1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Kiến thức chứng khóan

Thảo luận trong 'Thông tin khác' bắt đầu bởi DuLi.kx06, 18/06/09.

Mods: vantiep
  1. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Nỗ lực làm “sạch” giao dịch ngày T
    03/12/2009 09:32:01




    Cuộc chơi trên TTCK đã bình đẳng hơn.
    (ĐTCK-online) Ngày 1/12/2009 - ngày đầu tiên lệnh cấm bán chứng khoán trước ngày T+4 có hiệu lực, trái với lo ngại của nhiều NĐT, thị trường đã có phiên tăng điểm mạnh, thanh khoản cũng được cải thiện so với nhiều ngày trước đó. Theo ghi nhận của các CTCK, nhiều NĐT đã tự tin hơn trong quyết định đầu tư, do yên tâm hơn về khả năng thị trường diễn biến ổn định trở lại.

    Từ đầu tuần trước, khi thông tin về việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) sẽ nghiêm khắc áp dụng quy định cấm bán chứng khoán trước ngày T+4, hầu hết CTCK đã co cụm dịch vụ này với việc ngừng hoạt động cho bán chứng khoán các ngày T+1, T+2. Ngay cả một số CTCK vốn cho khách hàng đồng loạt được bán chứng khoán ngày T+3 cũng đã rút về.
    Thêm “cú hích” về việc tăng lãi suất cơ bản, thay đổi tỷ giá liên ngân hàng… đã khiến sức cầu trên thị trường sụt giảm. Nhưng, chính điều này đã dần kích thích các NĐT cá nhân, những người thời gian vừa rồi vốn e ngại đứng ngoài thị trường do cảm thấy bất bình đẳng, đã tham gia bắt đáy. Cuộc chơi có vẻ đã bình đẳng hơn, nhưng NĐT có thể kỳ vọng duy trì sự bình đẳng này trong bao lâu?

    Trong câu chuyện ngoài lề, nhân viên môi giới một CTCK lớn đã tỏ ra khá bức xúc khi một số nhân viên môi giới của CTCK khác xông thẳng vào phòng môi giới của công ty này để “kéo khách”. Điều đáng nói hơn là, một trong những “chiêu” để CTCK kia thu hút khách hàng là: cổ phiếu về ngày T+3 và khách hàng có thể bán luôn trong ngày này.

    Đây là nội dung được quảng bá… đúng 1 ngày trước ngày “lệnh cấm” của UBCK có hiệu lực, khiến một số NĐT ngay lập tức đặt câu hỏi: liệu khả năng giám sát của UBCK về vấn đề này đến đâu? Có hay không khoảng trống để CTCK “lách luật”? Bởi lẽ, trong khi UBCK đang nỗ lực làm gắt gao chuyện này mà vẫn có công ty quảng cáo dịch vụ T+ sai quy định một cách công khai.

    Một nhân viên môi giới phụ trách khách VIP cho biết, từ trước, việc cho khách hàng bán chứng khoán ngày T được triển khai là do CTCK có thể “mượn” chứng khoán của những người có sẵn cho những người muốn vay. Giờ đây, khi UBCK cấm CTCK cho khách hàng bán trước ngày T+4, khách hàng vẫn có thể thực hiện được việc này nếu họ thỏa thuận trực tiếp với đối tác cho vay chứng khoán của mình. Chưa kể, nhiều khách hàng lớn khi đầu tư một số cổ phiếu ngân hàng chỉ có mục tiêu “tăng tỷ lệ sở hữu”, không cần chốt lời thành tiền. Đây là những NĐT sẵn sàng ký hợp đồng cho mượn chứng khoán với CTCK để CTCK cung cấp dịch vụ bán chứng khoán ngày T cho khách hàng.

    Nhân viên môi giới này khẳng định, bản thân anh đã có gần 8 năm làm việc với Trung tâm Lưu ký chứng khoán, nếu chỉ dùng công cụ soi xét thông thường của Trung tâm (với điều kiện chưa triển khai đồng bộ hệ thống lưu ký mới) thì UBCK chỉ có thể phát hiện trường hợp khách hàng bán chứng khoán ngày T khi… có thanh tra.

    Những ngày vừa qua, việc hạn chế bán chứng khoán ngày T đã giúp thị trường có những phiên đi lên bền vững, tránh tình trạng vừa tăng trần một phiên đã… giảm sàn. Nhưng, không hiểu, cơ quan quản lý sẽ làm gì nếu vẫn có những trường hợp “lách luật” không bị phát hiện?
  2. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    TTCK năm 2010: Rộng cửa cho NĐT
    03/12/2009 09:55:52


    Chưa xảy ra tình trạng bong bóng, xét về trung dài hạn, TTCK Việt Nam vẫn là một trong những địa chỉ hấp dẫn đối với các NĐT, cơ quan quản lý đang xem xét một số giải pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài... Đó là thông điệp được đưa ra và thảo luận tại Hội thảo thị trường vốn và tài chính Việt Nam do Euromoney tổ chức ngày 30/11.

    Chỉ trong thời gian ngắn, TTCK Việt Nam đã có mức tăng trưởng chóng mặt và thời kỳ đỉnh điểm VN-Index đã tăng lên hơn 1.173 điểm (đầu năm 2007). Nhưng cũng trong một thời gian ngắn, VN-Index lại giảm mạnh xuống mức 235 điểm (cuối tháng 2/2009). Theo đánh giá của nhiều NĐT, TTCK Việt Nam là thị trường có tốc độ tăng trưởng rất mạnh, nhưng cũng là một thị trường có sự trượt dốc mạnh nhất nhì trên thế giới.



    "Không còn lo ngại hiện tượng bong bóng"


    Ông Andy Ho, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital cho biết, TTCK đã phát triển rất mạnh mẽ trong một thời gian ngắn và NĐT đã rút được nhiều kinh nghiệm từ giai đoạn thị trường phát triển bùng phát từ cuối năm 2006, đầu năm 2007. Theo đó, sẽ không phải quan ngại hiện tượng bong bóng trên TTCK trong thời gian tới. Thêm nữa, chắc chắn Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc CPH các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn lớn…, nhằm tạo ra những hàng hoá có chất lượng cho thị trường. Bên cạnh đó, nếu phân tích kỹ thì rất nhiều DN ở Việt Nam có tiềm năng, chỉ số cơ bản rất tốt và chỉ số P/E vẫn ở mức trung bình. "Thực tế, trong thời gian qua, VinaCapital đã đầu tư vào khoảng 10 DN ở Việt Nam và giá trị đầu tư đã tăng lên đáng kể", ông Andy Ho cho hay.

    Đáy khủng hoảng đã qua, TTCK đang thu hút mối quan tâm trở lại của một bộ phận NĐT nước ngoài. Ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VietNam Asset Management Limited (VAM) cho biết, vừa qua, Quỹ nhận được khá nhiều mối quan tâm của NĐT và một số NĐT đang có những động thái thương thuyết với Quỹ để đổ vốn vào TTCK Việt Nam. Ông Louis Nguyễn, Chủ tịch HĐQT Saigon Asset Management (SAM) cho hay, hiện công ty này đang quản lý 2 quỹ niêm yết trên TTCK Đức, SAM đang triển khai lập quỹ mới và nhắm đến việc đầu tư vào các công ty tư nhân chuẩn bị CPH, các công ty nhà nước đang có kế hoạch IPO.

    Với đặc thù thị trường mới nổi, các chuyên gia cũng chỉ ra những hạn chế của TTCK Việt Nam là NĐT quá nhạy cảm và đôi khi có phản ứng thái quá với chính sách của Nhà nước, đơn cử như động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ vừa qua.

    Khá lạc quan về triển vọng của TTCK song bà Lê Lệ Hằng, Giám đốc phân tích CTCK Sài Gòn (SSI) tỏ ra thận trọng về lợi nhuận của DN năm 2010. Một số DN trong thời gian vừa qua thực hiện đánh giá lại tài sản, hoặc được hưởng lợi từ biến động giá nguyên nhiên vật liệu giúp lợi nhuận đột biến, dẫn đến giá cổ phiếu cũng tăng mạnh. Đối với cổ phiếu của những DN này, NĐT cần xem xét mức độ rủi ro trong dài hạn. Thông tin về dòng tiền chứng khoán trong thời gian qua cũng không hẳn đã chính xác, vì cạnh tranh khốc liệt nên nhiều CTCK cho NĐT sử dụng các đòn bẩy tài chính, vì thế rất khó để lượng hóa dòng tiền đã đổ vào TTCK Việt Nam. "Rất khó để quan sát đâu là dòng tiền thật và đâu là dòng tiền ảo", bà Hằng nói.



    "Kỳ vọng từ chính sách "

    Đại diện cơ quan quản lý nhà nước tại Hội thảo, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch UBCK nêu ra một loạt giải pháp đang và sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐT nước ngoài tại các công ty đại chúng lên 49%; các quỹ thành viên sẽ không hạn chế tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài; cho phép NĐT nước ngoài được nắm tới 49% vốn điều lệ tại tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nước. Từ năm 2012, đối tượng này sẽ được sở hữu 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

    Cũng trong động thái thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp, ông Hùng cho biết, Chính phủ dự kiến sẽ bỏ thuế chuyển lợi nhuận về nước và cho phép các DN liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài được chuyển đổi thành CTCP, phát hành tăng vốn và niêm yết trên TTCK. TTCK sẽ được tái cấu trúc theo hướng tăng cường tính công khai minh bạch của các công ty trên thị trường… Việc sửa đổi các thông tư trong đó cho phép NĐT mở nhiều tài khoản tại nhiều CTCK hay kéo dài thời gian giao dịch, cho phép một NĐT mua bán cùng loại cổ phiếu trong cùng phiên giao dịch đang được tiến hành. Việc CPH và tạo nguồn cung cho TTCK sẽ đẩy nhanh trong thời gian tới khi Chính phủ cho phép các công ty nhà nước tìm đối tác chiến lược trước khi CPH, thay vì phải chờ đến khi DN đẫ CPH và được định giá như hiện nay.

