1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

KTXD tổ chức thi công ở BCHCT ra sao?

Thảo luận trong 'Thắc mắc/góp ý' bắt đầu bởi thanhnhutdang, 30/03/12.

  1. thanhnhutdang
    Offline

    thanhnhutdang Active Member

    Tham gia:
    07/05/10
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Mì Quảng- Tam Kỳ- QN
    Em đang là SV năm cuối và được thực tập tốt nghiệp tại công trình.
    Các anh kỹ sư dưới công trình thấy mình đi thực tập thì hỏi em học ngành gì? Trường nào?
    Em nói là học KTXD trường GTVT. Nhưng các anh ấy lại ngớ người ra vì cứ nghĩ dân KTXD thì thực tập văn phòng, chứ có liên quan gì kỹ thuật ngoài công trường. Em lại nói là mình chọn đề tài TCTT??? nên đi CT.
    Vậy mấy anh đã đi làm có thể cho biết nếu sau này đi ra làm ngoài công trường thì dân KTXD mình đứng ở vị trí nào?
    1)Giám sát, kiểm tra khối lượng và nghiệm thu? Cái này thì em toàn thấy mấy anh Ks XDCĐ làm và báo với bên NT và CĐT.
    2) Có làm dự toán thì cũng ở VP!
    3) Tổ chức thi công thì thấy đứng chỉ đạo toàn mấy anh KS CĐ/
    4) Hay lại chạy sang làm an toàn lao động hay Quản lý vật tư tại công trường?
    Anh nào đi làm ngoài CT rồi cho em ý kiến vụ này nha?
    Cảm ơn đã đọc bài!:001 (57):
    cuong.12ckt thích bài này.
  2. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Bài viết rất hay và rất thiết thực trong suy nghĩ của SV chuẩn bị ra trường. Một vài góp ý nho nhỏ cho những ai quan tâm như sau:
    + Lý thuyết: văn bằng Kỹ sư kinh tế XD, nghe có vẻ dữ dội lắm, kỹ thuật cũng có học, kinh tế ta cũng có học. Khi ra công trường giống như 1 thằng Bê đê vào nhà vệ sinh bên Men & Women hắn cứ ngơ ngơ đi qua đi lại vậy? Thế bạn hiểu chức năng của BCH công trường là gì?
    Thứ 1: Chỉ huy trưởng: Chỉ huy chung toàn bộ công trường, làm việc với CĐT, TVGS, lên tiến độ TC chi tiết, phân công công việc cho các giám sát kỹ thuật (kỹ sư hiện trường) và kiểm tra kiểm soát việc thực hiện báo cáo về Công ty theo tuần, tháng, quý...
    Thứ 2: Cán bộ kỷ thuật hiện trường: Trực tiếp chỉ đạo đội trưởng công nhân làm việc theo đúng thiết kế, tiến độ, lập đề xuất vật tư theo TĐ TC chi tiết. Làm việc với TVGS viên về các vấn đề kỹ thuật thi công, cao độ, mốc meo tại công trường...và 1 số công việc theo sự phân công của chỉ huy trưởng.
    Thứ 3: Kế toán công trường và thủ kho. (làm việc gì ở đây ta không đề cập)
    Thứ 4: Đội trưởng và công nhân trực tiếp sản xuất.
    Như vậy bạn ra công trưởng TCTC là nhét vào chỗ nào? làm việc gì? vậy bạn phải làm việc gì ngoài công trường khi thực tập TCTC?
    Theo tôi bạn muốn thực tập tốt đề tài này thì hãy đi theo xem cách thức họ thi công ra sao để biết dc trình tự thi công thôi, chứ họ đang thi công bạn vào tổ chức cái nỗi gì nữa. TCTC bạn cần làm là sau trúng thầu bạn lâp ngay, (hay còn gọi là kế hoạch sản xuất) tùy vào năng lực TC của công ty mà lập phương án thi công (thuê đóng cọc, thuê khoan cọc cát, thuê cừ, thậm chí thuê luôn khoan cọc khoan nhồi, ván khuôn, thiết bị sẵn có của CTy...) lập tiến độ thi công tổng thể, kế hoạch vật tư, thiết bị, con người, kế hoạch vốn.... đưa ra lợi nhuận dự kiến. Trong quá trình thực hiện dự án thì TCTC có nghĩa là kiểm soát các đầu vật tư, ca máy, kiểm soát tiến độ thi công ở công trường, tiến độ thanh toán, nguồn vốn (thanh toán KL và chi trả các đối tác vật tư) so sánh đánh giá tiêu hao giữa thực tế TC và dự toán để kiệp thời phát hiện sai sót là đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Vai trò được phát huy cao độ cho tới quyết toán toàn bộ công trình.
    Một vài ý kiến cho TCTC mà chúng ta đang theo học.
    ------ Kỹ sư KTXD là ngồi mát ăn bát vàng --------
    cuong.12ckt thích bài này.
  3. thanhnhutdang
    Offline

