1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Kỹ sư Ngành Kinh Tế Xây Dưng...?

Thảo luận trong 'Thông tin Kinh tế xây dựng' bắt đầu bởi thanh.bm, 07/03/12.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Mods: vantiep
  1. Day_by_day
    Offline

    Day_by_day Never back down

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Nơi ở:
    Đại dương sâu thẳm
    Web:
    1. He he, đây là tôi nói ví dụ một điển hình về hai vị trí mà các công ty nước ngoài hay tuyển dụng mà Kỹ sư KTXD có thể làm được với mức lương khá cao so với mặt bằng chung các công việc khác mà Kỹ sư KTXD thường làm. Ở đây tôi đang nêu ra ý kiến cá nhân mình để trả lời thắc mắc của bạn đăng câu hỏi, một sinh viên - tất nhiên không phải để đối đáp với bạn, người đã có nhiều kinh nghiệm và không cần quan tâm đến những gì tôi nêu ra.
    2. Bạn luôn nói mọi thứ là tương đối, cái đó đâu ai phản đối. Tôi nêu ra hai công việc mà khi còn học tập tôi chưa bao giờ được nghe nói, thậm chí khi đi làm hai năm tôi cũng không biết nó là gì. Nhưng trên các trang tuyển dụng họ đều tuyển Kỹ sư KTXD. Vì vậy tôi nói ở đây với mong muốn là các bạn sinh viên học KTXD có thắc mắc như bạn ở trên nếu không thể tự tìm tòi các công việc (vị trí) mình có thể làm được sau khi học thì nên đưa ra thắc mắc trước các thầy cô để được giải đáp, từ đó có hướng đi cho tương lai của mình - tất nhiên tôi không góp ý với bạn vì bạn đi làm lâu rồi, biết cái gì cần cho mình.
    3. Ở trên bạn có nói mình không hiểu chuyên môn của mình thì sao bắt người tuyển dụng hiểu? Tất nhiên nếu bạn sinh viên kia chưa nghe về hai công việc tôi nêu nhưng họ lại ghi tuyển Kỹ sư KTXD với mức lương khá, vì sao bạn đó lại không đi ứng tuyển, và khi ứng tuyển sẽ có câu hỏi mà tôi đã nêu ra, chúng ta không được dạy trong trường nhưng họ tuyển KTXD nên ta ứng tuyển (nếu được thì ta vừa học hỏi vừa làm).
    4. Chốt lại là tôi đưa ra những ý kiến cho một người còn đang học, còn đang băn khoan với những công việc tương lai, công việc nào lương tốt nhất... Tất nhiên là không phải dành cho bạn. Tôi không có ý kiến về việc bạn cần gì, muốn gì. Ở đây chúng ta đang nêu ra ý kiến để người hỏi có thể chọn lọc được cái mình cần. :D
    tannhuongktxd and thanh.bm like this.
  2. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    :) Hi. Cả nhà mình trao đổi xôm tụ quá.
    Bạn Day_by_day và Quyet_tam đều có một quan điểm riêng. Theo mình quá trình học hỏi của chúng ta là không bờ bến, mỗi ngày đều phải tích luỹ kinh nghiệm cho mình, sau một thời gian thì chắc chắn chúng ta nhìn lại sẽ thấy chúng ta khác thôi.
    Còn vấn đề kinh nghiệm tới đâu còn tuỳ thuộc vào môi trường mà bạn tiếp xúc, có người môi trường trong nước, có người môi trường nước ngoài (có cái được, cái mất tuỳ theo từng môi trường).
    - Không có trường nào cam đoan ra trường là sinh viên ra trường có thể làm được hết tất cả các khâu và cũng không biết như thế nào là biết được hết tất cả. Vì vậy, làm công việc nào, nếu bạn có chú ý một tý và quan trọng là phải cố gắng hết sức để sau này không hối tiếc là được.
    - Còn theo mình, ngành kinh tế xây dựng là một ngành rất có nhiều triển vọng. Có rất nhiều món có thể làm và thoả sức anh em vẫy vùng. Ăn thua anh em có sức để làm hay không thôi. :D
    Đôi lời chia sẽ cùng mọi người.
    Mong cả nhà cùng đòng lòng đóng góp cho diễn đàn ngày càng phát triển.
    thuytv, Quyet_tam and thanh.bm like this.
  3. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Cũng xin chém gió cùng anh em:
    - Không biết các bác thế nào? Riêng em, đúng là mới ra trường thấy lúng túng một chút trong quá trình tìm việc, nhưng sau khi đi làm thì thấy cũng nắm bắt tàm tạm.
    - Đánh giá một cách khách quan thì phải thừa nhận rằng Đào tạo ở VN là vậy, và ở ngành nào cũng vậy... Kể cả 1 kỹ sư mới ra trường cũng chỉ là một mớ lý thuyết. Tuy nhiên, cái gì cũng vậy phải có nền tàng, cơ sở lý luận, cái tổng quát nhất... thì mới chuyên sâu được.
    Cũng như mới đi làm: Ai dám cho ta vào làm chi tiết chuyên môn ngay mà họ cho ta năm cơ bản "Quy trình thực hiện, tổng quát..." => Nắm được cái tổng quát rồi mới cho anh đi chuyên sâu một chuyên môn nào đó.
    - Và cũng từ cái nền tảng lý thuyết học được ở Nhà trường ấy và kết hợp với sở trường... đam mê dẫn dắt ta đi vào chuyên sâu, chuyên môn.
    Trên thực tế: Đúng là ngành KTXD là ngành mới trong XH ở VN, vì vậy chưa được xem trọng. Nhưng những năm gần đây XH đã nhìn nhận khác, các doanh nghiệp đã có cái nhìn hoàn toàn khác.... Và một thực tế các anh kỹ sư thường xem thường KTXD, nhưng có ai biết được đa phần KS KTXD đi làm thì nhanh lên sếp nhất và đem lại hiệu quả cao cho đơn vị, một thực tế trong XD là Cái gì cũng liên quan đến chi phí, tiền... và Kỹ sư KTXD là người làm tốt nhất công tác đánh giá hiệu quả, phân tích... đưa ra phương án hiệu quả cho Cty.