    Hiện TTCK Việt Nam có mức vốn hóa 38 tỷ USD, chiếm khoảng 40% GDP, tổng giá trị danh mục của khối NĐT nước ngoài hiện đạt 7,6 tỷ USD và trong 6 tháng gần đây, vốn gián tiếp đổ vào TTCK Việt Nam đạt 628 triệu USD. Còn nhiều khó khăn, thách thức song chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành kênh đầu tư ngày càng đại chúng cùng với đà phát triển của nền kinh tế.
  3. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính
    "Quan điểm của Bộ Tài chính là tạo ra luật chơi tốt nhất cho NĐT và phù hợp với thông lệ quốc tế"
    03/12/2009 09:36:22



    Thời gian vừa qua, việc một số CTCK cho phép khách hàng lớn được giao dịch chứng khoán trước ngày chứng khoán về tài khoản (bán chứng khoán ngày T) đã gây tâm lý không tốt, tạo ra sự bất bình đẳng giữa NĐT lớn và nhỏ.

    Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã giao cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) xem xét vấn đề này để đưa ra hướng chấn chỉnh cũng như có biện pháp ứng xử phù hợp.

    Từ trước tới nay, chúng ta vẫn áp dụng thời gian thanh toán là T+3 và ngày được bán chứng khoán là từ ngày T+4 (ngoại trừ các giao dịch lô lớn). Tuy nhiên, với yêu cầu thị trường như hiện nay, quan điểm của Bộ Tài chính là sẽ tạo luật chơi tốt nhất cho NĐT, đảm bảo nâng cao tính công bằng, minh bạch. Nếu hạ tầng cơ sở của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, của các CTCK cho phép và các yếu tố khác phù hợp, Bộ Tài chính sẽ cân nhắc để thay đổi luật chơi mới cho phù hợp. Mỗi giai đoạn, thị trường có đặc điểm, đòi hỏi riêng đối với cơ quan quản lý nên việc nghiên cứu thay đổi luật chơi cho phù hợp với từng giai đoạn là điều cần thiết.

    Hiện nay, TTCK Việt Nam đã có sự liên thông đáng kể với TTCK các nước khác trên thế giới, nên sắp tới, không chỉ việc giao dịch chứng khoán ngày T, mà giao dịch chứng khoán qua biên giới, giao dịch ký quỹ… cũng sẽ được cân nhắc xem xét cho phù hợp nhất. Vấn đề này, UBCK đã được giao nghiên cứu soạn thảo, lấy ý kiến và sẽ được Bộ Tài chính xem xét sớm.

    (Nguồn : tinnhanhchungkhoan.vn)
  4. Nguyên Fly
    Offline

    Nguyên Fly New Member

    Tham gia:
    01/12/09
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Duli.kx06 là ai vậy? Em thấy có nhiều bài viết rất bổ ích mà sao không thấy ai hưởng ứng vậy? Em có vài điều muốn hỏi anh cho em email được không anh Duli.kx06?
  5. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Chào bạn Nguyên fly!

    Cám ơn bạn đã quan tâm. Diễn đàn tạo ra là để giúp đỡ và kết nối mọi người.Bạn có gì cần thì cứ hỏi. Nếu trong khả năng có thể tôi sẽ hỗ trợ,bạn đừng ngại nhé.
    Chúc bạn may mắn.
  6. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Triển vọng DN và TTCK năm 2010
    09/12/2009 10:24:36



    Đó là tiêu đề cuộc giao lưu trực tuyến giữa 10 DN niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ với bạn đọc cả nước thông qua Báo Đầu tư Chứng khoán điện tử (www.tinnhanhchungkhoan.vn).

    Cùng với sự hiện diện của khối DN, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng sẽ tham dự giao lưu để giải đáp những thắc mắc và đưa ra nhận định về những thay đổi lớn trong cơ chế giao dịch, cơ chế giám sát TTCK, sẽ diễn ra vào năm 2010.

    Cuộc giao lưu nhằm giải đáp những câu hỏi thiết thực của nhà đầu tư cả nước như TTCK cuối năm nay và năm 2010 sẽ diễn ra như thế nào? Các DN niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì trong năm 2010? Vào lúc này, nhà đầu tư nên chốt lãi hay ở lại cùng DN, cùng thị trường đón nhận cơ hội mới?...

    Chương trình sẽ bắt đầu lúc 14h ngày 16/12/2009 tại 2 đầu cầu Hà Nội (Trụ sở Báo Đầu tư, 47, Quán Thánh, Ba Đình) và TP. HCM (Văn phòng Đại diện Báo Đầu tư - 178, Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3).

    Ngoài việc cung cấp các thông tin hữu ích vì sự phát triển chung của các DN, của TTCK, cuộc giao lưu còn là hoạt động thiết thực kỷ niệm 10 năm Báo Đầu tư Chứng khoán đồng hành cùng DN, cùng TTCK Việt Nam (12/1999-12/2009)
  7. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Dấu hiệu bắt đáy
    09/12/2009 11:50:05



    Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/12, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh dù thanh khoản dần được cải thiện. Mặc dù giảm khá mạnh, nhưng thị trường về cuối phiên đã ghi nhận những dấu hiệu bắt đáy ở những mã chủ chốt, các lệnh đặt mua ở giá sàn cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Đáng chú ý là STB với hơn 1 triệu đơn vị dư mua bắt đáy ở giá sàn.

    Thông tin chứng khoán Mỹ giảm mạnh tối qua đã ảnh hưởng không mấy tích cực đến nhà đầu tư trong nước khi lượng cung tăng mạnh.

    Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 15,16 điểm xuống 473,31 điểm (giảm 3,10%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.876.140 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 141,13 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 1 mã tăng giá là BMI, 24 mã đứng giá tham chiếu, 166 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có tới 40 mã giảm sàn.

    Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 18,15 điểm, xuống 470,32 điểm (giảm 3,72%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 39.373.590 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 1.544,34 tỷ đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/12/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 470,63 điểm, giảm 17,84 điểm (-3,65%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 44.520.850 đơn vị, tăng 43,85% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.740,476 tỷ đồng, tăng 34,21%.

    Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 1.653.690 đơn vị, với tổng giá trị hơn 62,19 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 46.174.540 đơn vị (+36,91%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.802,666 tỷ đồng (+28,35%).

    Trong tổng số 191 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 8 mã tăng giá là BT6, DCC, DMC, IFS, NBB, SSC, ST8, VNL, 9 mã đứng giá tham chiếu là ABT, ACL, AGF, ALP, ANV, ASP, BBC, BHS, BMC. Toàn thị trường có 174 mã giảm giá, trong đó có 122 mã giảm sàn.

    Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm giá, trong đó có 3 mã giảm sàn là PVF, BVH, CTG
  8. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Chứng khoán kéo dài chuỗi giao dịch trầm lắng


    Chỉ số hai sàn tiếp tục lùi sâu phiên sáng nay khi người mua không sốt sắng gom vào, dù nhiều cổ phiếu đang dần trở về mức giá hấp dẫn.

    Chỉ một chiều đi xuống, Vn-Index đóng cửa ngày giao dịch hạ đến 17,84 điểm (3,65%), chỉ còn lại 470,63 điểm. Sau hai phiên giảm mạnh, chỉ số sàn TP HCM lùi dần về mức đạt được hồi đầu tháng 8, trong bối cảnh chứng khoán thiếu những thông tin hỗ trợ đủ sức vực dậy thị trường. Thêm vào đó, làn sóng tháo hàng dâng cao trên các thị trường thế giới, cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư sáng nay.


    Người mua không tỏ ra vội vàng sở hữu cổ phiếu thời điểm hiện nay. Thiếu lực cầu vững vàng, hai sàn chứng khoán mất điểm mạnh.

    Gần 100% cổ phiếu ở HOSE mất điểm với đa số nằm sàn. Song, nhà đầu tư chưa dám mạnh tay gom vào, giao dịch trên thị trường vẫn tập trung chủ yếu vào bên bán.

    Kết quả, thanh khoản có nhích lên so với hôm qua, tăng gần 37% về khối lượng và 28,2% về giá trị, đạt 46 triệu chứng khoán, trị giá 1.802 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng chuyển nhượng đã có thể bật cao hơn nữa, cũng như Vn-Index sẽ hãm bớt đà giảm trong phiên sáng nay, nếu lực mua được tăng cường hơn.

    Các trụ cột phiên này đều đuối sức, cổ phiếu ngành ngân hàng cùng hàng loạt blue-chip: VNM, HAG, MSN, PVF, PVD, BVH, FPT, ITA... chịu áp lực bán mạnh. Riêng nhóm cổ phiếu bất động sản không còn phát huy tác dụng đỡ thị trường như những phiên trước, chịu chung cảnh vắng bóng người mua cùng với nhiều mã khác. Toàn sàn chỉ 8 mã tăng: BT6, DCC, DMC, IFS, NBB, SSC, ST8, VNL và không mã nào tăng trần.

    Thanh khoản trên sàn Hà Nội cũng khởi sắc đôi chút so với ngày 8/12, khi tổng cộng có 18,7 triệu chứng khoán sang tay, ước tính 529,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, lực mua vào không đối ứng với số bán ra, nên HNX-Index thêm phiên đi xuống, với mức giảm chung cuộc 7,48 điểm (4,81%), chốt ngày giao dịch tại 147,91 điểm.

