1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Kiến thức chứng khóan

Thảo luận trong 'Thông tin khác' bắt đầu bởi DuLi.kx06, 18/06/09.

Mods: vantiep
  1. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Các vấn đề liên quan cổ tức trong giao dịch



    Một công ty có thể công bố việc chia cổ tức định kỳ (quí, nửa năm, năm) cho các cổ đông công ty dựa trên nghị quyết của biên bản họp Ban Quản Trị.

    Việc quyết định thanh toán cổ tức ngoại trừ khả năng thanh khoản và có lợi nhuận, các cổ đông được công ty thanh toán cổ tức còn dựa vào ngày báo sổ (hoặc Ngày đóng sổ) và ngày phân phối do công ty công bố. Ngày báo sổ chính là ngày mà các cổ đông được xác định có tên trong danh sách cổ đông của công ty và được hưởng cổ tức do công ty phân phối. Ngày phân phối là ngày mà công ty chính thức thanh toán cổ tức cổ phần cho cổ đông đã được xác định tại thời điểm ngày báo sổ. Và do đó, theo nguyên tắc bạn phải trở thành cổ đông chính thức của công ty ít nhất là trước ngày báo sổ thì bạn mới được hưởng cổ tức do công ty công bố và phân phối.

    Để gia tăng thu nhập cũng như đầu tư vào các cổ phiếu với giá cả hợp lý, bạn nên tìm hiểu về các ngày thanh toán trong giao dịch chứng khoán. Theo thông lệ quốc tế, một giao dịch (Mua – Thanh toán – Chuyển nhượng) hoàn tất thực hiện theo qui định T+3, tức là việc thanh toán và chuyển nhượng cổ phiếu giao dịch sẽ được thực hiện trong vòng 3 ngày làm việc. Vì thế, để là cổ đông được xác định tại ngày báo sổ và được hưởng cổ tức cổ phần, bạn phải tiến hành giao dịch mua cổ phiếu ít nhất trước 03 ngày làm việc so với ngày báo sổ công bố. Và tất nhiên, bạn sẽ vẫn được hưởng cổ tức đó mặc dù đã bán các cổ phiếu này cho một nhà đầu tư khác sau một ngày so với ngày báo sổ trừ đi 03 ngày làm việc.

    Bên cạnh việc tìm hiểu ngày báo sổ và ngày thanh toán, bạn làm sao có thể dự đoán được cổ tức phân phối sẽ là bao nhiêu để đưa ra một cái giá hợp lý cho cổ phiếu công ty bạn chọn đầu tư ?. Để đánh giá vấn đề này, tùy thuộc vào sự công chúng hoá thông tin của công ty và việc theo dõi các quyết nghị của Ban Quản Lý tại các cuộc họp định kỳ cũng như xem xét khoản cổ tức thanh toán cho các cổ đông trong những năm trước đó và bối cảnh vận động của nền kinh tế hiện tại, bạn sẽ đưa ra được một kết quả tương đối chính xác về cổ tức sẽ công bố và xu hướng thị giá của cổ phiếu trong tương lai.

    Nguồn: stockmarket
  2. Nguyên Fly
    Offline

    Nguyên Fly New Member

    Tham gia:
    01/12/09
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chứng khoán có 1 tuần lao dốc. Nếu có vận dụng hết kinh nghiệm,kiến thức cũng không tránh khỏi....." từ lỗ đến lỗ ". Cho hỏi Duli.kx06 có trong số đó không vậy?
  3. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    He he. Chạy trơì cũng không khỏi nắng. TTCK VN thú vị bởi như vậy đó. Nó "đi theo lý lẽ riêng " mà các chuyên gia trên thế giới cũng phải bó tay..
  4. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Định giá chứng khoán: Cần cái nhìn 2010


    Đến thời điểm hiện tại, bức tranh về tình hình kinh doanh của các DN niêm yết năm 2009 về cơ bản đã được phác họa đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề định giá cổ phiếu giai đoạn này không còn phụ thuộc vào lợi nhuận năm nay là bao nhiêu, mà lại là câu hỏi về bức tranh hoạt động năm 2010 với khá nhiều biến số!

    Từ ví dụ DRC…

    Năm 2009, DRC là một trường hợp điển hình về các "ấn tượng" trên thị trường! Lợi nhuận tăng đột biến ở mức ấn tượng, tốc độ tăng giá ấn tượng! Và giờ đây, đó là tốc độ giảm giá cũng ấn tượng! Từ mức giá 16.200 đồng/CP vào ngày 16/2/2009, mức giá thấp nhất của DRC tính đến thời điểm này, cổ phiếu DRC đã có khi lên tới mức cao nhất là 180.000 đồng/CP ngày 30/9/2009. Tăng giá 1.111% sau hơn 7 tháng, đó quả thực là mức tăng giá ấn tượng mà không cổ phiếu nào trên TTCK Việt Nam đạt được cùng thời điểm trên. Và đương nhiên, mức giá này cũng ghi nhận "thành tích" của việc DRC đạt mức lợi nhuận ấn tượng: 297 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm! Lợi nhuận 9 tháng bằng 530% lợi nhuận cả năm liền trước đó (51,789 tỷ đồng). 3 tháng cuối năm 2009, HĐQT Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận 30 tỷ đồng và theo lãnh đạo DN, đến thời điểm này, chắc chắn DRC vượt kế hoạch đề ra, với con số lợi nhuận ước cả năm gần 400 tỷ đồng. Như vậy, EPS năm 2009 của cổ phiếu DRC ước tính tối thiểu 21.255 đồng.

