1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Kiến thức chứng khóan

Thảo luận trong 'Thông tin khác' bắt đầu bởi DuLi.kx06, 18/06/09.

Mods: vantiep
  1. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Tuần 02 - 06/03/2009: Kinh tế còn xấu, chứng khoán đi ngang



    Tuần này, này một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến những hành động mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng. Mặc dù vậy, các chỉ số chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc, giá vàng và giá dầu dao động mạnh.


    A. Thông tin và biến động vĩ mô

    Kinh tế tài chính thế giới

    Tuần này, này một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến những hành động mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng. Mặc dù vậy, các chỉ số chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc, giá vàng và giá dầu dao động mạnh.

    Một loạt tin tức về kinh tế Mỹ vừa được công bố trong tuần cho thấy kinh tế nước này vẫn hết sức ảm đạm. Ngày 02/3/2009, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết chỉ số ngành sản xuất trong tháng 2 tăng 35.8 điểm, cao hơn 2.2 điểm so với tháng 1, chỉ số ngành dịch vụ giảm còn 41.6 điểm, thấp hơn 1.3 điểm so với tháng trước (các chỉ số nhỏ hơn 50 điểm, đồng nghĩa với ngành này tăng trưởng âm). Cũng trong tháng 2, theo ADP Employer Services có đến 697 ngàn việc làm bị cắt giảm, trong khi đó con số tháng 1 là 614 ngàn. Bộ Thương mại Mỹ cho biết, GDP nước này trong Q4/2008 đã giảm 6.2%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 1982. Như vậy năm 2008, GDP của Mỹ đã giảm 1.1%, mức thấp nhất kể từ năm 2001. Dự báo về triển vọng kinh tế của Mỹ cũng hết sức u ám, theo chủ tịch FED kinh tế của Mỹ năm 2009 tiếp tục suy giảm và chưa thể phục hồi vào năm 2010.

    Thị trường nhà đất của Mỹ chưa có dấu hiệu được cải thiện, buộc chính quyền Tổng thống Obama đưa ra kế hoạch trị giá 75 tỷ USD giúp 9 triệu người vay tiền mua nhà đang gặp khó khăn. Ngoài ra, Chính phủ cũng có kế hoạch hỗ trợ cho Fannie Mae và Freddie Mac 200 tỷ USD/tập đoàn để có thể đứng vững trong cơn bão thị trường nhà đất.

    Những thông tin về Tập đoàn bảo hiểm AIG gây ra những chấn động trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Tuần qua, AIG công bố mức lỗ trong Q4/2008 là 61.7 tỷ USD, lũy kế cả năm là 99.29 tỷ USD. Đây là mức lỗ kỷ lục của một doanh nghiệp từ trước đến nay. Tập đoàn bảo hiểm AIG có đến 74 triệu khách hàng ở 130 quốc gia. Do vậy, bằng mọi giá chính phủ Mỹ phải ra tay cứu tập đoàn này để tránh một thảm hỏa khủng khiếp nếu tập đoàn này bị phá sản. Chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ thêm cho AIG 30 tỷ USD, trước đó đã hỗ trợ 150 tỷ USD.

    Tại Châu Âu, đúng như dự đoán của nhiều người, cuối cùng Ngân hàng Trung ương (NHTW) Châu Âu (ECB) và NHTW Anh (BoE) phải tiếp tục cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. ECB cắt giảm thêm 0.5%, đưa lãi suất về 1.5%/năm, còn BoE cũng đã giảm lãi suất của đồng Bảng xuống chỉ còn 0.5%. Như vậy sau khi trì hoãn trong cuộc họp lần trước cuối cùng ECB cũng phải cắt giảm lãi suất, đây được xem là một giải pháp để tăng cung tiền vào nền kinh tế, gúp ổn định lại thị trường tài chính, thúc đẩy kinh tế phục hồi.

    Kinh tế Nhật Bản không mấy khả quan qua các con số thống kê vừa công bố. Sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2009 đã giảm 9.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 4 GDP của Nhật giảm đến 12.7%, xuất khẩu giảm 45.7%. Trước sự xuống dốc của kinh tế, NHTW Nhật (BoJ), ngày 4/3 đã thông báo mua trái phiếu doanh nghiệp trị giá 150 tỷ Yên (tương đương 1.5 tỷ USD), trước đó BoJ cũng lên kế hoạch mua trái phiếu doanh nghiệp trị giá 1,000 tỷ Yên. Động thái mua trái phiếu của BoJ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thiếu hụt về tài chính.

    Mặc dù có nhiều thông tin xấu như vậy nhưng trong tuần chứng khoán toàn cầu có những phiên đổi sắc nhờ các thông tin đến từ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc dự định sẽ tăng thêm tiền cho gói kích thích kinh tế lên trên 4,000 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra ngân sách chi tiêu của chính phủ năm 2009 tăng thêm 22% so với năm trước, lên mức 7.62 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo mạnh dạn tuyên bố rằng kinh tế Trung Quốc có thể tăng trên 8% trong năm 2009. Tuy vậy, xung quanh vấn đề này cũng còn nhiều điểm phải xem xét. Những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, dịch vụ của Trung Quốc đều sụt giảm mạnh. Xu thế giảm sút trong nền kinh tế đã hiện rõ, cho nên Trung Quốc nếu có tăng thêm gói kích thích kinh tế và tăng chi tiêu của chính phủ thì rất khó để đạt được tốc độ tăng trưởng 8% trong năm 2009.