    Lúc 11h, UPCoM-Index vơi 2,54 điểm (4,33%), đạt 56,12 điểm. Thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết ghi nhận 38.591 cổ phiếu trao tay, ứng với 632 triệu đồng
  9. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    MỘT SỐ SAI LẦM CUẢ NHÀ ĐẦU TƯ MỚI


    Hiện nay, số lượng tài khoản cá nhân vẫn chiếm hơn 90% trên thị trường chứng khoán và sẽ còn tăng trong thời gian tới.

    Do thiếu cả kinh nghiệm lẫn kiến thức, phần lớn các nhà đầu tư mới tham gia thường có những quan niệm và suy nghĩ sai lầm.


    Giá thấp đồng nghĩa với rẻ

    Đây là quan niệm mà hầu hết nhà đầu tư mới tham gia thị trường đều có. Tại sao những nhà đầu tư mới lại thích chọn những cổ phiếu giá rẻ? Nguyên nhân nằm ở tâm lý thích nhiều, với cùng một khoản tiền, họ thích mua những cổ phiếu giá thấp để có số lượng cổ phiếu nhiều trong tài khoản.

    Giả sử cổ phiếu ABC có giá 24.000 đồng, và XYZ có giá 240.000 đồng, một nhà đầu tư mới có 24.000.000 đồng, họ thường có xu hướng chọn mua 100 cổ phiếu ABC thay vì chọn 10 cổ phiếu XYZ. Kể cả nhà đầu tư có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm, đôi khi cũng vẫn mắc phải những suy nghĩ này.

    Thực tế, lợi nhuận thu được khi so sánh đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư được tính theo tỉ lệ phần trăm giữa phần lợi nhuận với số đầu tư ban đầu và so sánh với nhau. Khi so sánh mức lợi nhuận giữa hai phương án đầu tư vào ABC và XYZ thì sẽ đánh giá mức chênh lệch giữa lượng tiền khi bán các cổ phiếu trên với mức đầu tư ban đầu 24.000.000 đồng.

    Ngoài ra, suy nghĩ phổ biến là cho rằng cổ phiếu giá thấp có cơ hội tăng giá nhiều hơn, và có có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nếu tăng bằng hay gần bằng những cổ phiếu có thị giá cao.

    Thực tế, cổ phiếu có thị giá cao thường là cổ phiếu của các công ty có tình trạng sản xuất kinh doanh tốt, mang lại nhiều lợi nhuận cho cổ đông và có sự tăng trưởng mạnh, hay trong các ngành nghề có tốc độ tăng trưởng cao, nên được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chấp nhận với thị giá cao đúng như câu "tiền nào của nấy".

    Đi liền với suy nghĩ trên là "lý luận" cổ phiếu giá thấp giảm giá ít hơn do có giá trị tuyệt đối giảm ít hơn. Với biên độ dao động 5%, thì giữa mức giảm 1.200 đồng đối với ABC và 12.000 đồng với XYZ, họ có cảm giác XYZ giảm quá nhiều so với ABC...

    Tuy nhiên, sự tăng/giảm ít hay nhiều được đánh giá theo tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong biên độ từ +5% đến -5% đối với trung tâm HoSTC và +10% đến -10% đối với HaSTC.

    Tiếc nên ôm... lỗ

    Hầu hết nhà đầu tư mới không quen với suy nghĩ phải thực hiện giảm những khoản đầu tư thua lỗ và tăng khoản đầu tư mang lại lợi nhuận. Khi đầu tư vào một danh mục cổ phiếu, nhà đầu tư mới thường có xu hướng bán những cổ phiếu vừa bắt đầu tăng giá, nhưng lại không chịu bán những cổ phiếu xuống giá do tiếc khoản bị lỗ.

    Thực tế, các cổ phiếu tăng giá thì sẽ tiếp tục giai đoạn tăng nếu hội đủ các yếu tố cần thiết để tăng giá, cũng như được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao và quan tâm tới hay có sự tiến bộ trong sản xuất kinh doanh...

    Ngược lại, những cổ phiếu xuống giá sẽ tiếp tục xuống do nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu đó, do các nguyên nhân như có thông tin xấu liên quan đến công ty hay tình trạng sản xuất kinh doanh xấu đi.

    Nếu hành động đúng, nhà đầu tư nên mua vào những cổ phiếu sinh lợi cao và bán đi những cổ phiếu làm giảm khoản đầu tư. Nhà đầu tư nên đặt cho mình một mức giới hạn lãi và giới hạn lỗ khi đầu tư vào một cổ phiếu. Khi đạt các mức giới hạn trên thì nhà đầu tư nên bán đi.

    Nắm giữ toàn cổ phiếu

    Nhà đầu tư mới luôn muốn dùng hết tiền để mua và giữ cổ phiếu trong tài khoản, bất kể thị trường đang trong giai đoạn chưa biết lên hay xuống. Điều này đặc biệt bất lợi nếu thị trường đang trong giai đoạn đi xuống, vì nếu không duy trì tỉ lệ tiền mặt hợp lý, họ sẽ không có cơ hội mua cổ phiếu ở mức thấp hơn: Mua theo chiến thuật "úp nón" để hạ thấp giá trị đầu tư trung bình, giảm lỗ. (Nguồn: VNE)
  10. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Năm nguyên tắc mua các cổ phiếu triển vọng với giá hời





    1) Đừng mua những cổ phiếu đang là “điểm nóng”

    Những người chơi chứng khoán trên các sàn giao dịch chứng khoán thường là những nhà đầu tư ngắn hạn. Và họ chỉ bán phá giá khi họ nhận thấy mình đã tính toán sai, hoặc cần tiền để đầu tư vào một công việc kinh doanh khác. Vậy nếu như bạn là một nhà đầu tư giá trị, bạn không nên tìm kiếm cơ hội để mua được những cổ phiếu với giá hời. Bạn nên có những quan điểm đầu tư dài hạn. Bạn có thể tìm ra những giá trị ẩn bên trong các cổ phiếu, có thể chưa phải là “điểm nóng”, thậm chí chưa lên sàn giao dịch chứng khoán, nhờ vào những nguồn thông tin nội bộ hoặc chính sự nghiên cứu cần cù và chăm chỉ của mình.

    2.) Hãy là chủ sở hữu công ty, chứ không chỉ là chủ sở hữu của những cổ phiếu

    Hãy ngừng việc mua cổ phiếu lại. Thay vào đó, hãy trở thành các ông chủ kinh doanh với những lợi thế cạnh tranh mạnh. Buffett là người có biệt tài nhìn thấy những công ty có tiềm năng phát triển nhưng hiện còn bị đánh giá thấp hoặc rất thấp. Ông hơn hẳn hàng triệu nhà đầu tư khác chính là ở chỗ đó. Nhờ mua những công ty và tài sản lúc giá còn quá thấp để rồi bán ra với giá cao ngất trời ít năm sau đó, tỷ suất lợi nhuận của ông gần như không tưởng.

    Trong gần 40 năm miệt mài đầu tư, Công ty Berkshire Hathaway của ông đạt lợi nhuận trung bình 22,6%/năm. Tính chung từ năm 1965 đến nay, lợi nhuận của Berkshire Hathaway đã tăng khoảng hơn 2.000 lần, với việc ở hữu tới hơn 40 công ty con và tuyển dụng khoảng 150.000 nhân công. Đó là chưa kể tới nhiều cổ phần có giá trị lớn của ông tại Coca-Cola, American Express, Walt Disney hay Gillette hoặc những công ty nho hơn cỡ Geico hay General Re.

    3.) Hãy đề phòng “Cái bẫy giá trị”

    Đừng bị đánh lừa khi đánh giá giá trị cổ phiếu mà chỉ nhìn vào thị giá của nó. Khi một cổ phiếu triển vọng trên thị trường bỗng nhiên được bán chỉ với giá bằng nửa giá bình thường, thì bạn hãy cẩn thận, điều này không có nghĩa là giá trị của nó vẫn tốt đẹp. Cổ phiếu có thể sụt giá rất nhanh và không bao giờ phục hồi lại giá trị cũ. Nếu bạn không biết giá trị thực chất của chúng, hoặc không thể có các nguồn thông tin tin cậy từ nội bộ, bạn không thể biết được liệu khi giá xuống thấp, thì cổ phiếu đó có còn giá trị hay không.

    4.) Hãy xác định giá trị thực của cổ phiếu
    Giá cả là những gì bạn trả, giá trị là những gì bạn nhận được. Điều mà nhiều nhà phân tích cơ bản coi như kim chỉ nam là: giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt... Bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực.

    Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán trên thế giới dùng khá nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá cổ phiếu, trong đó thông thường nhất là phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (Discounted Cash Flow – viết tắt là DCF). Phương pháp này được dựa trên một nguyên lý cơ bản là "tiền có giá trị theo thời gian, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong doanh nghiệp khác, do đó, giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó.

    Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước mà thị trường chứng khoán phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp.

    5.) Đừng dựa vào sự tăng trưởng để quyết định mua cổ phiếu

    Những cổ phiếu có giá trị không thể là những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng – Đó không phải là sự thật. Tăng trưởng là một thành tố của giá trị. Tuy nhiên, các nhà đầu tư giá trị không dựa vào sự tăng trưởng để ra quyết định mua cổ phiếu. Các nhà đầu tư giá trị hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro bằng cách nhìn ra đầu tiên các trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra. Họ chọn lựa đầu tư trên những nguyên tắc an toàn nhất định. Đó là lý do tại sao một trong những phương châm nổi tiếng của Buffett được nhiều nhà đầu tư nhắc đến nhiều nhất. Phương châm đó có hai nguyên tắc cơ bản:

    - Nguyên tắc 1: Không bao giờ để mất tiền.