    Tuy nhiên, cũng thời điểm này, giá DRC bắt đầu giảm dần. Phiên giao dịch ngày hôm qua (10/12), cổ phiếu DRC đóng cửa ở mức giá 104.000 đồng/CP, tương đương với mức P/E forward cuối năm 2009 chỉ hơn 4,9 lần. Nhiều người cho rằng, với kỳ vọng lợi nhuận năm 2009 như hiện tại, giá cổ phiếu DRC hiện tại ở mức quá thấp. Tuy nhiên, nếu ngoại trừ khả năng rủi ro hệ thống, liệu cổ phiếu DRC có thể tiếp tục giảm giá?

    Trao đổi với bà Phạm Thị Thoa, Kế toán trưởng DRC, thì nguyên nhân chính của việc đạt lợi nhuận đột biến năm 2009 nằm ở 3 vấn đề: một là do giá nguyên vật liệu năm 2009 liên tục có xu hướng tăng, hai là Công ty được hưởng lợi từ gói kích cầu và thứ ba là bản thân DN tăng trưởng lượng sản xuất so với năm 2008. Theo đó, nguyên nhân mang tính khách quan (tất nhiên, phải đi kèm với khả năng chớp cơ hội của lãnh đạo DN) là việc giá nguyên vật liệu năm 2009 liên tục thay đổi theo hướng càng cuối năm càng tăng. Ban lãnh đạo DN đã kịp thời ký hợp đồng mua nguyên vật liệu lượng khá lớn cho năm, nên đã mang lại lợi nhuận đột biến (theo bà Thoa, có đến gần 200 tỷ đồng lợi nhuận đến từ việc chênh lệch giá nguyên vật liệu). Ngoài ra, việc Chính phủ ban hành gói kích cầu cũng giúp hoạt động kinh doanh của Công ty thuận lợi đáng kể (một phần do ưu đãi lãi suất vốn vay, phần khác, do ưu đãi thuế suất thuế VAT cho một số mặt hàng) cũng giúp Công ty tăng lợi nhuận. Về nguyên nhân chủ quan, năm 2009, DRC đã tăng được 10% lượng sản xuất và lượng tiêu thụ tăng so với năm 2008 (bán hết hàng tồn kho năm 2008 và lượng sản xuất năm 2009).

    Tuy nhiên, với 3 yếu tố tạo nên thành công của năm 2009 như trên, liệu năm 2010, DRC có thể duy trì các yếu tố này? Thứ nhất, về sản lượng sản xuất, Công ty cũng chủ trương tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 10%. Tuy nhiên, gói kích cầu của Chính phủ liên quan đến chính sách tài khóa (như việc áp thuế suất VAT ở mức thấp 5% với một số mặt hàng) liệu có được duy trì? Một nguyên nhân quan trọng hơn, năm 2009, khoảng 200 tỷ đồng lợi nhuận đến từ chênh lệch giá nguyên vật liệu, nhưng rất khó để điều đó được duy trì vào năm 2010, do giá dầu hiện tại đã ở mức xấp xỉ 80 USD/thùng. Và với những dự báo đó, kế hoạch lợi nhuận năm 2010 của DRC sơ bộ khoảng 150 tỷ đồng, tương đương EPS khoảng 9.750 đồng. Khi đó, với mức giá 104.000 đồng/CP như hiện tại, P/E của DRC cho năm sau khoảng 10,7 lần. Đây có thể là giải thích hợp lý cho mức giá hiện tại của cổ phiếu này cho diễn biến những ngày qua.




    ...cần cái nhìn 2010


    Rõ ràng, đến thời điểm này, khả năng để 1 DN niêm yết đưa ra con số lợi nhuận đột biến năm 2009 là khó xảy ra. Với việc thị trường ngày một trở nên minh bạch hơn, thông tin DN kịp thời, cập nhật hơn, thì NĐT, bằng con đường chính thống hoặc thông tin kiểu "rỉ tai" đã có thể vẽ bức tranh lợi nhuận của các DN. Nếu đột biến lợi nhuận có thể xảy ra, chỉ có thể thuộc về nhóm các DN có đầu tư tài chính (đột biến giảm do khoản trích lập dự phòng ngoài dự kiến nếu VN-Index không tăng trở lại) hoặc các DN có dự án bất động sản, thanh lý tài sản (đột biến tăng). Do NĐT đang bắt đầu định giá lại cổ phiếu trên cơ sở kỳ vọng lợi nhuận năm 2010, nên khả năng giá cổ phiếu của một số DN bị điều chỉnh giảm đến mức P/E 2009 về khoảng 2 - 3 lần là hoàn toàn có thể xảy ra. Dù vậy, 20 ngày cuối năm 2009 không phải là quá dài để khả năng DN bất ngờ thay đổi kế hoạch lợi nhuận. Điều NĐT cần lúc này là một kế hoạch sơ bộ năm 2010 của các DN để có thể định giá cổ phiếu chính xác hơn.

    Hiện tại, nhiều NĐT tổ chức đã bắt đầu thực hiện chương trình xúc tiến tìm hiểu về DN để có kế hoạch mua cổ phiếu cho năm sau, vì trên thực tế, không ít DN có EPS năm 2009 thấp, nhưng nếu mua ở mức giá hiện tại, P/E cho các năm từ 2010 trở đi thậm chí về khoảng 3 lần. Nhưng để làm được điều đó, NĐT cần có sự hỗ trợ tốt hơn của DN, với việc cởi mở hơn trong đưa ra các kế hoạch kinh doanh dài hơi, thay vì chỉ là con số ước tính của năm hiện thời.