    Với các bạn thì không biết thế nào. Nhưng với tôi chỉ được cái chém gió giữ nhất, và cũng nhờ học ngành này mà có kiến thức để chém gió, hiii...
    + Tôi ngồi với Giám đốc tài chính: Cũng đủ khả năng để nói chuyện được: Vòng đời dự án, vòng quay vốn, hiệu quả doanh nghiệp....thậm trí đưa ra phương án kinh doanh, huy động vốn cho dự án, đồng thời xác định được mức tăng giá trị cổ phần, lợi nhuận trên một đồng vốn của các Cổ đông...... => Chỉ có Kỹ sư KTXD mới làm được tốt nhất.
    + Tôi ngồi với GĐ Marketing: Cũng có khả năng trò chuyện một cách sôi nổi về chiến lược Mar... phương án Mar.. sản phẩm...cho dự án.
    + Với Kinh Doanh: Cũng đủ khả năng đưa ra Chiến lược kinh doanh, thu hút khách hàng, Phân khúc thị trường...... này nọ...
    + Với Kế Toán: Cũng có thể nói chuyện về Sổ cái, báo cáo lưu chuyển tiện tệ, Báo cáo kết quả kinh doanh......Trò chuyện xong họ tưởng mình học ngành kế toán => Ai ngờ là Kỹ sư xây dựng...

    Và câu cuối cho các bạn chuẩn bị vào ngành, sắp ra trường, đã đi làm.... Thế giới muôn hình muôn vẻ.... nhưng nó vẫn phát triển đi lên.....Phát triển đi lên bởi nó không ngừng vận động....Hihi.. Hãy hành động đi nhé.
    Với kiến thức, kinh nghiệm còn rất ít nên chỉ viết lên vài dòng như vậy.
    Chúc tất cả thành công!
  4. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Bạn thanh.bm "chém gió" đúng là chuẩn nhất diễn đàn tính đến ngày hôm nay rồi đấy:)!
    tanlaitrkx09 thích bài này.
  5. nxh07
    Offline

    nxh07 Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    20/06/09
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    482
    Điểm thành tích:
    63
    Góp vui cùng A E đây, mình cũng có những quan điểm riêng đây:

    Học xong với tấm bằng KTXD có nhiều bạn nói chẳng biết gì cả, khởi đầu từ con số không, về quan điểm này mình cảm thấy nó vừa đúng vừa sai.

    + Đúng nếu bạn không biết áp dụng những kiến thức đã học vào trong chính công việc của bạn và không tìm cách học hỏi thêm các kiến thức khác.

    + Sai nếu bạn vận dụng được các kiến thức này vào công việc và học hỏi thêm các kiến thức khác bổ sung thêm.