    - Nguyên tắc 2: Không bao giờ được quên nguyên tắc một.

    Một trong những cố vấn của Buffett, ông Benjamin Graham đã viết trong cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” như sau: “Trong ngắn hạn, thị trường là một công cụ lựa chọn, thì trong dài hạn, thị trường là một công cụ có sức nặng”. Vì vậy khi bạn là một nhà đầu tư giá trị, bạn không chờ đợi rủi ro thị trường “nẫng” đi những cổ phiếu của bạn, mà hãy để cho thị trường nhận ra giá trị thực sự của cổ phiếu mà bạn có. Đó là một trong những cách chắc chắn nhất để kiếm ra ngày càng nhiều tiền.
  11. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Phân tích kĩ thuật và TTCK Việt nam



    Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích dựa vào các mẫu hình đồ thị và các chỉ số kỹ thuật trong quá khứ để xác định xu hướng giá, những điểm giá đảo chiều, và những “mốc giá tâm lý” quan trọng của thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp.
    Đây là phương pháp phân tích rất được ưa thích trên các thị trường tài chính thế giới, và trong vài năm trở lại đây đã trở thành một mối quan tâm của giới đầu tư tài chính ở Việt Nam.

    Tại sao phân tích kỹ thuật có thể hiệu quả tại Việt Nam?
    Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tìm hiểu về phân tích kỹ thuật đã cho rằng công cụ này không hiệu quả tại Việt Nam lúc này vì thị trường còn quá mới, ít ai áp dụng. Các tín hiệu do công cụ phân tích kỹ thuật đưa ra sẽ không được tận dụng, vì vậy sẽ không tạo ra hiệu ứng giá “chạy” theo tín hiệu, kết quả là không tạo ra các xu hướng (trend) giá, vốn là một điều căn bản để nhà đầu tư dựa vào phân tích kỹ thuật giao dịch kiếm lời.

    Thật ra, việc còn ít người vận dụng phân tích kỹ thuật sẽ là một điều thuận lợi cho những người hiểu biết sâu về công cụ này kiếm lợi nhuận vượt trội so với người không biết. Điều này liên quan đến nguyên nhân: các xu hướng giá vẫn tồn tại, và sẽ được phản ánh tốt bởi phân tích kỹ thuật cho dù không có nhiều người áp dụng. Thị trường luôn tồn tại những trạng thái tâm lý gọi là “neo”, “bảo thủ”, và “mẫu hình chuẩn”. Các trạng thái tâm lý “neo” và “bảo thủ”, nói đơn giản là nhà đầu tư ít có xu hướng thay đổi quan điểm của mình về thị trường, về từng loại cổ phiếu, về các mức giá mà họ cho là “hợp lý” một cách nhanh chóng. Như vậy, bất chấp nhà đầu tư có biết gì về phân tích kỹ thuật hay không, dù họ có biết thế nào là “đường xu hướng”, “mức chống đỡ”, “mức kháng cự” hay không, thì những xu hướng và mức giá quan trọng đó vẫn đã tồn tại trong quyết định đầu tư của họ, và phân tích kỹ thuật phản ánh được những điều đó. Điều này giúp nhà phân tích kỹ thuật có lợi thế hơn.

    Còn trạng thái tâm lý “mẫu hình chuẩn” là trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư luôn giữ trong mình những “quy tắc kinh điển trong đầu tư”, nghĩa là khi ở trong tình huống đặc biệt A, thì nên hành động kiểu B là tốt nhất. Như vậy, dù nhà đầu tư không tin rằng phân tích kỹ thuật là đúng, trong rất nhiều trường hợp họ vẫn sẽ lặp lại hành vi “chuẩn” của mình trong quá khứ. Tâm lý mẫu hình chuẩn này thường được hỗ trợ bởi tâm lý “tự tin thái quá”, tức những gì mình làm trong quá khứ là hợp lý thì bây giờ cũng vậy, vì mình là nhà đầu tư “trên trung bình” (một nghiên cứu tài chính hành vi chứng minh rằng đa số nhà đầu tư đều thích nghĩ mình là “nhà đầu tư trên trung bình”, hơn là nghĩ mình là “nhà đầu tư kém cỏi”). Ví dụ, khi nhà đầu tư tin rằng đô la và chứng khoán thế giới sẽ giảm giá, họ mua vàng vì đó là “điểm đến an toàn”, và đó là hành động “chuẩn” thường diễn ra trong quá khứ. Nghĩa là vô tình, dù họ “căm ghét” phân tích kỹ thuật, không dùng phân tích kỹ thuật, thì quan điểm căn bản của phân tích kỹ thuật lại được củng cố bằng hành vi đầu tư của các nhà đầu tư ấy! Và thế là nhà phân tích kỹ thuật cứ thế mà nhìn lại mẫu hình giao dịch của thị trường trong quá khứ (phản ánh qua diễn biến mẫu hình đồ thị giá và chỉ số kỹ thuật) mà giao dịch cho hiện tại để kiếm lời.

    Nhiều triển vọng, nhưng cần tránh lạm dụng
    Từ thực tế phát triển các thị trường, chúng ta sẽ càng thấy cơ hội để phân tích kỹ thuật phát triển rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian tới là khá lớn. Nguyên nhân vì... đây là phương pháp phân tích khá dễ học và dễ dùng. Nhà đầu tư không cần phải mất nhiều năm học những chỉ số phân tích phức tạp, không cần học cách “đọc” các thông tin tài chính từ các báo cáo tài chính, không cần hiểu về lý thuyết danh mục đầu tư, không cần biết về chiết khấu dòng tiền... Những gì họ học là các kiểu mẫu hình đồ thị trực quan, dễ nhớ, những chỉ số có phần mềm tính sẵn, họ chỉ cần nhớ cách sử dụng khá đơn giản.

    Khi có nhiều người dùng phân tích kỹ thuật sẽ tạo thành một quá trình tạm gọi là “tự mình khen mình”, nghĩa là khi nhiều người biết phân tích kỹ thuật, khi mẫu hình đồ thị tạo ra một tín hiệu giá tăng, và ai học phân tích kỹ thuật cũng biết được điều này, ai cũng đổ đi mua, cuối cùng... giá tăng thật. Thế là mọi người lại bảo nhau “phân tích kỹ thuật” đúng thật! Đây là một thực tế của nhiều thị trường tài chính lớn trên thế giới khi chính phân tích kỹ thuật được xem là nhân tố chính dẫn dắt giá chạy trong ngắn hạn (đặc biệt là thị trường ngoại hối, điều này được nhiều nghiên cứu thừa nhận). Dù điều này là tốt hay xấu, người ta lại cũng đổ xô đi học phân tích kỹ thuật, vì nó trở thành một nhân tố ảnh hưởng thị trường. Thế là nhiều người biết phân tích kỹ thuật thì lại càng nhiều người hơn đi học phân tích kỹ thuật. Ngay cả những người không tin vào nó cũng sẽ đi học, vì “ai cũng dùng thì mình cũng nên biết ”.

    Như vậy, nhìn về khía cạnh phát triển, xem ra phân tích kỹ thuật có nhiều cơ hội để “phát huy” ở Việt Nam, một phần do nó thật sự hữu ích, mặt khác, do nó dễ học. Nhưng, nếu lạm dụng phân tích kỹ thuật, cho rằng nó tốt hơn các kỹ thuật khác, có thể giúp dự đoán trước được thị trường thì rất nguy hiểm. Thật ra vì thị trường thường xuyên thay đổi các điều kiện về giao dịch, về kỹ thuật, về công cụ mới, những mẫu hình quá khứ sẽ bắt đầu sai lệch. Nếu nhà đầu tư không nhận ra điều này, họ sẽ dễ thất bại. Ngay bản thân các tài liệu về phân tích kỹ thuật mới hiện nay trên thế giới đang có những điều chỉnh đáng kể so với các phương pháp truyền thống, vì sự xuất hiện của nhiều công cụ như option, futures, các kỹ thuật giao dịch mới của các quỹ đầu tư đang tạo ra các dạng nhiễu và lực thị trường mới. Thị trường Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, và vì vậy, chỉ nên nhìn nhận phân tích kỹ thuật như nhiều phương pháp phân tích khác, sẽ bổ trợ lẫn nhau, và nên hiểu rằng, phân tích kỹ thuật có thể chỉ làm cho quyết định đầu tư trở nên dễ dàng hơn, không phải luôn luôn tốt hơn
  12. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt





    Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, thỉnh thoảng người đầu tư nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK Tp. HCM) không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu nào đó trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo như thường lệ. Đó là ở trường hợp ở những phiên giao dịch người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền, không được nhận thưởng bằng tiền, ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng phần phát thưởng bằng cổ phiếu, ngày không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên.