    Giá dầu thô và vàng có nhiều biến động

    Tuần này giá vàng tiếp tục sụt giảm. Tính cho đến hôm thứ năm, giá vàng đã sụt giảm 8 ngày liên tiếp và có lúc gần chạm mức giá 900 USD/oz. Vào cuối tuần này giá vàng tăng nhẹ trở lại sau khi thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ mất điểm mạnh hôm thứ 5. Như vậy chỉ trong vòng 1 tháng gần đây giá vàng đã có sự biến động rất mạnh. Sự biến động mạnh của giá vàng cho thấy được mức độ rủi ro trong nền kinh tế rất cao.

    Giá dầu thô đã giảm nhẹ vào giữa tuần nhưng đã tăng lên vào cuối tuần. Ngày 06/03 giá dầu thô tại thị trường New York lên mức 45.6 USD/thùng. Nguyên nhân làm cho giá dầu phục hồi trở lại xuất phát từ việc nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc mới đây tuyên bố tăng thêm tiền cho gói kích thích kinh tế. Ngoài ra, dự trữ dầu thô của Mỹ đã sụt giảm trong tuần này và OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 15/3 tới để bàn về việc tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu khai thác.



    Nguồn: kitco.com
  2. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    CỔ PHIẾU VUA BAO GIỜ TRỞ LẠI?


    Cổ phiếu (CP) ngân hàng luôn được các NĐT xem là cổ phiếu “vua” trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn trước đây. CP ngân hàng tăng hay giảm ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng hay giảm của thị trường.

    Tuy nhiên, trong hơn 2 tháng qua, khi CP của các ngành khác như bất động sản, vật liệu xây dựng, cao su, khoáng sản… đều tăng giá mạnh thì CP ngân hàng, bao gồm ACB, SHB, STB, VCB, CTG lại “ì ạch”. CP của ACB chỉ dao động ở mức 44.000-49.000 đồng/CP, SHB 29.000 - 33.000 đồng/CP, VCB 51.000-57.000 đồng/CP, CTG 35.000-38.500 đồng/CP, STB 31.000 - 34.000 đồng/CP (sau khi chia thưởng và phát hành thêm). Các NĐT nắm giữ CP này đã đặt câu hỏi: Liệu bao giờ CP ngành ngân hàng mới được dòng tiền trên TTCK tìm đến?



    Theo phân tích của các chuyên gia thì ngành ngân hàng trong tương lai sẽ vẫn tiếp tục là một trong những ngành thu hút được sự quan tâm của các NĐT do nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

    Đầu tiên là tiềm năng của khối khách hàng cá nhân. Hiện Việt Nam chỉ có khoảng 10% dân số có tài khoản ngân hàng, một con số khá thấp so với sự gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dự tính, lượng khách hàng cá nhân tiềm năng của ngành ngân hàng vào khoảng 25 triệu người.

    Thứ hai là tiềm năng phát triển mảng dịch vụ tín dụng cá nhân và tín dụng DN. Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ cũng là một lĩnh vực hoạt động có khả năng phát triển trong tương lai. Hiện có khoảng hơn 15 triệu người Việt Nam có đủ điều kiện để mở tài khoản ngân hàng và được cấp thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán quốc tế…

    Cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn có khả năng tăng trưởng mạnh trở lại, nhất là khi nền kinh tế thật sự vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng bền vững. Nếu so sánh về chỉ số ROE với một số ngành khác, có thể thấy rõ được mức hấp dẫn của ngành ngân hàng vẫn rất đáng kể.

    Tuy nhiên, theo thống kê mới đây, tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng lớn trong tháng 9 đã giảm xuống còn khoảng 3,8% so với mức bình quân 4,4% trong 6 tháng đầu năm. Với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ là 30%, đến nay đã đạt hơn 26%, nên khả năng ngành ngân hàng đạt lợi nhuận cao vào cuối năm nay khó xảy ra. Mặt khác, tâm lý của NĐT đang có xu hướng quan tâm đến các CP có lợi nhuận đột biến hoặc chia thưởng cao với mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Trong khi đó, lợi nhuận của các CP ngân hàng chỉ dừng lại ở mức đạt hoặc vượt kế hoạch không cao, và kế hoạch này được đặt ra khá thận trọng trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn.

    Mặc dù vậy, CP ngành ngân hàng vẫn thực sự tốt và hấp dẫn để đầu tư. Vì ngoài lĩnh vực hoạt động chính, các ngân hàng còn có nguồn thu từ các dịch vụ khác như: sàn giao dịch vàng, lĩnh vực môi giới bất động sản, CTCK... nên chưa thể khẳng định các ngân hàng không có được sự đột biến về lợi nhuận vào cuối năm. Các chuyên viên phân tích của CTCK cho rằng, khi TTCK phục hồi, VN-Index cuối năm đạt trên 600 điểm thì các ngân hàng sẽ có cơ hội hoàn nhập các khoản dự phòng đầu tư tài chính những năm trước, đem lại phần lợi nhuận đáng kể vào tổng lợi nhuận cuối năm.