    thanhnhutdang Active Member

    Tham gia:
    07/05/10
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Mì Quảng- Tam Kỳ- QN
    Nhận được phản hồi của anh Cao Nguyên thật hay quá!Cảm ơn anh và chúc anh sức khỏe!
    Anh nào còn kinh nghiệm về mảng "CÔNG TRƯỜNG" thì chia sẻ thêm cho đàn em với!
    Cảm ơn rất nhiều!
  4. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Chuẩn không cần chỉnh. Cao Nguyên phân tích rất rõ ràng. Anh em tham khảo nhé.

    Mình làm tại chủ đầu tư. Có vài công trình nhưng không thuê TVGS nên CĐT làm luôn công việc Giám sát. Chủ Đầu Tư cũng chỉ có 1 Giám Sát Viên và 01 huy trưởng. Nên đôi khi ra công trường. Hịc, Oai lắm... Nhưng đúng như Đồng chí Cao Nguyên nói: "ngồi mát ăn bát vàng". Tôi chỉ ngồi trong văn phòng, gọi 01 ly cà phê, mở Zingplay làm vài ván cờ, chán rồi thì chạy ra, khoanh tay xem nó đổ bê tông như thế nào... Bên Nhà thầu tưởng mình dữ lắm, thực ra ngó qua cũng chỉ biết sơ sơ thôi, thỉnh thoảng có anh đổ bê tông tới "Em thử độ sụt", tôi cũng chăm chú nhỉn, cũng cầm thước đo, nhìn qua nhìn lại nó tưởng mình kiểm tra kỹ, nhưng đâu ngờ "mình mới thực hành lần đầu". Thỉnh thoảng thấy anh Bơm bê tông sịt nước vào Máy bơm bê tông để rửa, cũng quát lớn "Không được cho nước vào", anh bơm nước cũng răm rắt tắt ngay vòi nước. Đôi khi lại nhìn đồng hổ, họ tưởng mình căn giờ bê tông (Nếu quá 2 tiếng là không cho đổ), nhưng thực ra là xem mấy giờ rồi còn về, anh kỹ thuật đứng ở Bên nói lên "Xe này là xe thứ 2, mới chỉ có 1h 10 phút", bên em có cho phụ gia chống đông cứng, đã tính toán kỹ. Lâu lâu lại chạy lên tầng xem mấy anh đổ bê tông: Cũng chỉ là chuyển ống, gõ ống cho bê tông chạy, dùng đầm rùi đầm bê tông, tiếng kêu inh ỏi, anh ở trên quát anh ở dưới, nhìn chán mắt. Nên lại vào làm vài ván cờ, đọc tín tức, chời game... Cuộc đời "Kỹ sư kinh tế xây dựng" mà đi làm giám sát thì sướng thật.
    :001 (58):
    cuong.12ckt thích bài này.
  5. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    hehe..thích nhất câu này của ĐC manhthanh Cuộc đời "Kỹ sư kinh tế xây dựng" mà đi làm giám sát thì sướng thật.
    Vote cho ĐC :))
    Bên mình còn có chiêu, những cái nhỏ còn cho cả KSKT làm giám sát trưởng luôn, bây giờ thì quyền hạn nằm ở CĐT mà, CĐT gật đầu thì ok hết.
    cuong.12ckt thích bài này.
  6. estimator
    Offline