    Điểm qua một số thông tin liên quan, chúng ta thấy việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn phát triển sản xuất của Công ty cổ phần (CtyCP) giấy Hải phòng (Haphaco). Công ty này đã phát hành tăng vốn lên gấp đôi, từ hơn 10 tỷ lên hơn 20 tỷ để xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy Craft. Và cứ mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được một quyền mua một cổ phiếu trong đợt phát hành mới. Tại đây đã xuất hiện nhu cầu về định giá chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phiếu và làm cơ sở để định giá bán cổ phiếu cho người có quyền. Trong thời gian đó, giá cổ phiếu Haphaco đang ở mức cao trên 60-70 ngàn đồng/cổ phiếu và thị trường đang có xu hướng suy giảm. Công ty Haphaco đã xác định giá bán cho người có quyền là 50, sau đó là 40 và cuối cùng là 32 ngàn đồng/cổ phiếu trong đợt phát hành mới khi giá cổ phiếu này trên thị trường giảm xuống trên dưới 50 ngàn đồng. Và trên thực tế đã xuất hiện ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu này và TTGDCK Tp. HCM đã điều chỉnh giá tham chiếu.
    Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết (CtyNY) khác, đã có một số công ty phát hành thêm cổ phiếu để thưởng hay cổ phiếu dùng để trả cổ tức như CtyCP Xuất nhập khẩu Bình Thạnh, CtyCP Giao nhận kho vận ngoại thương, CtyCP nước giải khát Sài gòn, CtyCP cáp và vật liệu viễn thông…Vì vậy, việc định giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không có thưởng, không hưởng cổ tức bằng cổ phiếu cũng đã được TTGDCK Tp. HCM tính toán và thông báo...
    Ví dụ, như Công ty Haphaco đã phát cổ tức năm 2004 đợt 1 là 12% tương đương với 1200đ/1 cổ phần và công bố phát cổ tức đợt 2 năm 2004 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100 cổ phiếu cũ được nhận 12 cổ phiếu mới ( tất nhiên là sau khi được phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)). CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) cũng đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu này là ngày 15/10/2004. Ngày 18/10/2004 TTGDCK Tp. HCM đã có công văn số 734/TTGDCK-LK gửi các thành viên hướng dẫn việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của cổ đông CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của công ty này chỉ xảy ra duy nhất 1 lần đối với mỗi cá nhân, tổ chức có quyền mua cổ phiếu từ ngày 28/10 đến ngày 17/11/2004. Việc chuyển nhượng quyền có thể được thực hiện một phần hay toàn bộ số quyền và chuyển nhượng cũng có thể cho một hay nhiều khách hàng. Tuy nhiên, người đi mua sẽ không được bán quyền kể cả quyền của riêng mình và quyền vừa mới mua. Chúng ta lại thấy ở đây do TTCK phái sinh chưa được tổ chức nên việc mua, bán quyền bị biện pháp hành chính thu hẹp. CtyCP Cơ điện lạnh (Ree) cũng đã được UBCKNN cho phép phát hành tối đa 1.462.500 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2004. Tuy nhiên, khối lượng phát hành cũng phụ thuộc vào lượng vốn công ty này dành để trả cổ tức. Công ty cũng đã được phép trên nguyên tắc về phát hành thêm 1.125.000 cổ phiếu để thưởng từ nay cho đến
  13. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Tiêu chuẩn mitcel trong đánh giá và phân tích





    Hiện nay, việc sắp xếp lại hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm phát huy được hết sức mạnh của nền kinh tế và xây dựng một cơ chế thị trường ngày một hoàn thiện hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động, mọi người cùng cần có thông tin đánh giá một cách khách quan và chuyên nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như có một cái nhìn khái quát nhất về các tổ chức niêm yết trước khi họ có những quyết định đầu tư của mình. Chính vì thế cần có những phương pháp phân tích, đánh giá. Việc phân tích cũng yêu cầu nghiêm ngặt về tính công khai và trung thực trong thông tin và chuyên môn của nhà phân tích.
    Tiêu chuẩn Mitcel được sử dụng để phân tích và đánh giá các doanh nghiệp đặc biệt khi doanh nghiệp tham gia kinh doanh hay niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tiêu chuẩn này nhằm giúp cho người đầu tư dự đoán được mức thu lợi cũng như dự phòng được rủi ro. Nói một cách đơn giản nhất, ta có thể đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng chính là nội dung chủ yếu của tiêu chuẩn Mitcel và đánh giá theo thang điểm gồm bốn cấp: mạnh - trung bình - mạo hiểm - rủi ro cho từng yếu tố.
    Tiêu chuẩn để đánh giá:
    1. Công nghệ (Technology): đây là yếu tố quan trọng nhất. Bao gồm việc có áp dụng công nghệ tiên tiến hay không? Tình hình thay đổi công nghệ có nhanh chóng và kịp thời không? Có áp dụng một công nghệ thích hợp với tầm mức và vị thế của mình để đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao?
    2. Thị trường (Market): Tiềm năng và xu hướng phát triển của thị trường cũng như nhu cầu trong tương lai... ở đây bảo gồm cả thị trường trong nước cũng như việc xuất khẩu và các cơ hội bán hàng tiểm năng khác. Phát triển được công nghệ dẫn đầu trong một thị trường tiểm năng và ổn định là một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi.
    3. Đầu vào (Input): Bao gồm con người, nguyên vật liệu, vốn được quy định do quy mô và tầm quan trọng của công ty (phản ánh qua các báo cáo và tỷ số tài chính, tình trạng lao động...) đối với nền kinh tế quốc dân.
    4. Lãnh đạo (Leader): Có tài và có đức, có mối quan hệ rộng... Vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng trong việc nhận biết các cơ hội kinh doanh cũng như các nguy cơ. ở đây chúng ta thấy mối quan hệ khăng khít giữa công nghệ - thị trường - lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi là người thấy được tiềm năng của thị trường và từ đó chọn một công nghệ phù hợp để phát triển một mặt hàng kinh doanh. Ngược lại, từ những công nghệ siêu hiện đại và những thị trường không lồ, những nhà kinh doanh lớn xuất hiện.
    5. Cạnh tranh (Competitive): Mức độ cạnh tranh của các công ty khác (cả thị trường trong nước và quốc tế).
    6. Môi trường kinh tế, chính trị xã hội (Environment of social, economy, political) và các luật lệ, chính sách quản lý vĩ mô có phù hợp với việc khai thác và phát triển sức mạnh của công ty hay không? Môi trường này cũng là cơ sở tạo ra các luật chơi, đạo đức cũng như triết lý kinh doanh có tính lâu dài, vững chắc hay thiên về tính cách cơ hội, chụp giật...
    Thang điểm để đánh giá:
    - Mạnh: Một yếu tố được đánh giá là mạnh khi nó có đủ lớn, phát triển ổn định và vững chắc kể cả khi gặp những biến động về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội... Có sức cạnh trạnh mạnh mẽ so với các đối thủ khác. Có khả năng bảo toàn vốn và có lợi nhuận rõ ràng, chắc chắn.
    - Trung bình: đạt được những tiêu chuẩn thấp hơn và sức mạnh có thể bị yếu đi khi các điều kiện về kinh tế, chính trị - bị thay đổi. Có khả năng bảo toàn vốn và có lợi nhuận nhất định.
    - Mạo hiểm: Có tiềm năng và cơ hội phát triển nhanh nhưng không chắc chắn. Khả năng bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận trong một thời gian lâu dài là rất yếu.
    - Rủi ro: các tiêu chuẩn rất yếu kém, có thể dẫn tới tình trạng phá sản hoặc gần phá sản.
    Phương pháp đánh giá:
    Tổ hợp 6 yếu tố theo thang điểm đánh giá ta sẽ khai quát được về tình hình và chiều hướng phát triển của sản xuất, kinh doanh của đối tượng mà ta nghiên cứu để từ đó rút ra các quyết định đúng đắn và sáng suốt. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp này là nó có tình toàn diện và khái quát cao, đánh giá được doanh nghiệp trên cơ sở tiểm lực nội tại và độ thích nghi, thân thiện của doanh nghiệp đối với môi trường bên ngoài.
    Việc sử dụng 4 cấp hệ số (mạnh - trung bình - mạo hiểm - rủi ro) làm cho việc tính toán được đơn giản hoá; kết hợp được các ưu điểm của phương pháp phân tích cơ bản (fundamental anlysis) và phân tích kỹ thuật (technical analysis) làm cho việc phân tích nhanh chóng và tiện lợi, giàu tính thuyết phục hơn là sử dụng riêng rẽ từng phương pháp một.
  14. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Các chiến thuật kinh doanh cổ phiếu



    Những chiến thuật này được đúc kết trong cuốn “Lessons from the Greatest Stock Traders of All Time” - tạm dịch “Những bài học từ những nhà kinh doanh cổ phiếu thành công nhất” của John Boik, và cuốn “The 21 Irrefutable Truths of Trading”, tạm dịch “21 sự thật về kinh doanh cổ phiếu” của John Hayden.

    Chiến thuật kinh doanh “không cảm xúc” và “phân tích cơ bản” của Bernard Baruh

    Bernard Baruh, xuất thân là nhân viên văn phòng của một công ty môi giới chứng khoán, là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công. Ông kiếm được bộn tiền nhờ vào dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1907 và 1929. Không chỉ là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công, ông còn làm việc cho chính phủ của Tổng thống Woodrow Wilson.

    Bernard Baruh quan niệm rằng thị trường chứng khoán phản ảnh tình hình kinh tế, chứ thị trường chứng khoán không quyết định được nền kinh tế. Và ông cũng tin tưởng mãnh liệt rằng, kết quả kinh doanh được quyết định bởi tâm lý của những người kinh doanh cổ phiếu. Ông sử dụng cái đầu “lạnh”, chứ không để cảm xúc len vào khi kinh doanh chứng khoán.

    Ông là người đầu tiên đưa ra chiến lược phân tích cơ bản trong kinh doanh. Trong đó ông nhấn mạnh đến ba yếu tố: độ lớn tài sản của công ty, giá trị của sản phẩm đối với người mua, và năng lực của ban lãnh đạo, trong việc chọn cổ phiếu của mình.