    Hệ thống ngân hàng vẫn sẽ là xương sống của nền kinh tế nước ta. Khi nền kinh tế Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại, các ngân hàng sẽ có bước phát triển vượt bậc trong năm 2010 và những năm sau đó. Hy vọng, việc trở lại của nhóm CP “vua” trên TTCK sẽ không còn xa nữa!
    (Nguồn tinnhanhchungkhoanvn)
  3. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    VN-Index: Chờ sóng cuối năm


    ĐTCK-online) Sau khi không vượt qua mốc tâm lý 600 điểm, VN-Index lình xình trong xu hướng giảm điểm. Đến phiên giao dịch ngày 2/10, chỉ số này bất ngờ giảm mạnh 19,26 điểm, xuống còn 549,7 điểm. Tuy nhiên, trong những phiên giao dịch sau đó, song song với tâm lý hoảng sợ xuất hiện ở nhiều nhà đầu tư cá nhân, hoạt động bắt đáy cũng được không ít người chọn lựa, tạo trụ đỡ cho thị trường đứng vững ở mốc trên 550 điểm. Vậy nhà đầu tư có thể kỳ vọng gì ở điểm số thị trường vào cuối năm? Hãy cùng điểm qua những yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến VN-Index trong quý cuối cùng của năm 2009 này.

    Có một số yếu tố được nhà đầu tư kỳ vọng là lực đỡ cho thị trường, nhưng trên thực tế, tác dụng có khả năng không được như mong muốn. Thứ nhất, gói kích cầu thứ hai đang được Chính phủ nghiên cứu và có quyết định cuối cùng vào tháng 10 này. Tuy nhiên, để gói kích cầu phát huy hiệu quả cao nhất, hạn chế trùng lắp, đúng đối tượng, đồng thời đề phòng lạm phát tăng cao, nhiều khả năng đầu năm 2010, gói kích cầu này mới được triển khai. Vì thế, kỳ vọng tác động tâm lý tích cực về giải pháp vĩ mô có lẽ vẫn chưa đến trong 3 tháng cuối năm.

    Để chính thức hóa hoạt động giao dịch ký quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư về giao dịch ký quỹ (margin), cho phép nhà đầu tư được giao dịch vượt quá số tiền có trong tài khoản. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo và còn chờ sự đồng thuận từ nhiều bộ, ban ngành có liên quan. Để dự thảo được xây dựng thành quy phạm pháp luật và có thể đi vào hiện thực ít nhất cũng phải sang năm 2010.

    Về triển vọng lợi nhuận của các DN, đa số công ty niêm yết đều có kết quả kinh doanh quý II và lũy kế từ đầu năm khá tốt, nhưng phần lớn đã được phản ánh từ trước do nhà đầu tư tích cực săn thông tin, thông qua việc công ty ước lợi nhuận thực hiện khi chưa kết thúc quý đã dẫn đến việc đầu tư đón đầu và VN-Index tăng khá ấn tượng trong tháng 9. Ngay cả các công ty có tỷ lệ chia thưởng hấp dẫn cũng không tránh khỏi xu hướng giảm giá ngay sau khi công bố thông tin. Ví dụ như Thu Duc House (mã TDH) chia thưởng 2:1 nhưng không ít nhà đầu tư đã săn được thông tin này nên đã "đón gió" để lướt sóng trước đó, vì thế đến khi thông tin chia thưởng được đăng tải rộng rãi trên báo chí vào ngày 25/9 thì cổ phiếu TDH lại giảm 5 phiên liên tục (trong đó có 4 phiên giảm sàn) tính đến ngày 2/10.

    Mặt khác, trước nhiều cảnh báo từ các chuyên gia, một số CTCK và ngân hàng đã bắt đầu hạn chế hơn trong việc cho vay cầm cố chứng khoán, ứng tiền, cho vay ký quỹ vì lý do an toàn vốn. Trong tuần qua đã có một số CTCK bắt đầu khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng với việc sử dụng đòn bẩy vì khi thị trường quay đầu đi xuống, áp lực bán của những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy sẽ rất lớn, làm cho thị trường càng rớt sâu hơn.

    Một lực cản nữa đối với thị trường là từ nay đến cuối năm, có khá nhiều cổ phiếu mới lên sàn, tăng vốn cũng như phát hành thêm, nên nguồn cung chắc chắn sẽ còn rất mạnh, trong khi dòng tiền sau nhiều phiên giao dịch với khối lượng nhiều ngàn tỷ đồng đã có dấu hiệu cạn dần hoặc tạm nghỉ ngơi.

    Tuy nhiên, những yếu tố ủng hộ xu hướng tăng điểm của VN-Index cũng khá trọng lượng.

    Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các yếu tố vĩ mô được cải thiện rõ rệt và dường như đáy của suy giảm kinh tế đã qua, tạo tâm lý lạc quan trong thời gian qua và tiếp tục nâng đỡ yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trong thời gian tới.

    Thứ hai, có nhiều ý kiến cho rằng, hướng dẫn về đánh thuế chuyển nhượng đối với các hợp đồng góp vốn bất động sản vừa đưa ra trong tuần qua sẽ làm cho dòng tiền chảy vào lại chứng khoán, vì thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đến đầu năm sau mới bị đánh thuế. Đây cũng là một quan điểm và cũng phần nào giải thích cho luồng tiền mạnh mẽ đổ vào chứng khoán trong hai tuần qua.