    ( Nguồn tnck.vn)
  5. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Sao vậy chứng khoán?




    Trong 8 phiên vừa qua, chứng khóan chỉ có một phiên tăng điểm nhẹ đến mức không đáng kể, song có tới 7 phiên giảm điểm ở mức gần như “rơi” tự do (ngày 11.12 so với ngày 1.12, VN-Index giảm 13,74% và HNX-Index giảm 17,01%).
    Nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra?

    Không phải do chứng khoán thế giới rơi, bởi thị trường Mỹ và nhiều nước tăng nhiều hơn giảm; khi Mỹ giảm mà ta giảm đã đành, nhưng khi Mỹ tăng ta vẫn giảm và khi Mỹ giảm thì ta giảm nhiều hơn? Như vậy, không thể nói là do tác động xấu của thị trường thế giới. Tại sao chứng khoán Việt Nam lại “một mình một chợ”. Câu hỏi này chính là hỏi thị trường trong nước!

    Cũng không phải do sự xả hàng của các nhà đầu tư nước ngoài, bởi họ đã mua ròng tới vài chục phiên, với tổng giá trị không nhỏ. Tình hình có vẻ lặp lại như cách đây mấy tháng “Tây bán, Tây mua” mà không như một thời “Tây bán, Ta mua”. Câu hỏi này chính là hỏi các nhà đầu tư trong nước!

    Cũng không phải “các ông hàng xóm” quá khỏe lấn át đã làm cho “ông chứng khoán” bị chèn ép mà yếu đi”. Giá vàng lúc trồi, lúc sụt, chênh lệch giữa mua và bán cách nhau lớn gấp nhiều lần trước đây; giá trong nước thường cao hơn giá thế giới; giá thế giới gần đây giảm mạnh, hiện giảm so với lúc cao nhất lên tới trên dưới 100 USD/ounce (tính theo VND ở trong nước thì mức giảm lên đến gần 2,3 triệu đồng/lượng). Giá USD được điều chỉnh tăng (tăng tỷ giá liên ngân hàng nhưng biên độ giao dịch giảm từ ±5% xuống ±3%), nhưng giá USD trên thị trường tự do đã giảm xuống và chênh lệch với giá USD trên thị trường chính thức giảm xuống. Giá bất động sản cũng lúc nóng, lúc lạnh, chỗ nóng, chỗ lạnh, loại nóng, loại lạnh cả về giao dịch, cả về giá đặt cũng như giá thực tế mua bán. Lãi suất tiết kiệm tăng lên và cho đến giờ phút này vẫn bảo đảm thực dương, nhưng cũng chỉ tăng dưới 1%/năm và mức cao nhất cũng chưa bằng 10,5%/năm, hay chỉ 0,87%/tháng và từ tháng 12 này trở đi có thể lại thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng (tức là đã đến lúc lãi suất tiết kiệm bắt đầu thực âm) - đó là chưa nói dù lãi suất tiết kiệm có cao hơn tốc độ tăng giá thì cũng chỉ hấp dẫn đối với người có ít tiền, không biết đầu tư hoặc đầu tư nhưng tạm thời nhàn rỗi, tạm trú tại tiết kiệm chờ thời cơ, chứ chưa đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư (bởi nhà đầu tư còn phải vay với lãi suất cao hơn - lãi suất vay vốn - để đầu tư nhằm thu được lãi suất cao hơn).

    Cũng không phải do các yếu tố cơ bản cả vi mô hay vĩ mô, cả trong nước và thế giới xấu đi, trái lại còn tốt lên.

    Cũng không phải hoàn toàn do động thái tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước; đành rằng các động thái trên có tác động do tiền ra lưu thông sẽ ít đi, còn tiền từ lưu thông về ngân hàng sẽ nhiều hơn nhưng đây là động thái cân bằng lại mục tiêu giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát (trước là ưu tiên tăng trưởng, còn kiềm chế lạm phát được xếp sau). Điều đó có nghĩa là nguy cơ lạm phát đã được kiềm chế - mà lạm phát là nghịch đảo của chứng khoán (còn có thể gọi là kẻ thù của chứng khoán).

    Vấn đề còn lại là các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư và các tin đồn. Ai cũng biết tin đồn là kẻ thù của chứng khoán, nhất là đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ - họ làm gì có đủ lực chi phối để đưa ra tin đồn. Trong các nhà đầu tư thì “cá mập” như Báo Thanh Niên đã đề cập trên nhiều số báo là rất nguy hiểm, họ là kẻ thù của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, của thị trường. Có một số công ty chứng khoán đã không vô tư khi đưa ra khuyến cáo: trước đây đã có thời kỳ khuyến cáo bán ra, nhưng họ và các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư nước ngoài lại đẩy mạnh mua gom; nay cũng có thể cũng với chiêu bài này để các nhà đầu tư bán ra ở đáy, để rồi sau này lại mua vào ở đỉnh. Nhiều nhà đầu tư lại hoảng loạn bán tháo; nhiều nhà đầu tư đứng ngoài thị trường. Gần đây lại có thông tin là lượng vốn cho vay hỗ trợ lãi suất (đã lên đến trên 400 nghìn tỉ đồng) sẽ được thu hồi trước 31.12.2009. Đây là điều không đúng và rất nguy hiểm, bởi việc cho vay cấp bù lãi suất vốn huy động (giải ngân) đến 31.12.2009 mới dừng, còn việc thu hồi sẽ theo hợp đồng cho vay, chủ yếu là từ sau 31.12.2009! Các ngân hàng thương mại còn đang phải “cạnh tranh” huy động vốn để đáp ứng yêu cầu cho vay cuối năm; cho vay cấp bù lãi suất để nông dân mua máy móc, để doanh nghiệp đầu tư trung dài hạn còn được ký tiếp và giải ngân sau 31.12!

