1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Lòng tự trọng của một sinh viên đánh giày vỉa hè

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm nghề nghiệp' bắt đầu bởi Quyet_tam, 25/11/13.

Mods: thuytv
  1. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Đọc bài viết này, tôi thật ngưỡng mộ và trân trọng em rất nhiều! Nghèo nhưng không hèn! Xã hội đang ngày càng khó khăn, rất cần đến đạo đức, ý chí và nghị lực như em! :)

    Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa được mời. Cậu bảo "con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."

    Mặc cho dòng người qua lại, cậu thanh niên vẫn căm cụi đánh giày. Cậu ngồi trên thùng nhựa nhỏ, một tay cho vào bên trong chiếc giày, một tay cầm bàn chài phớt sơ lớp bụi.
    Một ít xi được bôi lên. Xong chiếc này đến chiếc khác. Khi cả hai chiếc thấm lớp xi, cậu kẹp chiếc giày vào đùi dùng một miếng nỉ chà lên. Miếng nỉ đi đến đâu, giày bóng loáng đến đó. . .
    Cậu còn rất trẻ mặt mũi khôi ngô sáng sủa. Chiếc quần xanh và áo sơ mi trắng gọn gàng phẳng phiu.
    Đặc biệt, đôi mắt sáng long lanh, cậu làm việc chăm chú, cẩn thận và tỉ mỉ. Buổi sáng chủ nhật bên cạnh siêu thị Coop Mart Thủ Đức người đông nhưng anh cũng mặc. Vẫn căm cụi trong công việc . . .
    Đôi giày đã đánh xong bóng loáng như mới. Cầm đến trao cho khách, nhận tiền công, cậu cúi người cám ơn rồi thu lại đôi dép cho vào thùng.
    Hàng ghế nhựa sắp dọc theo bức tường của quán cà phê vỉa hè cạnh siêu thị vẫn còn trống. Cái thú uống cà phê vào buổi sáng sớm với tờ báo trên tay dường như là thói quen của những người Saigon. Hớp một ngụm cà phê nóng, đặt tờ báo lên đùi, nhìn lãng đãng ra đường . . .
    Tôi và anh Hòa, người bạn thâm giao ngồi vào chiếc bàn kê sát tường. Không cần gọi, dường như chủ quán đã quá quen thuộc với chúng tôi. Hai ly cà phê sữa nghi ngút khói . . .
    Khách đông dần. Mỗi người vào quán mang một tâm trạng khác nhau. Người uống vội rồi ra đi. Người nhâm nhi chậm rãi. Chúng tôi ngồi bên nhau yên lặng một hồi. Bỗng anh Hòa nói với tôi về một câu chuyện cũ. Giong anh chùng xuống khi nhắc đến những đau buồn.
    Thôi anh ạ, tôi nói với anh ấy, mình hãy nhìn về phía trước. Chuyện gì đã qua, cho qua luôn đi.