    Thứ ba, để tránh việc bị đánh thuế trên phần cổ phiếu thưởng, các công ty niêm yết nói chung và các công ty đại chúng nói riêng sẽ ưa thích chia cổ phiếu thưởng hoặc chia tiền mặt trong năm 2009 hơn là tiến hành chia thưởng ở năm 2010.

    Tuần này, VN-Index đang phục hồi khá tốt sau những phiên giảm điểm mạnh. Tuy nhiên, có khả năng xu hướng điều chỉnh giảm vẫn tiếp tục do nhà đầu tư còn khá e dè trước diễn biến điều chỉnh của thị trường nên chưa mạnh dạn giải ngân, đồng thời một số nhà đầu tư còn mắc kẹt sẽ nhiệt tình hơn trong việc bán cổ phiếu.

    Với các yếu tố vĩ mô và vi mô đã phân tích ở trên, dự báo VN-Index sẽ có đợt sóng tăng cuối cùng, để đón mùa chia thưởng cuối năm trước khi bắt đầu một xu hướng mới của năm 2010 - năm mà thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bắt đầu bị đánh thuế.




    Nguyễn Minh Phương, Ths. Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, CTCK ACB (ACBS
  4. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Thị trường tăng mà không nóng


    ĐTCK-online) Chỉ số VN-Index lại tăng lên gần sát với mức đỉnh đã đạt được gần đây là 582 điểm. Tâm lý thị trường đã kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tế sau hai phiên bán sàn hàng loạt.

    Tuy VN-Index tăng điểm, nhưng một số mã tăng nóng thời gian qua đã điều chỉnh giảm 10 - 15% so với mức giá đỉnh đã đạt được trước đó. Một số mã sau khi giảm mạnh có tăng trở lại nhưng cũng chỉ nhích dần trong vài phiên trở lại đây. Chỉ một số ít mã phục hồi mạnh mẽ tăng trần như GMD.

    Điều đó cho thấy, thị trường tăng điểm nhưng không nóng. Ngày 8/10, NĐTNN đã mua ròng trở lại 113 tỷ đồng tại sàn TP. HCM và 15 tỷ đồng tại sàn Hà Nội. Ngày 9/10, họ bán ròng 76 tỷ đồng lên sàn HOSE và mua rong hơn 13 tỷ đồng lên sàn HNX. Đây là tín hiệu tích cực hậu thuẫn cho xu thế đi lên của thị trường được kỳ vọng là sẽ tiếp tục diễn ra vào nửa cuối tháng 10.

    Sau hơn hai phiên thị trường giảm điểm mạnh và bị bán tháo, đã lộ ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn khi giá cổ phiếu giảm tương đương chỉ số P/E chỉ còn dưới 10 lần. Một mức giá phù hợp để đầu tư khi giá cổ phiếu đã xác lập mặt bằng giá mới so với mấy tháng trước.

    Giới đầu tư hy vọng, đến cuối năm các cổ phiếu này có thể tăng giá lên mức tương đương P/E bằng 12 lần.

    Một số mã chứng khoán giảm nhưng đang được bên mua, mua vào từ từ ở mức giá thấp. Một số mã khác, khối lượng giao dịch mỗi phiên giảm mạnh do bên mua chỉ mua ở mức giá thấp nhưng bên bán lại không có nhu cầu bán ở giá thấp. Nếu bên bán không chịu bán giá thấp, thông tin kinh tế vĩ mô không có gì xấu, ngày càng tốt hơn thì sớm muộn gì bên mua cũng mất kiên nhẫn, phải mua vào để tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu trong một thị trường ở xu thế đi lên.

    Tỷ lệ dùng đòn bảy tài chính có phần nguội bớt sau hai phiên bán tháo cuối tuần trước. Lý do duy nhất khiến thị trường giảm mạnh đã được giải tỏa một phần tương đối lớn. Vì thế, thị trường tăng điểm một cách chậm rãi, tăng trong sự phân hóa giữa các cổ phiếu, trong xu thế giằng co từng bước giá một của mỗi cổ phiếu tạo xu thế tăng lành mạnh cho thị trường hiện nay. Tăng mà không nóng.

    Đặc biệt, đây là thời điểm các NĐT thạo tin mua gom những cổ phiếu có thông tin chia thưởng cổ phiếu dự kiến sẽ được công bố trong tháng 10. Số lượng cổ phiếu có thông tin chia thưởng cổ phiếu trong tháng 10 sẽ rất nhiều do nhiều DN đã hết thời hạn 2 năm, được sử dụng thặng dư vốn đã phát hành để tăng vốn điều lệ. Mặt khác, các DN này đều khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong năm 2010. Trong đó, lạc quan nhất phải kể đến DN nhóm ngành bất động sản, tiếp theo là thủy sản, vật liệu xây dựng…

    Tâm lý thị trường đang diễn ra theo hướng trái chiều với tuần trước. Dưới áp lực của đòn bảy tài chính, tuần trước chỉ cần bên mua ngừng mua là bên bán mất tinh thần phải bán mạnh để trả nợ, thoát ra khỏi thị trường. Còn hiện nay, chỉ cần bên mua ngừng bán giá thấp là bên mua phải chấp nhận mua với giá cao, thị trường tất yếu sẽ lên điểm.

