy dày hay giấy bóng để người đọc nhận biết được các phần khác nhau của hồ sơ năng lực.
    - Ở trang bìa cần nêu thông tin chính về đơn vị, lô gô và đưa kèm hình ảnh nếu thấy cần thiết. Các hình ảnh ở đây có thể là trụ sở của đơn vị hoặc công trình tiêu biểu nhất mà đơn vị đã thi công và hoàn thành. Tất nhiên, bìa hồ sơ năng lực phải in màu và cần sử dụng loại giấy đặc biệt. Có thể sử dụng giấy bóng kính, giấy in ảnh hoặc loại giấy bìa đặc biệt khác như bìa da nhân tạo chẳng hạn. Tôi đã từng thấy một hồ sơ năng lực đóng bằng bìa gỗ, chữ màu mạ vàng, bốn góc được ghim kẹp hết sức chuyên nghiệp và bố trí rất ấn tượng.
    - Đóng quyển thường sử dụng ghim đóng bình thường và dính gáy bằng loại băng dính thông dụng.

    Các file đính kèm:

  2. thuytv
    Offline

    thuytv Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    22/06/13
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    567
    Điểm thành tích:
    93

    Đã nói đến năng lực của Nhà thầu thì chỉ cần nói gọn như sau:
    1. Năng lực tài chính
    2. Năng lực kinh nghiệm
    3. Năng lực nhân sự
    4. Năng lực máy móc & thiết bị
    Phần này đã được cụ thể hóa trong Đồ án Đấu thầu của dân KTXD rồi :).
    Vấn đề là làm sao để các Chủ đầu tư kiểm chứng được năng lực đó là thật hay ảo? :rolleyes:
  3. cuong.12ckt
    Offline

    cuong.12ckt Member

    Tham gia:
    03/10/14
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    13
    hj tụi em đang học . tks các anh
  4. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    Để biết năng lực là 'Thật hay ảo' là hơi bị khó đó

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 212 (Thành viên: 0, Khách: 196, Robots: 16)