    Chiến thuật “Kim tự tháp” và “Thăm dò” của Jess Livermore

    Jess Livermore, xuất thân từ nhân viên của một công ty chứng khoán, là người có những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng khoán. Ông cũng kiếm được cả núi tiền nhờ vào việc tiên đoán sự sụp đổ của thị trường vào năm 1907 và 1929.

    Tuy vậy, năm 1940, ngay sau khi ông viết cuốn sách nổi tiếng “How to Trade in Stocks”, ông bị thất bại, phá sản và tự tử.

    Chiến thuật “Kim tự tháp” do ông phát triển: mua vào nhiều hơn những cổ phiếu đang tăng giá và bán ra những cổ phiếu đang rớt giá, là một trong những chiến thuật được các nhà kinh doanh cổ phiếu áp dụng cho đến bây giờ.

    Chiến thuật thứ hai là chiến thuật “Thăm dò”. Trong chiến thuật này ông sẽ thực hiện việc mua có tính cách thăm dò một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi nhuận của những cố phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn; còn không thì sẽ mua thật nhiều để đưa vào kim tự tháp của mình.

    Jess Livermore, cũng giống như phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu lớn khác, quyết định dựa vào nghiên cứu và phân tích của bản thân, chứ ít khi dựa vào tư vấn của các chuyên gia, hay các công ty tư vấn.

    Chiến thuật “kinh doanh tập trung” và “hành động nhanh” của Gerald M. Loeb

    Thừa hưởng một lượng tài sản lớn, Gerald Loeb có nhiều thuận lợi hơn các nhà kinh doanh, đầu tư khác.

    Một điều khá lý thú là vào năm khi Benjamin Graham - một trong những “ông tổ” về đầu tư, viết cuốn “Phân tích chứng khoán”, kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ lại để được nhận giá trị thật của cổ phiếu trong tương lai, thì Gerald M. Loeb viết cuốn “Chiến đấu cho sự tồn tại trên trị trường chứng khoán” với quan điểm hoàn toàn đối nghịch.

    Ông quan niệm rằng, các nhà kinh doanh phải hết sức năng động trong việc mua bán, và thị trường là chiến trường. Trái với quan điểm truyền thống của đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, chiến thuật của ông là “kinh doanh tập trung”, tức là chỉ mua một số loại cổ phiếu sau khi đã lựa chọn kỹ càng và chấp nhận rủi ro của những cổ phiếu đó.

    Chiến thuật thành công thứ hai của ông là “hành động nhanh”. Ông luôn quyết định mua và bán thật nhanh trước khi những diễn biến lớn xảy ra.

    Chiến thuật “Kỹ thuật và cơ bản” và “lý thuyết hộp” của Nicolar Darvas

    Nicolar Darvas là một nhà kinh doanh nghiệp dư. Nghề nghiệp chính của ông là vũ công. Thế nhưng, với sự tập trung cao độ vào kinh doanh, ông đã kiếm được 2 triệu đô la, đó là số tiền lớn vào những năm 50 của thế kỷ trước.

    Ông là người phát triển lý thuyết hộp. Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới hạn nhất định, và tạo ra một cái “hộp”. Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái “hộp” mới. Mua vào những cổ phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao.

    Ông cũng là người đề ra phương pháp phân tích kỹ thuật - phối hợp với cơ bản. Tuy quan tâm cả hai, nhưng ông nghiêng về yếu tố kỹ thuật - chuyển động của giá, và số lượng cổ phiếu mua bán - hơn là yếu tố cơ bản - tình hình kinh doanh và năng lực quản lý của công ty.

    Chiến lược CANSLIM của William J. O’Neil

    Xuất thân là một người môi giới chứng khoán, William O’Neil trở thành nhà kinh doanh thành công và vẫn tiếp tục kinh doanh cho đến bây giờ.

    Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều sách về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu. Ông là người phát triển lý thuyết kinh doanh chứng khoán gọi là CANSLIM. Theo lý thuyết này của ông, giá một cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng khi có một hay nhiều đặc điểm sau đây:

    C - Current Quarter: Lợi nhuận trong quí tăng trưởng ít nhất 25%.

    A - Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%.

    N - New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới.

    S - Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao.

    L - Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu.

    I - Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu.

    M - Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó.

    Những điểm quan trọng

    Mặc dù những nhà kinh doanh thành công có những chiến thuật, chiến lược khác nhau nhưng họ chia sẻ những điểm chung sau:

    - Cần có một khoản tiền dự trữ đề phòng những rủi ro. Khoản dự trữ này sẽ giúp nhà kinh doanh tiếp tục kinh doanh chứ không thụ động phụ thuộc vào kết quả của những “phi vụ” trước.

    - Cắt lỗ càng sớm càng tốt. Khi đã lỡ mua cổ phiếu bị xuống giá, cắt ngay. Không bao giờ giữ cố phiếu đang giảm giá và chờ giá sẽ cao trở lại.

    - Mua giá cao và bán giá cao hơn. Để kinh doanh thành công, không chỉ là mua thấp bán cao, mà còn là mua giá cao và bán ra cao hơn.

    - Đôi khi rút khỏi thị trường. Không phải lúc nào nhà kinh doanh cũng thành công, mà phải biết rút khỏi thị trường.

    O’Neil, Darvas và Loeb thường không thích tham gia thị trường đang xuống giá, trong khi đó Livermore lại không tham gia khi thị trường đều đặn, bình ổn.

    - Mua tập trung chứ không nên đa dạng hóa danh mục đầu tư.

    - Quan tâm đặc biệt đến khối lượng giao dịch và giá. Đối với những nhà kinh doanh cổ phiếu, hai chỉ số này quan trọng hơn bất cứ chỉ số nào, kể cả P/E, các loại tỷ suất lợi nhuận.

    - Sau khi thực hiện các phi vụ, phải bỏ thời gian phân tích để rút kinh nghiệm, tại sao mình thua hay thắng phi vụ đó.

    - Cống hiến toàn thời gian. Để kinh doanh thành công, phải dành công sức, thời gian. Ngay cả trường hợp Darvas là vũ công nhưng cũng dành một thời gian lớn hàng ngày (trên 8 tiếng) để theo dõi và thực hiện việc kinh doanh.

    - Thực hiện các cuộc nghiên cứu phân tích độc lập, các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công phải biết tự nghiên cứu và phân tích, không nên dựa vào ý kiến tư vấn của người khác.

    - Quyết định dựa vào dữ kiện, không dựa vào cảm xúc. Ví dụ như nhà kinh doanh không tiếc khi phải bán ra cổ phiếu, không quá mừng rỡ mà bán lúa non khi giá cổ phiếu vẫn còn đang lên.

    - Quan trọng nhất là phải chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn gốc của lợi nhuận cao. Nhà kinh doanh vì vậy phải chấp nhận những phi vụ thất bại, và đừng nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường.
  15. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹo "lách" quy định T+3 trong giao dịch




    Thời gian gần đây, TTCK biến động rất nhanh giữa các đợt khớp lệnh, có thể tăng trần đợt 1 và giảm sàn đợt 3, tương đương biên độ dao động giá đến 20% trên sàn HN hoặc 10% trên sàn TPHCM.


    Nếu NĐT có thể mua và bán ngay lập tức CP trong cùng một phiên hay mua hôm trước, bán hôm sau thì cơ hội kiếm lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn là rất lớn.

    Chiến thuật chia nhỏ

    Cách này, NĐT có thể thực hiện một mình. NĐT chia số tiền thành nhiều phần mua/bán cùng một loại CP. Giả sử NĐT đang có 500 REE, và CP này đang giảm. Nếu dự đoán ngày tiếp theo CP sẽ tăng giá thì hôm nay, NĐT có thể mua vào đúng 500 REE.

    Ngày hôm sau REE tăng giá thì NĐT thực hiện lệnh bán 500 REE có sẵn trong tài khoản. Vậy số CP trong tài khoản vẫn là 500 REE, nhưng số tiền mặt tăng lên là phần chênh lệch giữa giá lên và giá mua hôm trước.

    NĐT có thể chia số tiền thành 3 hay 4 phần đúng cho đủ chu kỳ T+3. Chiến thuật này chỉ cho phép NĐT thực hiện với thời gian từ T+1. NĐT có thể giảm xuống với T+0 nếu sử dụng thêm một tài khoản uỷ quyền.

    Chiến thuật mua bán theo nhóm

    Chiến thuật có thể cho phép NĐT thực hiện giao dịch với T+0 nhờ lập một nhóm người để mua/bán cùng một loại CP. Giả sử một NĐT mua CP ở đợt khớp lệnh thứ nhất, với giá sàn hay ở một mức giá nào đó. Sang đợt khớp lệnh thứ hai hay thứ ba, giá CP đó tăng, NĐT có thể vay CP từ tài khoản của một người trong nhóm để thực hiện lệnh bán.

    Tất nhiên lệnh bán này được người mà tài khoản có CP đó thực hiện. Điều này cho phép NĐT không vi phạm việc cấm mua/bán một loại CP trong cùng một ngày và giảm chu kỳ mua bán xuống đến T+0.

    Kể cả khi NĐT chưa mua CP đó, nhưng dự đoán ngày hôm sau, hay đợt khớp lệnh sau giá giảm thì có thể vay một lượng CP nhất định của một người trong nhóm để bán và sẽ mua trả lại vào đợt khớp lệnh hôm sau hay ngày hôm sau...