    ( Nguon : baothanhnien)
  6. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    sao hom ni không thấy Duli viết về chứng khoán vậy
    Anh đâu mất rùi
    :001 (6):
  7. Nguyên Fly
    Offline

    Nguyên Fly New Member

    Tham gia:
    01/12/09
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hình như từ khi chứng khoán đi xuống thì không thấy Pác Duli viết bài nữa. Pác Duli vẫn ổn chứ hả?
  8. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Việt Nam bán 1 tỷ USD trái phiếu với lợi tức 6,95%
    26/01/2010 07:49:59

    Đây là lần thứ hai Việt Nam chào bán thành công trái phiếu quốc tế.
    Theo nguồn tin của chúng tôi, hôm 25/1 theo giờ Mỹ, Việt Nam đã chào bán thành công 1 tỷ USD trái phiếu, kỳ hạn 10 năm, với lợi tức là 6,95%.

    Mức lợi tức (Yield) này cao hơn lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ có cùng kỳ hạn là 332,7 điểm phần trăm.

    Điểm đáng chú ý là khối lượng đăng ký mua đã lên tới 2,4 tỷ USD giá trị trái phiếu, vượt gấp hơn 1 lần so với khối lượng chào bán. Các công ty quản lý quỹ, quản lý tài sản đặt mua chiếm tỷ trọng 73%, tiếp đến là các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí (10%)... Nhà đầu tư từ Mỹ đặt mua chiếm 56%, tiếp theo là châu Á (28%) và châu Âu (16%).

    * Các thứ bậc xếp hạng của Moody’s: Aaa, Aa1, Aa2, Aa3, A1, A2, A3, Baa1, Baa2, Baa3, Ba1, Ba2, Ba3, B1, B2, B3, Caa, Ca, C. Các thứ bậc xếp hạng của Standard & Poor’s: AAA, AA+, AA, AA-, A+, A-, BBB+, BBB, BBB-, BB+, BB, BB-, B+, B, B-, CCC+, CCC, CCC-, D.

    Như vậy, đây là lần thứ hai Việt Nam chào bán thành công trái phiếu quốc tế. Lần trước, vào tháng 10/2005, Việt Nam đã huy động được 750 triệu USD, lợi tức 7,125%/năm.

    Ba tổ chức Barclays Plc, Citigroup Inc. và Deutsche Bank AG đã được thuê để thực hiện bảo lãnh đợt chào bán này.

    Việc chào bán trái phiếu của Việt Nam theo như kế hoạch vào ngày 22/1, đã gặp phải thời điểm không thuận lợi khi Tổng thống Obama công bố kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng khiến Phố Wall chao đảo. Những tác động tiêu cực của thị trường tài chính ngày 22/1 đã khiến Việt Nam chuyển tổ chức đợt mở thầu sang ngày 25/1, theo giờ New York.

    Trước đó, vào ngày 21/1, qua các đợt chào bán trái phiếu ngoại tệ tại Hồng Kông và London, các nhà đầu tư đã đăng ký mua vượt quá khối lượng chào bán 1 tỷ USD trái phiếu của Việt Nam.


    Được biết, ngày 7/1, Philippines đã phát hành 650 triệu USD giá trị trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lợi tức 5,674%. Vào ngày 12/1, Indonesia bán 2 tỷ USD giá trị trái phiếu, kỳ hạn 10 năm, với lợi tức là 6%.

    Hiện Việt Nam được Moody’s xếp định mức tín nhiệm Ba3, còn Standard & Poor’s xếp ở mức BB, cao hơn 1 bậc so với một số quốc gia trong khu vực như: Philippines (Ba3/Bb-); Indonesia (Ba2/Bb-).


    Theo VNE
  9. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Giữ nguyên lãi suất cơ bản 8%/năm
    26/01/2010 08:46:45



    NHNN quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm.
    Tối 25/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu cho biết đã ký quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản trong tháng 2-2010 là 8%/năm.

    Như vậy mọi lời đồn đoán về việc NHNN sẽ tăng lãi suất cơ bản làm chao đảo thị trường chứng khoán trong thời gian qua là không có thật.

    Ông Giàu cho biết, cơ sở để NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm trong tháng thứ ba liên tiếp là vì kinh tế vĩ mô rất ổn định, lạm phát không đáng lo.




    Theo dautuchungkhoan.vn
  10. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Chào bác Duli!
    Cho mình hỏi Việt Nam mình bán trái phiếu về lĩnh vực nào vậy hay là trái phiếu Nhà nước? Mình chưa hiểu rõ lắm, mong bác trả lời !
  11. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Chào bạn Văn Tiếp!