    estimator Member

    Tham gia:
    10/05/10
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Cũng giống như mình đăng ký vào khóa học SAP vậy, thầy hỏi em học chuyên ngành gì, mình bảo KTXD :001 (33): Thế là thầy cười rồi nói em xuống văn phòng đăng ký lấy lại học phí chứ học uổng tiền :001 (93):
    cuong.12ckt thích bài này.
  7. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Cũng giống một công ty nọ: Tuyển Kỹ sư Kinh tế xây dựng" làm Dự án mà yêu cầu sử dụng thành thạo phần mềm Etab và SAP...
    Họ không biết về ngành Kinh tế xây dựng hay cố tình chơi khó hoặc Ngành kinh tế xây dựng bây giờ làm luôn cả kỹ sư xây dựng.
    "Thế mới thấy ngành ta ra trường giỏi thật".
    :001 (48):
  8. turnlove
    Offline

    turnlove New Member

    Tham gia:
    17/12/09
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Em nghĩ không phải họ chơi khó đâu anh ạ, có sự khác biệt rất rõ giữa kỹ sư kinh tế xây dựng, đại học GTVT và kỹ sư KTXD ở đại học XD các bác ạ. Em thấy Sinh viên KTXD bên trường DHXD học kỹ thuật rất nhiều. và riêng cad và Etab thì hơn hẳn sinh viên bên mình.
  9. Nấm lùn
    Offline

    Nấm lùn Administrator

    Tham gia:
    07/08/09
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Có một vấn đề cần trao đổi với các bạn: Chương trình đào tạo kỹ sư KTXD nên được xây dựng theo hướng 70% là kỹ thuật và 30% là kinh tế chuyên ngành (Đây là chương trình truyền thống được xây dựng từ nhiều năm nay của các trường ĐH GTVT ở Hà nội và ĐH Xây dựng) hay ngược lại theo hướng 70% kinh tế chuyên ngành và 30% kỹ thuật (ĐH GTVT TP.HCM đang đào tạo theo hướng này)?
    Mỗi bên đều có lý của nó, mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến nhé.
  10. levotong2212
    Offline

    levotong2212 Member

    Tham gia:
    14/10/09
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Theo ý kiến của mình thì Kỹ sư kinh tế xây dựng ra trường làm việc thường không đụng nhiều đến kỹ thuật, phần kỹ thuật đã có bộ phận kỹ thuật lo rồi. Công việc giữa các bộ phận sẽ bổ trợ cho nhau.
    Trước đây mình bên Tư vấn giám sát, sếp lớn giao mình kiểm tra Hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư gởi trước khi phát hành, cả phần chung và kỹ thuật. Ngồi méo mặt cả buổi trời cắm cúi kiểm tra, so sánh với HSMT cũ thì xong phần chung, còn phần kỹ thuật thì không thể làm nổi, chỉ riêng tiêu chuẩn kỹ thuật về thép đã đọc không hết, đọc vô quy cách cũng không thể biết đúng sai. Check xong gởi sếp nhỏ, sếp nhỏ đọc xong cười nói :"Em làm phần kia ổn rồi, em đâu biết gì về kỹ thuật đâu mà check hết, phần kỹ thuật để mấy anh kỹ thuật làm tiếp." Ngồi nghe xong thấy cũng an ủi và tự ái lắm, nhưng đành chịu vì sếp nói cũng quá đúng.

    Về phần chương trình học của sinh viên KTXD trường GTVT TP.HCM mình có những góp ý như sau:
    1/ Vẫn giữ tỷ lệ học 30% kỹ thuật, 70% kinh tế. Tuy nhiên minh nghĩ giảm tải các bài thiết kế môn học môn kinh tế sau này ít có ứng dụng thực tế khi đi làm như môn Chiến lược kinh doanh, chỉ cần học lý thuyết và ví dụ thực tế cho sinh động, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên.
    2/ Nâng cao khả năng đọc bản vẽ, bóc khối lượng công trình trong quá trình học. Bổ sung các quy trình, trình tự thi công các công trình để sinh viên nắm rõ hơn về kỹ thuật.
    3/ Các môn học cơ sở như Cơ học đất - Địa chất - Nền móng, Công trình nhân tạo, đường ô tô... chỉ học để có kiến thức lý thuyết mà không ứng dụng được về sau, sinh viên học được rất ít để thiết kế nên không thể đặt quá nặng chuyện thiết kế với Kỹ sư KTXD. Môn Trắc địa nên có giờ học thực hành với máy như sinh viên chuyên ngành xây dựng.