    Chiến thuật này ưu điểm hơn chiến thuật chia nhỏ, vì NĐT không phải chia nhỏ khoản tiền đầu tư của mình nhờ tận dụng được vốn của những người trong nhóm. Bản chất đây cũng giống như nghiệp vụ bán khống.

    Tất nhiên NĐT cũng cần phải so sánh với chi phí giao dịch, nếu sau khi trừ đi chi phí giao dịch mà họ vẫn còn lợi nhuận thì họ có thể thực hiện các giao dịch áp dụng hai chiến thuật này. Hai chiến thuật này đã được áp dụng trong thời gian vừa qua và rất hiệu quả khi thị trường biến động thất thường, hay đang trong chu kỳ điều chỉnh giảm và không biết sẽ đảo chiều khi nào.

    Hiện tại, phương thức thanh toán là chu kỳ T+3, tức sau khi thực hiện giao dịch 3 ngày làm việc thì tiền hay CP mới về tài khoản. Do tiền mặt hay CP được hạch toán vào buổi chiều sau khi kết thúc phiên giao dịch, nên thực chất NĐT chỉ có thể mua/bán vào ngày hôm sau (T+4). Hiện quy định cấm mua và bán một loại CP ở cùng một tài khoản trong cùng một ngày. Các CTCK cũng mới cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán, chứ chưa ứng trước CP do luật chưa cho phép nghiệp vụ bán khống.



    nguồn vinastock
  16. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán




    Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này.

    Rủi ro là kết quả không mong đợi vì nó luôn đi cùng với những khoản đầu tư chứng khoán (CK). Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này.
    1. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán
    Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các CK. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi... là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các CK trên thị trường.
    Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Phản ứng dây truyền này làm tăng số lượng bán, giá cả CK sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở.
    Tiếp đến là rủi ro lãi suất. Giá cả CK thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất. Giữa lãi suất thị trường và giá cả CK có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, người đầu tư có xu hướng bán CK để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá CK giảm và ngược lại.
    Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá CK, lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu (CP) thường. Khi lãi suất tăng làm giá CP giảm vì các nhà đầu cơ vay mua ký quỹ sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều công ty kinh doanh CK hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức lãi suất tăng cũng làm cho chi phí vốn tăng.
    Một yếu tố rủi ro hệ thống khác không kém phần quan trọng là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lợi tức thực tế của CK đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực thế giảm. Giải thích theo lý thuyết hiện tại hoá, một đồng lợi tức của hôm nay thì trong tương lai không còn giá trị một đồng do tác động của lạm phát.
    Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại CK cụ thể nào đó. Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến.
    Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty. Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động. Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoại động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh...
    Rủi ro tài chính cũng là một loại rủi ro không hệ thống. Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty. Công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gồm trả nợ ngân hàng và trả nợ trái phiếu) trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả CP công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ chút nào.
    2. Xác định mức bù rủi ro
    Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định doanh lợi yêu cầu là sử dụng mức lãi suất không rủi ro cộng với mức bù của từng loại rủi ro một. Đầu tiên, chúng ta xác định mức lãi suất không rủi ro (thông thường lãi suất tín phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro), sau đó xác định mức bù rủi ro cho mỗi thị trường. Tổng số rủi ro liên quan đến CK bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Trong đó, rủi ro không hệ thống có thể được loại trừ thông qua việc đa dạng hoá đầu tư, còn rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá.
    3. Quản lý rủi ro
    Việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Thông thường, quản lý rủi ro được chia thành 5 bước:
    Bước 1: Nhận dạng rủi ro
    Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro.
    Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:
    - Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế...
    - Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi sẽ suất tác động đến giá cả CK như thế nào?
    - Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách hàng...
    Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro
    Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được gì và mất gì.
    Bưóc3: Đánh giá tác động của rủi ro
    Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không.
    Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro
    Để quản lý rủi ro có hai chiến lược:
    - Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty.
    - Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ CK phái sinh như chứng quyền, chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian.
    Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp
    Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rui ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, swap... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có tính thanh khoan cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, công cụ này không linh động, không khắc phục được rủi ro cố hữu mà chi phí theo dõi lại khá tốn kém.
  17. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào?



    Thị trường chứng khoán vẫn nóng. Nhiều người lo sợ một bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào? Các nhà kinh tế bàn cãi nhiều và không thống nhất về một mô hình được đa số chấp nhận.

    Soros nhà kinh doanh chứng khoán nổi tiếng có triết lý riêng của mình về sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng mà ông gọi là chuỗi boom-bust (hưng thịnh-suy sụp).

    Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, giá cổ phiếu của một công ty phản ánh những cái căn bản (fundamentals) của công ty đó. Đại loại chúng liên quan đến lĩnh vực và quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, đội ngũ lãnh đạo... của công ty đó, và giá cổ phiếu có thể tính được bằng cách chiết khấu dòng thu nhập dự kiến trong tương lai.

    Soros coi những cái căn bản là quan trọng, song ông coi thiên kiến về những cái căn bản của những người tham gia thị trường và sự nhận biết về thiên kiến của những người khác mới là cái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, ông gọi việc tư duy của chúng ta về giá cổ phiếu ảnh hưởng đến chính giá cổ phiếu là hiện tượng phản thân (reflexivity). Thực ra hiện tượng phản thân phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác (như bất động sản, các quá trình xã hội, chính trị, lịch sử...) song ở đây chỉ giới hạn ở lĩnh vực cổ phiếu.

    Bong bóng khởi đầu với một thiên kiến thịnh hành và một xu hướng thịnh hành. Thí dụ, thiên kiến thịnh hành có thể là sự ưa thích tăng trưởng nhanh thu nhập trên cổ phần dựa vào kỳ vọng giá cổ phiếu tăng mà không chú ý nhiều đến lợi nhuận thực chia cho cổ phần (đến những cái căn bản); xu thế thịnh hành có thể là khả năng của các công ty tạo ra tăng giá nhanh cổ phiếu của mình bằng cách được cổ phần hoá theo giá "bèo", bằng trái phiếu chuyển đổi hay hứa cho quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi.

    Ở giai đoạn đầu (1) xu thế còn chưa được nhận ra. Rồi đến giai đoạn tăng tốc (2), khi xu thế được nhận ra và tự tăng cường bởi thiên kiến thịnh hành. Một giai đoạn kiểm tra (3) có thể xen vào khi giá sụt.

    Nếu thiên kiến và xu thế duy trì, cả hai hiện ra mạnh hơn bao giờ hết (4). Rồi đến giờ phút thử thách (5) khi thực tế không còn duy trì được kỳ vọng bị phóng đại, tiếp theo một giai đoạn chạng vạng (6) khi người ta tiếp tục cuộc chơi, mặc dù họ không còn tin vào nó, với hi vọng họ sẽ được cứu giúp do khôn hơn những kẻ khờ dại.

    Cuối cùng đến một điểm giao (7) khi xu thế sụt giảm và ngay cả những kẻ khờ dại nhất cũng từ bỏ hi vọng. Điều này dẫn đến một sự gia tốc thảm khốc theo chiều ngược lại (8), thường được biết đến như một "sự sụp đổ".





    Như minh hoạ ở hình trên, chuỗi boom-bust có dạng bất đối xứng, với boom kéo dài hơn bust. Đây chỉ là một mô hình, không phải mọi quá trình boom-bust theo cùng hình mẫu này. Trong thị trường tiền tệ hình mẫu đối xứng hơn, tức là bên lên và bên xuống ít nhiều thuận nghịch. Trong thực tế, các quá trình phản thân tương tác, tạo ra các hình mẫu kỳ lạ và đơn nhất. Mỗi trường hợp là khác nhau.

    Các giai đoạn khác nhau có thể có biên độ và trường độ khác nhau. Quá trình phản thân tự kích có thể chẳng bao giờ khởi động được bong bóng. Trong nhiều trường hợp, cơ chế phản hồi phản thân là tự hiệu chỉnh hơn là tự tăng cường để khởi động.

    Một chuỗi boom-bust đầy đủ là một ngoại lệ hơn là thường lệ, nhưng tính phản thân - bất kể tự hiệu chỉnh hay tự tăng cường - là thường lệ trong các thị trường tài chính. Tính phản thân gây ra phản hồi dương, đưa một nhân tố bất định vào thị trường, làm cho diễn biến của thị trường khó có thể tiên đoán được.

    Trong lịch sử thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các thị trường khác đã xảy ra vô vàn những bong bóng như vậy. Vấn đề là hậu quả của sự vỡ bong bóng đến đâu, có nằm trong tầm chịu đựng của nền kinh tế hay không. Có nhiều hậu quả, cả xấu và tốt, không thể lường được trước. Liệu có các cơ chế hữu hiệu hay không để đối phó với những biến động bất thường hay không. Đấy là những vấn đề làm các nhà chức trách đau đầu.

    Làm sao để tránh hay hạn chế tác hại của các bong bóng là vấn đề chính sách hóc búa. Có thể làm lạnh những cơn sốt thị trường bằng nhiều biện pháp, can thiệp hành chính một cách nóng vội, không cân nhắc thường là biện pháp tồi tệ nhất. Dùng các công cụ thị trường, nâng cao nhận thức, tạo cơ chế phòng ngừa rủi ro và biện pháp tuyên truyền, giáo dục có thể có hiệu quả lâu dài.
  18. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Nhận diện một số cổ phiếu tốt trên sàn HoSTC




    Căn cứ theo tiêu chí đánh giá các chỉ tiêu cơ bản để lựa chọn ra được CP tốt đã nêu ở số báo trước, bài viết này xem xét một số Cty tiêu biểu có CP trên sàn TPHCM thoả mãn hay gần thoả mãn các tiêu chí đặt ra của IDB.