    Tuy nhiên, vẫn còn một chút ẩn số cho thị trường, đó là chính sách tín dụng và ảnh hưởng của việc tăng cung trên thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều khả năng hai ẩn số này sẽ không thể tác động quá tiêu cực đến thị trường như việc lạm dụng đòn bảy tài chính trong thời gian vừa qua.




    Thành Nam
  5. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    TTCK ngóng gói kích cầu thứ hai


    ĐTCK-online) Nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ quan điểm nên có gói kích cầu thứ hai trong khi Chính phủ đang tham khảo ý kiến các chuyên gia, để cân nhắc có đưa ra gói kích cầu tiếp theo vào cuối tháng 10 này hay không. Vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của NĐT, bởi nếu gói kích cầu thứ hai chính thức được thực thi sẽ tạo ra lực đỡ đáng kể về tâm lý cho TTCK.

    Một câu hỏi đặt ra là gói kích cầu thứ hai nên kích vào đâu và kích như thế nào để mang lại hiệu quả? Theo nhiều ý kiến, ngoài hỗ trợ tín dụng, gói kích cầu thứ hai cần có những biện pháp phi tín dụng như cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, để kích thích nền kinh tế theo hướng dài hơi.

    Ủng hộ quan điểm cần có gói kích cầu thứ hai, nhưng chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, gói kích cầu này phải khắc phục được những hạn chế của gói kích cầu thứ nhất: hỗ trợ quá nhiều đối tượng, chưa kiểm soát chặt chẽ luồng vốn đưa ra, còn xuất hiện cơ chế xin - cho khi làm thủ tục vay vốn…

    Về hỗ trợ tín dụng, theo ông Doanh, gói kích cầu thứ hai nên thu hẹp đối tượng được hỗ trợ, trong đó tập trung cho các DN nhỏ và vừa, bởi hiện chỉ có 20% số DN này tiếp cận được với nguồn vốn kích cầu, trong khi khối DN nhỏ và vừa tạo ra một lượng của cải, việc làm khá lớn cho xã hội. Với quan điểm không nên hy sinh ngân sách để hỗ trợ tràn lan, ông Doanh đề xuất, nếu tiếp tục hỗ trợ lãi suất thì khoản hỗ trợ phải thấp hơn 4%/năm, vì giữ mức như hiện nay làm méo mó lãi suất quá lớn. Đặc biệt, trong quá trình triển khai hỗ trợ lãi suất cần công khai các điều kiện để tạo cơ hội bình đẳng cho các DN trong tiếp cận vốn.

    Cũng với quan điểm nên có gói kích cầu thứ hai và không nên hỗ trợ tràn lan, TS. Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương đề xuất một cách làm khác, đó là ban hành chính sách để những DN nào có dự án, có chương trình sử dụng vốn mà tạo ra nhiều công ăn việc làm, hiệu quả, thì được cho vay vốn ưu đãi với mức lãi suất không quá thấp để loại bỏ nguy cơ DN vay tiền xong không đưa vào sản xuất - kinh doanh, mà gửi lại ngân hàng để ăn lãi suất chênh lệch.

    Theo TS. Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, vốn chỉ là một yếu tố trong gói kích cầu thứ hai. Để đảm bảo hiệu quả cho gói kích cầu này, cần đánh giá chính xác tác động của gói kích cầu thứ nhất đến đâu, nhằm giới hạn lại những đối tượng cần hỗ trợ. Trên cơ sở làm rõ mục tiêu ưu tiên của nền kinh tế trong thời gian tới, mà xác định những nhóm đối tượng cần hỗ trợ tín dụng, vừa giúp sử dụng đồng vốn hiệu quả, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Khi kinh tế vĩ mô tốt, thì sẽ tác động tích cực trở lại DN và dĩ nhiên TTCK sẽ được hỗ trợ.

    Các ý kiến cũng cho rằng, do gói kích cầu thứ hai không phải là “chữa cháy” mà nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế, nên Chính phủ cần nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, để giúp DN giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Trước mắt, cần thực hiện triệt để mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện Đề án 30 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    Nhiều ý kiến cũng đề xuất nên ưu tiên gỡ “nút thắt” về đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng. Theo ông Kiêm, gói kích cầu thứ hai nên tăng nguồn vốn cho hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm… Các công trình này sẽ tạo động lực thu hút đầu tư, qua đó mở ra các cơ hội kinh doanh cho DN, giúp nền kinh tế sớm lấy lại đà tăng trưởng bền vững.

    Tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng là cần thiết, nhưng ông Doanh cho rằng, để giảm thiểu phát sinh tiêu cực, gói kích cầu thứ hai nên làm rõ các danh mục đầu tư, nguồn vốn, nhất là thiết lập cơ chế giám sát việc giải ngân và sử dụng nguồn vốn này…

    Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, tuy khủng hoảng đã đến đáy, nhưng DN còn nhiều khó khăn nên vẫn cần hỗ trợ.