    [​IMG]
    Miếng nỉ trên tay, cậu sinh viên làm bóng đôi giày với tất cả lòng tự trọng.
    Anh trầm ngâm. Một thanh niên tiến lại gần bên anh: “Chú cho con đánh giày nha chú”. Thì ra cậu thanh niên lúc nãy. Anh Hòa tháo đôi giày nhận đôi dép từ anh thanh niên. Tôi ngăn lại: “Ngồi xuống uống ly cà phê xong rồi đánh cũng được”.
    Ly cà phê đá được mang ra. Khuấy nhẹ. Cháu đi đánh giày lâu chưa? Lễ phép, anh thanh niên thỏ thẻ, dạ chỉ mới vài tháng nay thôi chú ạ.
    Câu chuyện của chúng tôi với thanh niên đánh giày cởi mở dần. Thì ra, cậu ấy là sinh viên của trường đại học Bưu chính viễn thông. 22 tuổi, quê Quảng Ngãi. Nhà nghèo rời quê hương vào thành phố trọ học cậu không tìm ra được một công việc nào có thể có thêm thu nhập để trang trải những chi phí ăn học.
    Một người quen gợi ý cho cậu em công việc này và đã cho thuê chiếc thùng nhựa đầy đủ đồ nghề với giá 10.000đ/ngày để kiếm sống.
    Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, cậu ta vào các nhà hàng, quán lớn để tìm khách nhưng không một nơi nào cho vào. . .
    “Chỉ có những quán vỉa hè như thế này con mới kiếm sống được chú ạ. Không biết có phải người nghèo mới thương người nghèo không nhưng con thấy dường như là thế. . .
    Giọng cậu sinh viên chùng xuống khi liếc nhìn thấy những hình ảnh bão lũ trên tờ báo chúng tôi cầm trên tay. "Mùa này quê con thiệt hại nhiều quá. Nhà con nằm trong rốn lũ nên cả nhà tan hoang. Trước đây con đánh giày kiếm thêm tiền học giờ đây phải làm nhiều hơn để có dư đồng nào gởi về phụ giúp gia đình".
    Có một chút gì cay cay trên khóe mắt. Đời một sinh viên vất vả đến thế sao ?
    Trong lúc hàng ngày nhiều sinh viên hồn nhiên, vô tư lự, vui chơi, rong ruổi khắp các nẻo đường thì ở một góc xa thành phố vẫn còn có một sinh viên xa quê lăn lộn mưu sinh bằng cái nghề đơn giản không cần chút chất xám nào.
    Ly cà phê vơi hơn một nửa. "Chú cho phép con làm việc nhé" rồi cậu cầm đôi giày ra một góc xa ngồi say sưa với công việc, 15 phút sau lại mang vào. Bao nhiêu vậy cháu ? Dạ cho con 7.000.
    Anh Hòa cầm tờ 10.000 đưa và nói cháu khỏi thối. Thế nhưng thật bất ngờ, 3.000 lẻ được cậu ấy móc ra trả lại. Con chỉ lấy đúng giá.
    Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên đánh giày uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa uống. Tôi và anh Hòa bất ngờ quá ngăn lại. Chú đãi cháu mà. "Dạ không thưa chú, con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."
    Chúng tôi ngớ ra. Dường như cả tôi và anh bạn lần đầu tiên mới gặp trường hợp này. Một người trẻ rất khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng. Giá như, sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung ai cũng như anh sinh viên này chắc chắn xã hội sẽ còn đẹp hơn rất nhiều . . .
  2. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Không có nghề nào là thấp hèn
    Nghề nghiệp không thể tạo ra con người, mà chính chúng ta mới tạo ra sự vinh quang và cao quý của nghề nghiệp
    "Ê Báo! Bóng đá! Bóng đá!"
    Người bán báo quay lại, trước mặt mình là một chàng trai trẻ. Người bán báo chẳng trả lời, cũng không đưa cậu tờ báo. Cô nhìn cậu ta.


    Cậu hất hàm:

    Sao không bán à? Có bán không?

    Không trả lời.

    Cô này kỳ nhỉ, bán báo mà mua không bán.

    Xin lỗi nhé! Tôi không thể bán cho người nói năng không có chủ ngữ và vị ngữ.

    Cô bán báo chứ có phải bán vàng đâu mà phải tôn trọng?

    ..."

    Đó là đối thoại của người mua báo và một người bán báo.

    Chắc có lẽ không có nghề nào là không vinh quang cả. Tất cả các nghề nghiệp trong xã hội đều luôn hỗ trợ cho nhau. Đơn giản như thế này: Nếu thành phố HCM này chỉ toàn kỹ sư, bác sỹ, luật sư,... và các nhà doanh nghiệp, mà thiếu những cô, cậu công nhân hàng đêm quét rác trên đường phố, thì thành phố này sẽ toàn là rác rưởi. Không có người rút hầm cầu thì thành phố thật sự hôi hám, cả thành phố, đất nước chúng ta sẽ ngập ngụa trong rác thải. Đó là công việc có thể không sạch sẽ theo nghĩa đen, nhưng trong sạch vì là đó là một công việc vô cùng lương thiện.