    Chỉ tiêu lợi nhuận

    Xét về tăng trưởng thu nhập của cả năm thì những Cty này có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng. STB thấp nhất nhưng cũng đạt con số đáng mơ ước: 174% so với năm 2005. Cá biệt có REE đạt mức 442%. REE có nguồn đầu tư tài chính hiệu quả rất cao, khi Cty này cần vốn cho dự án và bán nguồn đầu tư tài chính này thì lợi nhuận của quý đó sẽ tăng lên rất cao.

    So với mức tăng trưởng thu nhập 25% so với cùng quý của năm trước thì chỉ duy nhất quý I/2006 của HAS không đạt tiêu chí, nhưng các quý sau Cty này có mức tăng trưởng rất tốt và lợi nhuận quý sau luôn tăng cao hơn quý trước.

    Đặc biệt, SAM có chỉ tiêu lợi nhuận thoả mãn tất cả các tiêu chí theo IDB, mức tăng trưởng so với cùng quý năm trước vượt con số 25% rất nhiều và lợi nhuận quý sau cao hơn quý trước.

    Doanh thu bán hàng

    Nhìn vào bảng trên có thể thấy các Cty có doanh thu tăng lên rất cao, cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng của ngành biểu hiện Cty có sức cạnh tranh rất tốt và đang chiếm ưu thế về chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ khác.

    Xét chỉ tiêu này cần phải xem xét kỹ đến trường hợp AGF. Hiện doanh thu của Cty này phụ thuộc chủ yếu vào thị trường xuất khẩu. Khi gia nhập WTO các hàng rào thương mại giảm đi nhiều, nhưng các hàng rào phi thương mại vẫn tồn tại. Cty cần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu.

    Ngoài ra, cũng cần xem xét đến sự biến động về tỉ giá. Bất cứ có rủi ro nào xảy ra tại thị trường này cũng làm cho doanh thu của Cty ảnh hưởng mạnh. Vấn đề nữa cần phải cân nhắc là Cty có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không, điều này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và sự ổn định của lượng nguyên liệu.

    Tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu

    So với tiêu chí 10% của IDB thì chỉ duy nhất có AGF không đạt được. Nguyên nhân chính là Cty chưa hoàn toàn chủ động được nguyên liệu đầu vào. Sự cạnh tranh mua nguyên liệu hiện nay của các Cty thuỷ sản làm chi phí đầu vào tăng mạnh. Một nguyên nhân cũng cần xem xét là trình độ quản lý của lãnh đạo Cty?

    Chỉ tiêu ROE

    Ngoại trừ STB, các Cty khác đều lớn hơn số 17% của IDB đặt ra. Hiện nay, chiến lược Sacombank đang phát triển theo chiều rộng, tức tăng mạnh quy mô tài sản, mở nhiều chi nhánh để quảng bá hình ảnh và chiếm lĩnh thị phần nên hiệu quả sử dụng vốn của cổ đông chưa cao. Điều này sẽ được cải thiện khi Cty điều chỉnh chiến lược sang phát triển theo chiều sâu, tức nâng cao trình độ quản lý và quản lý tốt chi phí.

    Về tình hình giao dịch của các CP này, duy nhất HAS có quy mô giao dịch ở mức thấp so với các CP còn lại do Cty này có vốn điều lệ thấp. Tính đến ngày 1.3.2007, P/E của HAS là 11.87, của AGF là 16.85 (EPS tính theo khối lượng CP lưu hành bình quân). Các Cty còn lại được thị trường chấp nhận với mức P/E rất cao và có quy mô giao dịch ở mức đứng đầu thị trường.

    Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đã sở hữu hết lượng được phép đối với các Cty trên, ngoại trừ HAS. Theo các tiêu chí mà IDB đưa ra thì đây là những cổ phiếu tốt để đầu tư dài hạn
  19. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Một số chỉ tiêu cơ bản để lựa chọn cổ phiếu tốt




    Investor's Business Daily (IBD) là tờ nhật báo của một tổ chức tư vấn và đầu tư uy tín trên thị TTCK quốc tế. Dưới đây là một số gợi ý đánh giá CP tốt mà IBD đưa ra.

    Chỉ tiêu lợi nhuận

    Thu nhập ròng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hay xét trên một đơn vị CP (EPS). Một Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước.
    Một CP tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của CP tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.

    Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những CP có P/E thấp (P/E: Chỉ số giá chia cho thu nhập của mỗi CP), và cho rằng những CP có chỉ số này cao là đắt và không nên mua.

    Thực tế cho thấy, những CP tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên chọn CP của những Cty thua lỗ trước khi Cty đó trở lại trạng thái có lãi khi các nhà đầu tư khác phát hiện ra nó.

    Một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm: Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn những Cty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; lựa chọn Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn Cty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.

    Lượng hàng bán (doanh thu)

    Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một Cty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa CP tốt hãy tìm Cty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập.

    Một số biểu hiện có thể xem xét khi một Cty gia tăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, Cty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, Cty cải thiện sản phẩm cũ.

    Tiêu chí để xác định Cty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó.

    Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề. Cty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.

    Với những nhà bán lẻ, nếu mở thêm một cửa hàng mới cũng làm tăng thêm lượng hàng bán ngay cả khi lượng hàng bán ở những cửa hàng cũ đang xấu đi.

    Cũng cần lưu ý đến việc Cty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.

    Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu

    Lợi nhuận dòng đánh giá tỉ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những Cty có sự tăng về tỉ lệ lợi nhuận dòng/doanh thu. Con số này càng lớn thì Cty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động.

    Lợi nhuận dòng có thể là đầu mối chủ yếu tìm CP để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các Cty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên.

    Tuy nhiên, cũng cần phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập. Mức tăng về lợi nhuận dòng sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của Cty khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả. Nếu lợi nhuận có xu hướng giảm, đó có thể là tín hiệu cho thấy Cty đang đánh mất lợi thế cạnh tranh.

    Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

    Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động tài chính đóng góp cho sự phát triển của Cty. ROE cho biết Cty sử dụng tiền của cổ đông có tốt hay không. Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng lợi nhuận và quản lý hiệu quả.

    Nói chung, nên tránh những Cty có chỉ số này nhỏ hơn 17%. Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những Cty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những Cty đạt trên 40%. Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới đã cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất
  20. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Các chức năng chính của một công ty chứng khoán





    Theo Nghị định 48/CP của chính phủ về chứng khoán và TTCK thì một CTCK có thể hoạt động trong 5 lĩnh vực sau: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và quản lý danh mục đầu tư, do hoạt động môi giới trên TTCK là đặc trưng tiêu biểu nhất của một CTCK cho nên chúng tôi xin được trình bày về phương thức tổ chức hoạt động môi giới của CTCK.

    Khi khách hàng đưa ra lệnh mua hoặc bán chứng khoán thì công việc của bộ phận nghiệp vụ bắt đầu - tức là cả một guồng máy hoạt động nhằm làm cho lệnh đó được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng ta bắt đầu xem xét hậu trường của một CTCK, nhằm hiểu rõ ai làm gì và các quy trình hoạt động trong CTCK ra sao.
    Một CTCK tương tự như công ty sản xuất trong đó sản phẩm của nó chính là dịch vụ mà nó cung cấp cho khách hàng, do đó có các chức năng chính như sau:
    Chức năng tiếp thị và bán hàng
    Tiếp thị nhằm tìm hiểu công chúng đầu tư ưa thích loại chứng khoán nào để từ đó đưa ra được chiến lược cổ phiếu sản phẩm phục vụ khách hàng (như cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ...).
    Công việc bán hàng tiếp bước, sau khi việc tiếp thị hoàn thành và CTCK sẽ chào khách hàng những chứng khoán đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của họ.
    Chức năng "sản xuất"
    Khi nhà môi giới tiến hành một thương vụ thì quy trình thực hiện giao dịch được tiến hành. Việc một giao dịch được xử lý như thế nào là quan trọng nhất vì nó chứng minh cho khách hàng thấy tính chuyên nghiệp của CTCK.
    Chức năng hành chính, hỗ trợ
    Khu vực này trợ giúp, hỗ trợ, duy trì việc giao dịch hàng ngày của công ty. ở các nước, thông thường để thực hiện một lệnh thì các bộ phận chức năng liên quan chủ yếu là:
    1. Bộ phận thực hiện lệnh (Order room): có trách nhiệm xử lý các lệnh mua bán và ghi chép chính xác việc thực hiện các lệnh đó.
    2. Bộ phận mua và bán (Purchase and Sale): xây dựng kế hoạch mua bán chứng khoán và định hướng, điều hòa khách hàng với môi giới.

    3. Bộ phận ký quỹ (Margin): đảm bảo tài khoản của khách hàng luôn trong trạng thái phù hợp với các quy định, chính sách của công ty.

    4. Bộ phận thủ quỹ (Cashiering): thực hiện công việc giao nhận, kho quỹ...

    5. Bộ phận quản lý hồ sơ (Stock record): lập số hiệu và mã tài khoản, kiểm toán, luân chuyển chứng khoán.

    6. Bộ phận kế toán (Accounting): thực hiện công việc hạch toán kế toán .

    7. Bộ phận quản lý cổ tức, tiền lãi trái phiếu (Dividend)

    8. Bộ phận ủy quyền (Proxy): bỏ phiếu cho khách hàng, thông tin cho khách hàng.

    9. Bộ phận chứng khoán (Sale).

    10. Bộ phận quản lý tài khoản mới (New accounts).
    (Nguồn: stockmarket)
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 1)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 714 (Thành viên: 0, Khách: 700, Robots: 14)