    Hiện nay, có 2 luồng ý kiến về gói kích cầu thứ hai. Ý kiến thứ nhất là tiếp tục hỗ trợ lãi suất với mức khoảng 2% trong 6 tháng đầu năm 2010, chỉ dành cho đối tượng sản xuất và xuất khẩu. Luồng ý kiến thứ hai không dùng biện pháp hỗ trợ lãi suất, thay vào đó là thông qua việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất tái cấp vốn cho NHTM, cùng với việc giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp, tạo điều kiện cho DN được hưởng lãi suất không quá cao... Những vấn đề này hiện đang được Chính phủ nghiên cứu và sẽ sớm có kết luận cuối cùng.




    Hữu Hòe
  6. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan cổ đông nội bộ PAC và DDM
    12/10/2009 14:25:21


    (ĐTCK-online) Thông tin từ Sở GDCK Tp. HCM (HOSE) cho biết, bà Hồ Thị Nam Chi, vợ ông Trương Võ Văn Chính, Phó tổng giám đốc CTCP Pin ắc quy miền Nam (PAC) đăng ký bán 20.000 cổ phiếu trong tổng số 64.890 cổ phiếu PAC nắm giữ và đã bán xong 16.890 cổ phiếu. Sau giao dịch bà Chi nắm giữ 48.000 cổ phiếu PAC.


    Tiếp đó, từ ngày 9/10 đến ngày 31/12, bà Chi đăng ký bán tiếp 30.000 cổ phiếu PAC.

    Bên cạnh đó, HOSE còn cho biết, ông Võ Quốc Hùng, chồng bà Võ Thị Hồng Thái, thành viên Ban kiểm soát CTCP Hàng hải Đông Đô (DDM) đăng ký bán toàn bộ 2.280 cổ phiếu DDM nắm giữ từ ngày 13/10 đến ngày 13/12.




    T.Thanh
  7. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Vẽ lại bức tranh thị phần môi giới chứng khoán


    Tháng 8, giá trị giao dịch trên HOSE vượt quá 2.000 tỷ đồng/phiên; tháng 9 vượt 3.500 tỷ đồng/phiên. Cùng với việc khối lượng cổ phiếu được sang tên với tốc độ chóng mặt, doanh thu từ hoạt động môi giới tại các công ty chứng khoán đang ở thời kỳ hoàng kim.

    Tuy nhiên, nếu mảng môi giới cho nhà đầu tư nước ngoài, các cựu binh vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế thì bức tranh về thị phần môi giới trong nước tháng 8 đã được vẽ lại bởi các công ty chứng khoán năng động…

    Trong nước: Vòng nguyệt quế cho người năng động

    Tổng kết tháng 8/2009, trên HOSE, vị trí dẫn đầu thị phần môi giới (tính theo giá trị môi giới giao dịch cổ phiếu) giữa các công ty chứng khoán đã có sự đổi ngôi. Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) vươn lên dẫn đầu toàn thị trường mảng môi giới cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước.

    Sự thăng tiến nhanh chóng của TSC quả là rất đáng nể, bởi lẽ, cuối quý 1/2009, Công ty mới chỉ đứng vị trí thứ 9, chiếm 3,53% thị phần môi giới cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước. Hiện tại, TSC mới thu hút hơn 18.000 tài khoản - vị trí thứ 14 trong số các công ty chứng khoán.

    Bất chấp con số khá khiêm tốn này, TSC tỏ ra là công ty chứng khoán triển khai hoạt động tư vấn môi giới hiệu quả nhất! Vị trí thứ 2 và thứ 3 trong tháng 8, lần lượt thuộc về Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Vị trí kế tiếp do một tên tuổi trẻ trung nắm giữ: Công ty Chứng khoán KimEng (KEVS) - mới đi vào hoạt động đúng 1 năm rưỡi! Đứng thứ 5 là công ty chứng khoán Chứng khoán Tp. HCM (HSC).

    Có hai lý do giải thích cho việc bức tranh thị phần môi giới đang được vẽ lại giữa các công ty chứng khoán, trong đó đáng chú ý là sự tiến bộ của một số công ty chứng khoán như TSC, SBS, KEVS…

    Thứ nhất, đó là sự chuyên nghiệp hóa trong hoạt động môi giới tại nhiều công ty chứng khoán bằng cách nâng hoạt động môi giới theo hướng gần với mô hình của các thị trường chứng khoán phát triển.

    Thứ hai, nhiều công ty chứng khoán có ưu thế về nguồn vốn do sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các ngân hàng mẹ. Các công ty chứng khoán này có khả năng cung cấp nhiều gói dịch vụ linh hoạt giúp nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, gia tăng cơ hội tạo ra lợi nhuận “kép” lúc thị trường chứng khoán đi lên.

    Trong khi đó, tại nhiều công ty chứng khoán gạo cội như Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) và Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) - là nhóm công ty chứng khoán thu hút được số tài khoản nhiều nhất thị trường, có thể do cơ chế hoạt động hoặc nguyên tắc thận trọng nên các công ty chứng khoán này đang tụt dần xuống phía sau của bảng xếp hạng.