    Chúng ta thường hay mắc vào suy nghĩ tốt nghiệp KTXD thì phải làm những ngành như: QLDA, dự toán XD, thẩm định giá, tư vấn XD... mới là đúng chuyên môn nhưng những gì mình nhận thấy không phải hoàn toàn như vậy. Chúng ta hoàn toàn có thể làm những ngành khác như làm chiến lược, quản lý sản xuất, làm kinh doanh hay những ngành thiên về mảng kinh tế đều được cả. Quan trọng nhất vẫn là chính mỗi người chúng ta.

    Không biết các bạn khác như thế nào, với mình sau khi đã trải qua từ ngành xây dựng đến marketing và bây giờ là một ngành kinh tế liên quan đến lĩnh vực sản xuất thì mình vẫn thấy được các kiến thức KTXD vẫn rất cần thiết, mình vẫn hay áp dụng kiến thức KTXD như viết dự án mở rộng nhà máy, xây dựng chiến lược công ty, lên kế hoạch quản lý sản xuất tồn kho,...

    Lời khuyên của mình dành cho những bạn trẻ đang học và chuẩn bị ra trường là hãy tìm được câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây
    1. Tôi là ai?
    2. Sở trưởng của tôi là gì?
    3. Điểm mạnh và điểm yểu của tôi?
    4. Mục tiêu của tôi là gì?

    Sau khi trả lời được các câu trên hãy tìm đến một câu trả lời cuối cùng: Công việc mà tôi đang làm và sẽ làm có liên quan đến mục tiêu của tôi không?

    Mình tin rằng chắc rằng sẽ có nhiều bạn dù đã đi làm hay chưa đi làm vẫn chưa trả lời câu hỏi đầu tiên.

    Chúc các bạn sớm thành cônng trên con đường các bạn đã lựa chọn.
    tanlaitrkx09 and tannhuongktxd like this.
  6. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    Mấy ông tuyển dụng chọn chuyên môn KTXD vào vị trí GĐốc, Tphòng,... chắc khối em còn non kinh nghiệm sẽ hỏi sao hồi xưa ko được trang bị nhiều hơn, sâu hơn để được trúng tuyển?
    Lưu ý là ngành KTXD ở ngoài HN người ta đã có hơn 40 năm rồi. Muốn có thương hiệu, kiến thức phải có quá trình tích lũy. chẳng ai quay ra trách móc, ca thán nơi đào tạo ra mình. sự học thì suốt đời (đến giáo sư vẫn phải học vì họ biết kiến thức ko biết bao nhiêu cho đủ cả)
  7. Nấm lùn
    Offline

    Nấm lùn Administrator

    Tham gia:
    07/08/09
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Hì hì, các bác chém gió làm em lạnh hết cả người.
    Tớ thì chẳng có ý kiến gì nhiều, 20 năm trước tớ vào đại học học ngành KTXD, sau đó 8 năm tớ học cao học KTXD, năm 2005 tớ làm cái NCS KTXD đến bây giờ tớ vẫn học thêm kiến thức về KTXD. Nghe các bác bàn luận em sợ sắp tới em thất nghiệp quá vì XH coi ngành KTXD mà em theo 20 năm rồi chẳng là cái mô tê gì cả.
    Một số bác nói nhiều về "thực tế nhà tuyển dụng thế này, thế nọ..." nhưng tớ thấy một thực tế mà các bác chẳng thấy nói đến hay các bác đã quên mất là để ngồi "chém gió" được như hôm nay các bác đã trải qua 4 năm học đại học, trong đó có 2 năm học về kiến thức chuyên ngành KTXD. Hì, không ít thì nhiều kiến thức của ngành KTXD cũng giúp ích cho các bác, đúng không? Theo mình nghĩ thế là đủ rồi, đừng chê bai nó nữa, tội nghiệp!
    Thôi, tớ chẳng dám viết nhiều, để dành thời gian sửa lại cái chương trình đào tạo chứ không các bác chê mãi chẳng ai dám đăng ký vào ngành KTXD nữa, lúc đó bọn tớ lại thành "mất dạy" hết.
    Tạm biệt, Chúc mọi điều tốt lành đến mọi người.
    À quên Trường ĐH Xây Dựng chuẩn bị tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế "Kinh tế và Quản lý Xây dựng" kỷ niệm 50 năm đào tạo ngành KInh tế Xây dựng, mời các bác tham gia vài bài "chém gió" trong Hội thảo cho vui.
  8. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh

    Nhất trí tất cả với bác! Em là khoái nhất câu trên đấy :)!
    tanlaitrkx09 thích bài này.
  9. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Thấy anh em tranh luận căng thẳng quá, mình xin có chút ý kiến cá nhân như sau:
    1. Việc mấy ông "tuyển dụng nước ngoài" nói mấy môn đại học tại Việt Nam không xài được, cái này có lẽ là do ông tự "đề cao" mình quá, nói vui chứ "không có trẻ con sao có người lớn". Thực tế cho thấy, ngay cả các trường đại học của Anh, Úc và Mỹ đều xét rất kỹ các môn học của các sinh viên Việt nam trước khi chấp nhận
    2. Yếu tố kinh nghiệm: Nhiều khi chúng ta biết không ai cũng may mắn ra trường là tìm được đúng vị trí mình thích, mà trong trường hợp chúng ta phải làm những mảng "khó nhai" như hợp đồng, quản lý chi phí hay quản lý khối lượng thì mình tin rằng, sau khoảng 6 tháng là các bạn quen thôi, sau vài năm thì các bạn tự tin "chém gió" luôn. :D
    Hi, mình thấy thảo luận những vấn đề này, rất khó để nói ai đúng ai sai vì ai cũng có những nhận định cộng thêm yếu tố kinh nghiệm riêng. Đôi dòng chia sẻ, để chúng ta có cách nhìn thoáng hơn trong công việc.
    Chúc cả nhà vui vẻ!:rolleyes:
    tanlaitrkx09 thích bài này.
  10. pooh_pooh
    Offline

    pooh_pooh Active Member

    Tham gia:
    28/08/09
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    TP tươi đẹp
    Đúng là các bác chém nhiều quá, iem nghe bị loãng. iem lại có cái "ưu điểm" là nhác đọc những j nhiều chữ nữa chứ :D
    Nhưng hiện tại iem đang tự hào vì mình là dân Kinh tế xây dựng đấy ạ, cũng được gần 4 năm dzồi, Yeah! ^o^
  11. ADMIN
    Offline

    ADMIN Administrator

    Tham gia:
    15/06/13
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    314
    Điểm thành tích:
    63
    Chủ đề này chúng ta đã tranh luận rất sôi nổi, có ích cho nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên ngành kinh tế xây dựng.
    Bác Nấm lùn đã tổng kết đầy đủ rồi thì thiết nghĩ chúng ta cũng nên khép chủ đề này tại đây. Điều còn đọng lại chính là cảm nhận của từng người sau các tranh luận bổ ích trên:).
  12. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Chốt vấn đề:
    Tôi mở topic này cách đây 2 năm, và ngay từ đầu đã khẳng định:
    - Qua trao đổi trên thì đứng ở phương diện, góc độ nào cũng đúng, ý kiến nào cũng đúng đối với góc nhìn ấy.
    Và hơn thế nữa: Chúng ta đã có những đánh giá một cách khác quan ở hai phía, và đã nhận thấy "Những tích cực, khó khăn" => Đấy chính là mục đích của diễn đàn, sân chơi cho anh em. Tất cả ý kiến trên cũng mong muốn đi đến một kết quả tốt nhất cho chuyên ngành, khi các sinh viên còn bỡ ngỡ, chưa rõ & Cái nhìn tổng quát, tâm huyết của Thầy, trò trong quá trình học tập, giảng dạy.

    Bản thân tôi đánh giá cao lợi ích của tranh luận trên:
    + Thứ nhất, Về phía Giáo dục: Cũng nên xem xét những vấn đề phản ảnh thực tế của các cựu sinh viên và hơn nữa hiểu được nhu cầu thực tế của xã hội, có phương án thay đổi phù hợp (nếu có) nhằm mục đích kết nối dần giữa lý thuyết và thực tế, nhu cầu thực tế.

    + Thứ 2: Đối với sinh viên: Càng hiểu rõ hơn được mục đích, ý nghĩa của bài giảng, giáo trình, những vấn đề gì cần lưu ý, chú trọng hơn... Đặc biệt có phương pháp học. Ở thời buồi, thời đại hiện đại này: Công nghệ phát triển, chỉ cần một cái Click là hồ trợ phần nào cho sinh viên. Và muốn tốt, giỏi hơn... còn phụ thuộc vào mỗi người, kết hợp được lý thuyết & thực tế là nỗ lực của mỗi người.

    Kết: Mỗi chúng ta tự đưa ra bài học cho bản thân.
    vantham and tannhuongktxd like this.
Mods: vantiep
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 218 (Thành viên: 0, Khách: 199, Robots: 19)