    Việt Nam vừa bán là "Trái phiếu chính phủ"

    "Trái phiếu chính phủ" hay công trái là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia. Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành bằng đồng tiền nước đó hoặc ngoại tệ.

    Ngoài ra thì các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành cũng được quyền phát hành trái phiếu quốc tế. Điều này được quy định cụ thể tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009 của Chính phủ.

    Nhưng thường thì người ta luôn ưu ái luôn ưu ái trái phiếu chinh phủ hơn. Vì Trái phiếu chính phủ thường được coi là không có rủi ro bởi chính phủ có thể tăng thuế hoặc in thêm tiền mặt để chi trả trái phiếu đáo hạn.

    Thật ra thì nó cũng có rủi ro ( điều này rất hiếm ) ví dụ như năm 1998 khi cuộc khủng hoảng đồng rúp của Nga khiến chính phủ nước này không thanh toán được nợ khi trái phiếu đáo hạn.
  12. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    Chào mừng sự trở lại của Duli
  13. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Avatar của bạn Vantham hay đấy.
  14. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Chứng khoán: Kỳ vọng thay đổi năm 2010


    Một nhà đầu tư nói vui rằng, nếu được bình chọn sự kiện tiêu biểu liên quan đến thị trường chứng khoán năm 2009, có lẽ anh vẫn sẽ chọn “một năm của những tin đồn”.

    Câu chuyện tưởng chừng như cũ rích này đã trở nên nghiêm trọng hơn trong năm qua và sẽ còn tiếp diễn nếu cơ quan quản lý không nặng tay hơn trong những hình phạt răn đe và tự NĐT phải nâng cao sức đề kháng của mình bằng những kiến thức và kinh nghiệm.



    Vì sao tin đồn vẫn có đất “dụng võ”?



    Là một NĐT lớn, quản lý nguồn vốn không nhỏ giúp nhiều người, NĐT trên cho biết, hàng ngày anh nhận được nhiều nhất là các thông tin từ khách hàng, bạn bè nhờ kiểm chứng những tin đồn nhận được, không chỉ là các tin liên quan đến chính sách, mà đa số là tin về hoạt động của DN, tin sẽ có nhóm “đánh lên, đánh xuống” một số CP nào đó.



    Tuy nhiên, NĐT này cũng khẳng định, trong hàng chục cuộc điện thoại anh gọi đến bộ phận công bố thông tin của DN chỉ duy nhất một lần có được câu trả lời chung chung, còn lại đều không thể liên lạc vì vô vàn lý do khác nhau.



    Không phải ngẫu nhiên thị trường gần đây xuất hiện quá nhiều tin đồn và quá nhiều NĐT quan tâm đến tin đồn. Rất nhiều trường hợp các tin đồn có độ chính xác cao đến mức mà nếu được lặp lại NĐT không thể không tin. Hiện có quá nhiều kẽ hở trong các khâu xử lý thông tin từ DN đến thị trường. Có những văn bản công bố thông tin được đăng tải lên mạng của sở giao dịch chậm hơn nhiều ngày so với thời điểm ký còn giá CP thì đã tăng trước cả tuần lễ.



    Theo đại diện NH SHB đang niêm yết tại HNX, tới đây cần tăng cường các kênh liên lạc giữa NĐT và Cty niêm yết, sử dụng hiệu quả hơn công cụ website. “Nhiều Cty đại chúng không có website và mức độ minh bạch hóa thấp, thông tin đưa ra có độ trễ rất lớn. Trong trường hợp đó cơ quan quản lý cũng cần có chế tài xử phạt phù hợp để khuyến khích các Cty cải thiện chất lượng nhiệm vụ thiết lập quan hệ với NĐT”- đại diện này đưa ra ý kiến tại hội nghị triển khai nhiệm vụ TTCK 2010 mới đây.



    Năm 2009 có lẽ là năm mà các sở giao dịch yêu cầu DN công bố, xác thực nhiều tin đồn nhất. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ HoSE, sở này có hẳn bộ phận theo dõi tin đồn: “Khi có tin đồn đến, chúng tôi phải xác định đâu là những tin đồn có cơ sở hay những tin đồn cần kiểm chứng. Những tin đồn liên quan đến hoạt động của Cty niêm yết như tin đồn chia cổ tức, ký kết hợp đồng, lợi nhuận bao nhiêu... thì chúng tôi sẽ yêu cầu DN xác nhận ngay. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tin đồn không có căn cứ, chẳng hạn cổ đông lớn của Cty này sẽ mua bao nhiêu... thì rất khó xác định, chúng tôi cũng không có căn cứ để yêu cầu giải trình”.



    Bình luận về tác động của tin đồn, đại diện này cũng cho rằng về cơ bản các quy định đã khá rõ ràng, còn đối với các loại tin đồn không căn cứ, để tin đồn có đất dụng võ thì cơ bản nhất vẫn phụ thuộc vào NĐT xử lý thông tin như thế nào và đầu tư theo dạng nào.



    Giám sát vẫn là gánh nặng



    Ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCKNN - mới đây cũng thừa nhận việc kiểm soát các tin đồn là công việc hết sức khó khăn, phức tạp vì tin đồn lan truyền bằng nhiều con đường khác nhau mà mới đây là nở rộ qua tin nhắn. UBCK đã có văn bản chính thức gửi Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị phối hợp chấn chỉnh, bước đầu hối hợp với công an để nếu có tin đồn sẽ phối hợp điều tra, đồng thời yêu cầu các sở yêu cầu chính các DN phải chủ động công bố thông tin.