    Top 10 cũng xuất hiện hai gương mặt mới đi vào hoạt động 2 năm qua là Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) và Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS)…

    Nước ngoài: Gương mặt các cựu binh

    Nếu như sức trẻ đang phần nào lấn lướt ở mảng môi giới trong nước, thì ở mảng môi giới nước ngoài, các gương mặt cựu binh hoàn toàn chiếm ưu thế. Tính đến cuối tháng 8, SSI vẫn dẫn đầu (28,5% thị phần). Đây cũng là công ty chứng khoán thu hút được số tài khoản của khối nhà đầu tư nước ngoài đông đảo nhất hiện nay, chiếm 25% toàn thị trường.

    Kế tiếp là HSC chiếm thị phần môi giới hơn 20%, với ưu thế là Công ty Chứng khoán thu hút được nhiều tổ chức nước ngoài. Theo thống kê nhanh từ HSC, trong tháng 9, công ty có thể vươn lên chiếm 33% thị phần môi giới cho khối ngoại (con số cụ thể chưa được công bố chính thức).

    Hai vị trí kế tiếp lần lượt thuộc về hai công ty chứng khoán gạo cội, có mặt trên thị trường ngay từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam mới khai sinh: Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và ACBS. Chỉ tính riêng 4 “ông kẹ” trên đã nắm 80% thị phần môi giới cho khối nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 8!

    Giải bài toán cạnh tranh

    4/5 công ty chứng khoán đang dẫn đầu thị phần môi giới trong nước đã nâng mức chuyên nghiệp hóa hoạt động môi giới thêm một bước bằng cách chia khách hàng theo nhóm và mỗi nhân viên môi giới phụ trách tư vấn cho một nhóm khách hàng.

    Hoạt động của phòng phân tích được đẩy mạnh để tư vấn tốt nhất cho từng nhóm khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn. Điều này khiến tốc độ vòng quay vốn của nhà đầu tư được đẩy lên cao.

    Đây là một trong các lý do giải thích vì sao những công ty chứng khoán thuộc nhóm 2 (dưới 30.000 tài khoản) lại đang chiếm các thứ hạng đầu. Sẽ không lạ nếu như thời gian tới, nhiều công ty chứng khoán lớn bày tỏ sự “cầu thị” khi phát triển mô hình quản lý năng động, tương tự những đàn em.

    Tổng giám đốc của một công ty chứng khoán hạng trung về môi giới nói với chúng tôi, suốt hơn hai tháng qua, ông vẫn ráo riết đàm phán với một số ngân hàng tìm nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư tại công ty. Cung cấp các dịch vụ đòn bẩy tài chính cho nhà đầu tư là cách một số công ty chứng khoán nhắm tới, nhằm tăng thị phần, giữ chân được nhà đầu tư cũ và thu hút nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, hiện nay việc này không đơn giản.

    Thứ nhất, nguồn tín dụng trực tiếp vào các kênh đầu tư “nóng” như chứng khoán đã đạt tới giới hạn và luôn bị kiểm soát chặt.

    Thứ hai, các ngân hàng hầu hết đã có công ty chứng khoán trực thuộc hoặc tham gia góp vốn, mua cổ phần của một số công ty chứng khoán khác. Các công ty chứng khoán bên ngoài khó có thể tiếp cận nguồn tín dụng này.

    Giao dịch ký quỹ (cho phép nhà đầu tư mua chứng khoán vượt quá số tiền thực có trong tài khoản) là biện pháp được nhà đầu tư và cả các công ty chứng khoán trông đợi bấy lâu nay. Cơ quan quản lý đang cân nhắc việc này.

    Thực tế, thời gian qua đã có khá nhiều công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư thực hiện - một lý do giúp nhiều công ty chứng khoán tăng thị phần nhanh chóng. Nếu “đèn xanh” được cơ quan quản lý chính thức “bật” trong thời gian tới, sự cạnh tranh về thị phần giữa các công ty chứng khoán sẽ tiếp tục sôi động.

    Trong khi chờ đợi, một số công ty chứng khoán tiếp tục khuyến khích nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc cảnh báo hoạt động quá đà này đã có, nhưng giống như tấm biển báo giao thông ở đoạn đường nguy hiểm, có rồi, nhưng những người chủ quan vẫn lờ đi. Và tai nạn vẫn có thể xảy ra!

    Giang Thanh (Đầu tư Chứng khoán)
  8. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Nghịch lý lợi nhuận ngân hàng


    Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu hồi phục, nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước đang đứng trước những khó khăn chồng chất, thậm chí nhiều DN phải cắt giảm nhân công, cắt giảm chi phí… để tránh phá sản thì ở chiều ngược lại, các ngân hàng (NH) trong nước lại được mùa lợi nhuận. Một nghịch lý rất hiếm thấy, nếu như nhìn sang các nước khác như: Hoa Kỳ, Anh hay Pháp…, tác nhân đầu tiên chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế là NH chứ không phải DN. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nghịch lý trên?


    ACB đạt lợi nhuận cao trong 6 tháng đầu năm.
    Theo số liệu công bố của các NH, lợi nhuận trong 8 tháng đầu năm hết sức khả quan, không ít NH đã cán đích sớm hơn kế hoạch đề ra tới 4 tháng. Đứng đầu là NH TMCP Á Châu (ACB) công bố mức lợi nhuận trước thuế đạt 1.400 tỷ đồng. NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) công bố đạt 1.054 tỷ đồng. NH TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) đạt lợi nhuận trước thuế hơn 600 tỷ đồng, tương đương 244% so với cùng kỳ năm 2008 và đã vượt khoảng 10% so với kế hoạch đề ra cho cả năm nay.