    Nghề vinh quang là bác sỹ ư? Chúng ta vừa chứng kiến phiên toà xử bác sỹ Tố Lan cùng một dàn ê kíp ăn chặn tiền bảo hiểm của bệnh nhân nghèo. Nghề Y là nghề cao quý nhưng con người làm nghề y lại hoàn toàn thủ đoạn, rút ruột và làm giàu trên nỗi đau thiếu tiền của người bệnh nghèo khổ. Vậy rõ ràng nghề nghiệp không thể tạo ra con người, mà chính chúng ta mới tạo ra sự vinh quang và cao quý của nghề nghiệp.

    Không có nghề thấp hèn mà chỉ có bản thân người làm nghề có hèn hạ hay không. Chúng ta không thể quên tiệm vàng Tấn Tài, một tiệm vàng có uy tín rất lớn nằm ngay giữa trung tâm quận 5 đã làm cho bao nhiêu chủ nợ khánh kiệt. Tất cả do chúng ta đã lầm vì nghĩ rằng: một chủ tiệm vàng danh tiếng, chễm chệ trong một tòa nhà cả ngàn cây vàng thì làm sao có thể giật nợ được. Họ giàu có, họ bán vàng, nên họ được tôn trọng và họ được gửi gắm. Với lãi suất khủng, họ đã khuyến dụ và huy động tiền nhàn rỗi trong các bạn hàng, bạn bè và các doanh nghiệp. Chọn mặt gửi vàng mà! Dân gian ta thường nói câu đó. Và điều này đã làm nhiều người lầm vì các chủ nợ vào một ngày xấu số đã tụ tập tới trước tiệm vàng Tấn Tài với những khuôn mặt thất thường. Và những lời chỉ trích, hăm dọa vì chủ tiệm vàng tự nhiên biến mất. Bài học về uy tín. Về sự cao giá của nghề bán vàng đã làm đảo điên nhiều người.

    Theo: Học nghề lập nghiệp
    Nhiều khi chúng ta phải trải qua những ngày tháng vất vã thì mới cảm nhận được giọt mồ hôi nó nặng thế nào. Trong xã hội hiện nay, nghề nào cũng có cạnh tranh, nghề nào cũng khốc liệt. Nhưng làm nghề nào cũng cần phải có cái tâm, hãy tìm cách tự phát triển và hoàn thiện mình nhiều hơn là việc tìm cách "đánh đỗ" người khác. Khi họ cố tìm cách đánh đổ bạn thì chính họ cũng đã đánh đỗ mình.
    tiepnk and Quyet_tam like this.
  3. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Suy nghĩ của bạn tannhuongktxd cũng chính là suy nghĩ của mình. Luôn hướng theo phương châm "sức khỏe, trí tuệ và sự chịu khó" ngay từ lúc mới ra trường cách đây gần 15 năm. Cuộc sống có thể có nhiều sóng gió không lường trước được nhưng quan trọng nhất vẫn là cái tâm trong sáng, không hổ thẹn với bản thân! :)
    tiepnk and tannhuongktxd like this.
  4. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Em ủng hộ ý kiến của anh.
    Lúc trước em có "bôn ba" tí ít nên cũng biết được một tí về "cảnh khốc liệt" này. Sau này, làm gì, nghĩ gì vẫn đặt cái tâm lênh hàng đầu. Cứ nghĩ mình lúc nào cũng "ranh mảnh" mà tìm cách "thọc" người khác thì sẽ không ổn, võ quýt dày sẽ có móng tay nhọn thôi anh. :D
    tiepnk thích bài này.
Mods: thuytv

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 212 (Thành viên: 0, Khách: 197, Robots: 15)