    Tuy nhiên, UBCKNN cho rằng việc điều tra xử phạt giao dịch thao túng là rất khó. Ông Bằng cho biết, ngay với các nước, điều tra 50 vụ cũng chỉ xử ký được 1-2 vụ. UBCK các nước có nghiệp vụ điều tra, ghi âm, phong tỏa tiền và nhiều biện pháp khác để truy xét, kết luận thuận lợi hơn. Mức xử phạt của họ rất cao và sau khi kết luận đều có tòa với thẩm phán độc lập và tạo điều kiện cho xử phạt rất nặng. UBCKNN hiện chưa có những thẩm quyền, chưa kể đến mức phạt còn thấp, khung pháp lý chưa đầy đủ.



    Về phía các cơ quan quản lý, nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng khung pháp lý và quy chế chặt chẽ để nghĩa vụ công bố thông tin được thực hiện tốt hơn. Đại diện UBCKNN cho biết, tới đây sẽ xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn công bố thông tin theo các cấp độ khác nhau, đảm bảo bảo tính hiệu quả trong công bố thông tin, bảo vệ NĐT. DN lớn, cổ đông nhiều thì phải tuân thủ yêu cầu công bố thông tin nhiều hơn. Chẳng hạn, với HoSE là nơi tập hợp các Cty lớn thì tiêu chuẩn công bố thông tin sẽ chặt hơn nhiều, HNX sẽ thấp hơn và UpCoM đơn giản hơn nữa.



    Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ HoSE - cho biết, sở trong năm 2010 sẽ triển khai hệ thống công bố thông tin điện tử chuẩn đến toàn bộ các Cty niêm yết và tiến tới áp dụng cho cả CTCK thành viên. HNX cũng đang triển khai nâng cấp phần mềm giám sát nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu một cách thống nhất và tập trung. Thị trường đang kỳ vọng công tác công bố thông tin và giám sát sẽ có bước tiến đột phá trong năm 2010.
  15. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Sự minh bạch, nền tảng của niềm tin thị trường





    Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên (BCTN) năm 2008 do Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Báo ĐTCK phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của Công ty Dragon Capital, đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều doanh nghiệp ở cả hai sàn TP. HCM và Hà Nội. Tính đến thời điểm này, đã có gần 40 doanh nghiệp đăng ký tham gia và nhiều doanh nghiệp khác đã xác nhận với ĐTCK sẽ gửi báo cáo tham gia Cuộc bình chọn.

    Đa dạng về quy mô doanh nghiệp

    Doanh nghiệp đăng ký tham gia đợt đầu tiên này có quy mô khác nhau. Trong số các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, bên cạnh những gương mặt sáng giá của năm ngoái như FPT, Đạm Phú Mỹ, Hòa Phát, Sacombank, Vinamilk, có thêm các tên tuổi mới như Ngân hàng ACB (sàn Hà Nội), Hoàng Anh Gia Lai… Nhóm doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn có Nhà Thủ Đức, Văn hóa Tân Bình, SMC, Imexpharm, Dược Hậu Giang, Mía đường Lam Sơn….

    Cuộc bình chọn năm nay hứa hẹn sẽ rất "khó khăn" cho Ban giám khảo khi các doanh nghiệp nói trên đều tỏ ra chuyên nghiệp trong việc lập BCTN và mức độ công khai minh bạch thông tin đã thể hiện trong thực tế là tương đương nhau. Thông thường, ở các doanh nghiệp lớn, có nhân viên chuyên nghiệp để đầu tư xây dựng một bản BCTN chuẩn, nhưng điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ hơn bị "lép vế" trong việc xây dựng được một bản BCTN mẫu mực, xứng đáng được trao giải thưởng trong cuộc bình chọn. Vì thế năm nay, Ban tổ chức đã tăng số giải thưởng để kịp thời ghi nhận, khuyến khích nhiều doanh nghiệp hơn trong việc lập một bản BCTN tốt.

    Phóng viên ĐTCK đã trao đổi với một số doanh nghiệp như GMC, PAC, CDC…, các đơn vị này tuy quy mô vốn không lớn nhưng rất tự tin trong công tác công khai minh bạch thông tin và đều sẵn sàng tham gia Cuộc bình chọn. Vấn đề còn lại đối với các doanh nghiệp này là làm sao để trình bày thông tin cho tốt trong BCTN hàng năm, trình bày thông tin đúng theo các chuẩn mực chứ không phải là những tài liệu đầy đủ thông tin nhưng trình bày "nôm na" như vẫn làm.

    Cuộc bình chọn BCTN năm 2008 sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp này học tập làm theo, thậm chí làm tốt hơn các chuẩn mực chung của một bản BCTN mà Bộ Tài chính đã quy định.


    Khuyến khích các doanh nghiệp thua lỗ tham gia

    Một trong những mục tiêu của việc lập BCTN là cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư, cho đối tác, khách hàng của doanh nghiệp. Một công ty niêm yết không thể tự nhận là mình minh bạch thông tin khi không có ý thức lập một bản BCTN theo chuẩn mực để công bố.

