1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Kỹ năng điều phối thảo luận

Thảo luận trong 'Làm việc nhóm' bắt đầu bởi thanh.bm, 03/12/09.

Mods: truyenlv
  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Kỹ năng Điều phối thảo luận
    Bằng những phương pháp trực quan sinh động, không khí đã liên tục nóng lên với nhiều trò chơi vui nhộn, đòi hỏi các bạn phải thật nhanh nhẹn và năng động, tạo được sự giao lưu vui tươi giữa những người bạn mới. Và sau đây, chúng tôi mời các bạn hãy cùng tham khảo những chia sẻ của chị Diễm Hương về Kỹ Năng Điều phối thảo luận nhóm .
    Điều phối viên là người làm cho mọi sự trở nên dễ dàng thuận lợi. ĐPV nhóm thảo luận là ngừơi giúp cho tiến trình thảo luận được thuận lợi bằng cách làm cho các tham dự viên tương quan, chia sẻ, trao đổi dễ dàng với nhau. ĐPV có thể cho vài thông tin mới nhưng vai trò chính là tạo ra môi trường để các thành viên bày tỏ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau
    Nguyên tắc thảo luận nhóm
    - Tôn trọng và thấu cảm: mọi ý kiến đều quan trọng. Không có cá nhân nào hay ý kiến nào quan trọng hơn cá nhân hay ý kiến nào
    - Hợp tác: các thành viên phải làm việc với nhau để đạt đựơc mục tiêu của nhóm. ĐPV tạo ra môi trương thuận lợi để mọi người cộng tác vào việc chung
    - Thành thật: ĐPV và nhóm phải thành thật và cởi mở để chia sẻ ưu tư, cảm xúc và các giá trị
    - Trách nhiệm: cả nhóm phải chịu trách nhiệm về những vấn đề thảo luận, về mọi quyết định đưa ra.
    - Linh động: ĐPV phải nhạy cả đối với nhu cầu của các thành viên và điều chỉnh tiến trình thảo luận
    Vai trò của điều phối viên
    - ĐPV là người đặt ra các tiêu chuẩn cho các buổi thảo luận
    - ĐPV chịu trách nhiệm và môi trường thảo luận (sắp xếp ghế, giấy viết….)
    - ĐPV phải để ý phân bố thời gian thảo luận (thời gian thảo luận phải thích hợp tâm thể lí (không thảo luận trước hoặc liền sau khi ăn; tgian phải đủ cho thảo luận, không ngắn không dài, phân bố các vấn đề, ưu tiên thảo luận trước vấn đề nhiều người quan tâm nhất
    - ĐPV phải truyền đạt rõ ràng mục đích và ý nghĩa của buổi thảo luận cho nhóm và cho nhóm biết thời gian cho thảo luận
    - ĐPV sử dụng các phương tiện, kỹ thuật khác nhau để giữ cho buổi thảo luận đạt được mục tiêu
    - ĐPV để ý đến các hành vi của nhóm, phải quan sát ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ có lời, ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu của nhóm viên để có thể điều chỉnh phương cách điều phối
    - ĐPV phải thỏai mái và có óc khôi hài để làm cho buổi thảo luận nên hứng thú và bổ ích (không cần phải căng thẳng hay gây gỗ nhưng tạo ra môi trường có nụ cười)
    Vài kỹ thuật điều phối thảo luận nhóm
    Giới thiệu :Nên giải thích ngắn gọn phương pháp điều phối của mình. Vd: “Chúng ta có 2g để thảo luận. Với vai trò của mình, nhiệm vụ của tôi chủ yếu là lắng nghe và quan sát các bạn thảo luận với nhau. Xin từng người phát biểu một, không nói chung. Nếu có ai trong nhóm thấy khó chia sẻ ý của mình, tôi sẽ đặt 1 hoặc 2 câu hỏi để các bạn trả lời”
    Tích lũy : Kỹ thuật giúp ĐPV biết có bao nhiêu người sẵn sàng có ý kiến và sắp thứ tự người nói. ĐPV sẽ hỏi nhóm: “Bạn nào muốn phát biểu, xin giơ tay?” ĐPV sẽ cho mỗi người 1 số: “Anh sẽ nói trước, chị sẽ tiếp theo, số 3 là bác…” khi mọi người giơ tay đã phát biểu xong, ĐPV hỏi lại: “Có ai muốn phát biểu nữa không? Xin giơ tay?”
    Khuyến khích : Là 1 kỹ thuật thúc đẩy sự tham gia của các thành viên rụt rè trong nhóm. Vì vậy khuyến khích là phương thế nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào thảo luận. Vài người trong nhóm có thể ngồi phía sau và để người khác nói. Điều này không có nghĩa là họ lười biếng hay vô trách nhiệm. có thể họ cảm thấy buổi thảo luận không thú vị lắm. trong tình huống này, ĐPV phải khuyến khích những người này phát biểu bằng cách hỏi: “Có ai muốn đóng góp thêm ý kiến không?” họăc “Bây giờ chúng ta sẽ nghe ý kiến của những người chưa phát biểu được không ạ.
    Cân bằng : Kỹ thuật cân bằng rất hữu dụng khi các thành viên trong nhóm có những ý kiến trái ngược nhau. Vd có người trong nhóm nói: “Phải đóng cửa các nhà trẻ tư” ĐPV có thể nói: “Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta không ai giống ai cả và 9 người 10 ý là chuyện thường. Trong trường hợp này có người nói là Phải đóng cửa các nhà trẻ tư. Có ai có cái nhìn khác không? Phương pháp này mở ra một lối đi cho những người có ý trái người.
    Mở lối :Với kỹ thuật này, ĐPV đặt những câu hỏi hoặc nói lời khuyến khích với vài cá nhân cụ thể. Vd: “Lan, hình như bạn muốn nói phải không?” hay là “Minh, ý anh thế nào? Anh nghĩ sao?. ĐPV áp dụng pp mở lối khi nhận thấy vài tín hiệu của ai đó, vd như ngón tay nhúc nhích, ánh mắt thẳng vào ĐPV, hỏi ý /trao đổi với người bên cạnh
    Sử dụng đồng hồ : ĐPV sử dụng đồng hồ để khống chế thảo luận. ĐPV có thể nói: “Chúng ta còn 6’ nữa. Xin những người chưa phát biểu đóng góp ý kiến” họăc “Chúng ta còn đủ giờ để nghe them hai hay ba ý kiến nữa”
    Lắng nghe tích cực : ĐPV có thể sử dụng kỹ thuật diễn giải (với từ ngữ đơn giản dễ hiểu, ĐPV nói lại ý người kia vừa phát biểu) để giúp người phát biểu thấy rằng mình được thấu hiểu và có cơ hội điều chỉnh hay làm sáng tỏ những điểm chưa rõ.
    Kêu gọi phản hồi : giúp mọi người tập trung và khuyến khích người ít nói tham gia. Sau khi ai đó trình bày ý kiến, ĐPV có thể hỏi: “Có ai có ý kiến gì về những gì Hoa vừa nói không?” “Có ai có câu hỏi gì cho phần trình bày của Hoa không?”
    Hiệu chỉnh :được sử dụng khi người ta không nghe nhau, khi một ai đó áp đặt ý kiến lên nhóm. ĐPV phải lập lại những quy ước đã được cả nhóm thống nhất trước khi thảo luận.
Mods: truyenlv

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 835 (Thành viên: 0, Khách: 808, Robots: 27)