    Tóm lại, theo mình thì do đặc thù của ngành KTXD là phải học dàn trải cả về kinh tế lẫn kỹ thuật nên không thể yêu cầu 1 Kỹ sư KTXD ra trường có thể nắm thật chắc về kỹ thuật thi công hay thiết kế được, vì vậy hướng đào tạo thiên về mảng kinh tế quản lý xây dựng và kế hoạch thi công vẫn hợp lý hơn. Trong quá trình đi làm, khi đụng đến công việc có yêu cầu nhiều về kỹ thuật thì học hỏi đàn anh, đồng nghiệp, internet... là cách hiệu quả nhất.
  11. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Đồng ý vấn đề 70% Kinh Tế và 30% Kỹ thuật. Nhưng thực sự Giáo trình chưa sát với Nhu cầu thực tế của Doanh nghiệp. Một sinh viên mới ra trường: Đọc bản vẽ cũng chưa ổn, lập dự toán cũng không xong..? Ra công trình cũng chưa biết làm gì? Làm ở CĐT, Ban QLDA... thì cũng không ổn.:001 (19):
    cuong.12ckt thích bài này.
  12. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Theo tôi vấn đề cần bổ sung cho ngành ktxd như sau:
    + Định mức, dự toán, HS thầu (cách chọn các hạng mục CV phù hợp với mã hiệu định mức), thông tư nghị định để lập dự toán, trượt giá, bù giá VL + NC + CM theo thông tư nghị định, tính hệ số điều chỉnh Knc, Kmtc khi Ltt tăng, cái này SV lơ tơ mơ.
    + Bốc tác khối lượng (cách tính bê tông, thống kê thép, cáp, neo, ..). Cái này KTXD trường mình chơi sơ sơ, chủ yếu là tự học.
    + Vật liệu xây dựng: Chủng loại, các chỉ tiêu VLXD cơ bản để thi công
    + TCTC: không hình dung dc mình làm cái này là làm như thế lào, để làm gì, vị trí nào trong công ty. (nếu dạy kỹ và phân tích tầm quan trọng của nó thì dân KTXD thường ra làm cái này, rất hay và bổ ích). (*).
    + Còn Quản lý dự án, mấy môn kinh tế thì dài và dai dăn dẳng, SV ngáp hết tiết. Cần tập trung vào những kiến thức áp dụng thực tế khi lập dự án đầu tư thôi.
    + KTXD thì nên bỏ hẳn các môn chiến lược kinh doanh, maketing, ....

    (*) Tôi rất không hài lòng về cách dạy môn kỹ thuật của các thầy cô cho BM KTXD, nhất là thi công cầu, và thi công đường oto (hình như chả có dạy gì cả thế mà tới 5,6TC) . Nó 1 phần rất quan trọng trong dự toán đó là biện pháp thi công và phụ trợ thi công nó quyết định tới việc trúng thầu hay không. Nếu cái này dc đào tạo căng bản và kỹ lưỡng thì dân KTXD lập dự toán rất xác và rất ok. nên giảm bớt các môn thiết kế vì KTXD không xài.

    Tôi đang làm việc (đúng chuyên ngành KTXD) trong 30% đào tạo của trường. Luôn hoàn thành tốt công việc cty giao. Và tôi rất yêu và tâm huyết nó.

    Góp ý nho nhỏ cho những ai yêu nghề KTXD.
    cuong.12ckt thích bài này.
  13. vuvanthuc
    Offline

    vuvanthuc Banned

    Tham gia:
    27/11/14
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hay quá, bài viết của bạn rất bổ ích với mình, thanks bạn.
  14. cuong.12ckt
    Offline

    cuong.12ckt Member

    Tham gia:
    03/10/14
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    13
    huhu... hiện tụi em cũng đang ngơ ngơ đây
  15. quangnv.ksxd
    Offline

    quangnv.ksxd Active Member

    Tham gia:
    18/12/13
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Học cái gì phải nắm chắc cái đó thì làm sao ngơ ngơ được

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 232 (Thành viên: 0, Khách: 217, Robots: 15)