    Trên tinh thần đó, năm nay Ban tổ chức đặc biệt khuyến khích các công ty có kết quả kinh doanh quý IV hoặc cả năm 2008 thua lỗ tham gia Cuộc bình chọn. Đơn giản là vì Cuộc bình chọn BCTN không phải là bình chọn doanh nghiệp nào kinh doanh tốt hơn, mà là bình chọn doanh nghiệp nào truyền tải những thông tin, thông điệp rõ ràng nhất trong bản báo cáo đến nhà đầu tư. Cho dù thông tin đó là tích cực, dự đoán tương lai sáng lạn hay thông điệp bi quan nhưng phải rõ ràng.

    Hơn hẳn các doanh nghiệp khác, sự minh bạch là giải pháp tối ưu để tạo dựng niềm tin đối với các doanh nghiệp đang bị thua lỗ hiện nay như REE, SAM, PPC, TRI…, cũng như là nền tảng của cả thị trường nói chung.

    Khi HOSE công bố những công ty bị đưa vào diện kiểm soát thì tâm lý thị trường bị ảnh hưởng rất xấu, nhưng khi các công ty này thông qua các diễn đàn, các công ty chứng khoán, nói rõ về tình hình hoạt động kinh doanh của mình thì nhà đầu tư đã an tâm trở lại, thể hiện ở tính thanh khoản của các cổ phiếu này tăng lên.

    Điều đó cho thấy, bước đi tiếp theo trong việc minh bạch thông tin, ổn định tâm lý, niềm tin nhà đầu tư của các công ty đang lỗ là xây dựng một BCTN chuẩn mực với phần thuyết minh báo cáo tài chính rõ ràng, phần kế hoạch kinh doanh có cơ sở và thông điệp của HĐQT có định hướng và cam kết. Thực tế đã đặt ra yêu cầu này với các công ty như REE, SAM, PPC… Cuộc bình chọn BCTN năm 2008 là cơ hội để doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp lỗ nói riêng khẳng định tính minh bạch trước nhà đầu tư và với toàn thị trường.

    Năm 2008 là năm khó khăn với các doanh nghiệp niêm yết và cũng là 1 năm nhiều nỗi buồn với cổ đông, nhà đầu tư trên TTCK. Hơn bao giờ hết, công ty niêm yết và nhà đầu tư cần tạo dựng niềm tin, sát cánh bên nhau. Cốt lõi của sợi dây liên kết giữa công ty niêm yết và nhà đầu tư chính là các bản báo cáo tài chính hàng quý, BCTN minh bạch và chuẩn mực. Cuộc bình chọn BCTN không ngoài mục tiêu là giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư thẩm định tính bền chắc của sợi dây liên hệ này.
    (Nguồn ttckvn)
  16. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    “Thêm 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế, nợ quốc gia vẫn an toàn”




    - “Ngày 29/1 vừa qua, 1 tỷ USD phát hành trái phiếu quốc tế đã về tài khoản của Việt Nam và nợ quốc gia vẫn ở ngưỡng an toàn, chỉ trên 30%”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết.


    Sáng 1/2, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã chủ trì cuộc họp báo về kết quả đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần 2, trị giá 1 tỷ USD.

    Thứ trưởng Hà cho biết: Trong tổng trái phiếu phát hành có 56% nhà đầu tư Mỹ, 28% từ Châu Á và 16% từ Châu Âu. Về cơ cấu nhà đầu tư, các quỹ đầu tư và công ty quản lý tài sản mua 73%, quỹ bảo hiểm và hưu trí mua 10%, ngân hàng 7%.

    Trái phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020. Vào ngày 29/1 vừa qua, 1 tỷ USD phát hành trái phiếu quốc tế đã về tài khoản của Việt Nam.

    Thưa Thứ trưởng, chúng ta vừa phát hành thành công 1 tỷ USD bằng trái phiếu quốc tế, một số lo ngại cho rằng, nợ quốc gia sẽ gia tăng, ông nói gì về điều này?

    Việc phát hành thành công 1 tỷ USD bằng trái phiếu quốc tế đúng là tăng thêm dư nợ 1 tỷ USD nhưng gộp chung các khoản cũ lại, nợ nước ngoài của chúng ta chỉ đạt trên mức 30% GDP.

    Trong khung chính sách nợ của Việt Nam phải dưới 50% GDP cho giai đoạn 2001 - 2010. Vì vậy, năm 2010 thông qua tất cả các kênh huy động vốn khác thì nợ quốc gia vẫn an toàn.

    Một tỷ USD vốn huy động được dùng để thực hiện chi tiêu Chính phủ nói chung, kể cả cho vay lại với các dự án đầu tư. Theo đó, nguồn vốn này tập trung dành cho Dung Quất vay lại và phần còn lại, Bộ Tài chính thực hiện trình Thủ tướng quyết định xem xét phân bổ dự án đầu tư.

    Nói đến việc sử dụng đồng vốn phát hành trái phiếu quốc tế, vừa qua, chúng ta cũng đã huy động 750 triệu USD và số tiền này được chuyển cho Vinashin. Sau 5 năm, nguồn vốn đó được doanh nghiệp này triển khai như thế nào?

    Đó là chương trình Chính phủ dành cho ngành đóng tàu và giao cho Vinashin thực hiện. Hiện tại, doanh nghiệp này đã thực hiện đúng nhiệm vụ thanh toán, trả nợ đối với nhà đầu tư quốc tế.

    Bộ Tài chính chưa phải ứng ra một đồng nào giúp doanh nghiệp này cả và theo kiểm tra của chúng tôi, khoản lãi gần đây nhất Vinashin đã thực hiện đầy đủ.

    Vinashin được Chính phủ giao sử dụng đồng vốn phát hành trái phiếu quốc tế lần 1 bởi ngành đóng tàu tạo giá trị xuất khẩu khá cao. Rủi ro ở đây là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm một số nhà đầu tư bỏ hợp đồng.

    Hiện tại, Chính phủ cơ cấu lại Vinashin, khoanh lại một số dự án đầu tư và thoái vốn ở một số doanh nghiệp con không phải ngành nghề đầu tư chính.

    Quay trở lại 1 tỷ USD phát hành trái phiếu quốc tế vừa qua, một số tổ chức tài chính đã có xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam khá khác biệt. Ông có thể lý giải điều này?

    Lợi tức của trái phiếu được căn cứ dựa vào 3 tiêu chí: xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, tình hình giao dịch của trái phiếu Việt Nam đáo hạn vào năm 2016 (VN2016) và tình hình thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành.

    Moody’s xếp định mức tín nhiệm Việt Nam là Ba3, còn Standard & Poor’s (S&P) xếp ở mức BB. Với mức xếp hạng tín nhiệm này, chênh lệch giữa lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Việt Nam so với trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm là từ 3,78 - 3,85%.

    Việt Nam hơn Philippines, Indonesia một bậc theo xếp hạng của S & P, nhưng lại thua Indonesia một bậc theo xếp hạng của Moody’s và hai bậc theo xếp hạng của Fitch. Bên cạnh đó, xếp hạng của Việt Nam lại thua Philippines về triển vọng theo đánh giá của Moody’s và một bậc theo xếp hạng của Fitch.

    Đối với hệ số tín nhiệm do S&P xếp hạng, tuy Việt Nam hơn 1 bậc nhưng về triển vọng (outlook) lại yếu hơn khi bị xếp ở mức “tiêu cực - negative”. Triển vọng “tiêu cực” nói lên xu hướng của xếp hạng tín nhiệm trong 6 - 9 tháng tới hoặc là về “ổn định”, hoặc là bị xuống hạng.

    Do đó nhìn chung thì xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam theo đánh giá của S&P đang trên 1 mức tuy nhiên lại không được đánh giá cao bằng Indonesia và Philippines.

    Xét về yếu tố thanh khoản, do số lượng trái phiếu lưu hành (trước đó Việt Nam có 750 triệu USD TP VN2016) thì trái phiếu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với trái phiếu của Philippines.

    Giao dịch trái phiếu VN2016 (đáo hạn năm 2016), trong thời gian qua, trái phiếu này được giao dịch với lợi tức trong khoảng từ 6,17 - 6,27%; trong khi Philippines, Indonesia cũng đáo hạn vào 2016, lợi tức thấp hơn (từ 4,84% đến 5,14%).

    Về thị trường, ngày 20/1, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, sau đó là Nhật, đã tuyên bố các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Điều này làm cho tính thanh khoản của các ngân hàng yếu đi. Cũng trong ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố tăng cường biện pháp quản trị các ngân hàng.

    Các thông tin này làm cho tình hình thị trường chứng khoán quốc tế yếu đi, nhu cầu đầu tư chứng khoán kém hơn rất nhiều so với nửa đầu từ tháng 1/2010. Cụ thể là chỉ số công nghiệp Dowjones ngày 21/1/2009 giảm 2,4% và tiếp tục giảm 0,9% vào ngày 25/01/2010.

    Tình hình trên cũng đã ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư trái phiếu của Việt Nam. Lượng đăng ký của các nhà đầu tư thấp, đến ngày 21/1/2010 tổng lượng đăng ký khoảng 2 tỷ USD và khi giao dịch chính thức có 2,4 tỷ USD đặt mua.

    Trong khi đó, các đợt phát hành của Indonesia và Philippin vào nửa đầu tháng 1/2010 lượng đặt mua gấp 5 - 6 lần khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành.

    Thưa ông, sau đợt phát hành trái phiếu này, chúng ta có tiếp tục huy động vốn thông qua loại hình này nữa không?

    Chúng ta sẽ vẫn sẽ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Về lâu dài, theo quan điểm Bộ Tài Chính, không nên phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước. Bởi nó sẽ là biểu hiện của vấn đề đô la hóa, huy động vốn từ thị trường trong nước phải bằng đồng nội tệ.

    Huy động vốn trong nước chủ yếu qua trái phiếu chính phủ trong nước và nước ngoài qua nguồn ODA. Năm 2009, cam kết ODA cho Việt Nam đạt mức kỷ lục là trên 8 tỷ USD. Tuy nhiên, khi nước ta trở thành một nước thu nhập trung bình, trên trung bình thì nguồn ODA dành cho chúng ta sẽ thấp đi.

    Năm 2009, Việt Nam đã phát hành trái phiếu ở trong nước có mệnh giá bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, có những đợt không lấy hết được so với nhu cầu vốn gọi ra, điều này chứng tỏ nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ của các định chế tài chính trong nước là không có, chủ yếu là vốn tiền gửi của doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nguồn vốn nhàn rỗi.

    Chúng tôi đã thử nghiệm huy động vốn bằng ngoại tệ trong nước và thấy rằng khả năng cung ứng vốn như thế thì chúng ta không có khả năng phát hành thêm được và cũng không có khả năng phát hành dài được…

    - Xin cám ơn Thứ trưởng!

    (Nguồn Báo Dân Trí)
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 2)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 890 (Thành viên: 0, Khách: 872, Robots: 18)