    NH TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng đạt lợi nhuận hơn 431 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 28%. NH TMCP An Bình (ABBank) đạt lợi nhuận trước thuế 245,9 tỷ đồng. NH TMCP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2009, với hơn 172 tỷ đồng, sau khi đã trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro. NH Kỹ thương (Techcombank) cho biết, 8 tháng đầu năm đạt 1.425 tỷ đồng… Trước đó, NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng công bố mức lợi nhuận trước thuế khoảng 900 tỷ đồng, NH Đông Á (DongA Bank) 385 tỷ đồng, SCB 380 tỷ đồng; NH Sài Gòn 380 tỷ đồng, Ngân hàng Liên Việt 340 tỷ đồng, NH Sài Gòn - Hà Nội 250 tỷ đồng…

    Khi các NH đều công bố lợi nhuận, khiến cho các DN ngậm ngùi. Bởi họ là khách hàng chính, mang lại trên 50% nguồn thu cho NH. Càng buồn hơn khi phần lớn các DN phải vật lộn với suy thoái, nhiều nơi báo lỗ, thậm chí đóng cửa, thì NH vẫn ăn nên làm ra. Điều này cho thấy phương châm “Cùng chia sẻ lợi nhuận, thành công với DN...” ở các NH có phần khiên cưỡng.

    Ông Nguyễn Quang Thuật, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu FOODINCO cho rằng: Hiện nay, các DN hết sức khó khăn sau cuộc suy thoái kinh tế, nợ xấu các DN với NH ngày càng tăng. Nhiều DN tư nhân chấp nhận phá sản để thành lập DN mới và trốn nợ NH. Trong bối cảnh khó khăn như vậy mà các NH vẫn lãi lớn thì quả là đáng buồn cho DN. Hậu quả của việc đua tăng lãi suất trong nhiều năm qua và các tác động phụ của các giải pháp điều chỉnh của nền kinh tế đều đổ lên đầu DN, nhiều DN phải chết oan. Hiện tại, vẫn có nhiều DN phải trả lãi NH ở mức trên 20% do những hợp đồng vay trước đây.

    Có thể thấy rằng, trong cơ cấu lợi nhuận của hầu hết các NH cổ phần, nghiệp vụ cốt lõi như quản lý và kinh doanh tiền tệ, tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, tài trợ thương mại, tín dụng vẫn chiếm phần lớn. Chẳng hạn Techcombank, mảng NH truyền thống đóng góp 70% lợi nhuận 6 tháng đầu năm, 30% còn lại đến từ các hoạt động kinh doanh và đầu tư khác như trái phiếu, kinh doanh vàng. Riêng hoạt động cho vay với nền kinh tế vẫn chiếm tới 50% doanh thu của Techcombank. Tỷ lệ này ở MB còn cao hơn, 60%. Thậm chí có NH lớn vẫn duy trì tỷ lệ 70%.

    Đồng quan điểm với ông Thuật, giám đốc một DN cho rằng: Không chỉ gặp khó khăn trong lãi suất, DN còn gặp khó trong việc mua đôla ở NH với giá cao hơn giá niêm yết, làm cho chi phí đội lên; đó là chưa kể các khoản chi phí “đen”. Điều này, khiến cho DN phải giảm lãi, thậm chí thua lỗ... Và các DN đều cho rằng NH được ưu đãi nhiều hơn DN trong các chính sách.

    Nhiều người vẫn thắc mắc rằng: Trong bối cảnh chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra còn rất thấp, kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, vì sao nhiều NH cổ phần vẫn công bố những con số lợi nhuận khá lớn, trong khi DN thì lao đao? Và liệu những con số được công bố này có đáng tin cậy hay không thì phải đợi đến năm sau mới biết được. Tuy nhiên, vấn đề mà các DN bức xúc là nhiều NH hầu như không để ý đến khó khăn của DN mà chỉ lo phần lợi nhuận của mình mà thôi.






    (Theo Bài và ảnh: PHƯƠNG UYÊN/ĐN)
  9. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    cảm ơn bạn! bài viết khá hay! Cho ta nhìn thấy toàn cảnh thị trường.
  10. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    REPO NGÓNG HƯỚNG DẪN


    ĐTCK-online) Thiếu quy định pháp lý về hợp đồng mua - bán lại chứng khoán (repo) là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mạnh CTCK nào công ty nấy thực hiện trong cung cấp dịch vụ repo đang diễn ra trên TTCK. Hệ quả là khi xảy ra tranh chấp, NĐT thường bị "thua thiệt". Trong khi công cụ mà NĐT đang trông chờ là Thông tư hướng dẫn giao dịch mua - bán lại chứng khoán của CTCK vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

    Dịch vụ repo đang được các CTCK triển khai mạnh, song do chưa có hướng dẫn từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) nên CTCK tự soạn sẵn hợp đồng với những điều khoản có lợi cho mình.

    NĐT Nguyễn Gia Cương bức xúc, ngày 10/9/2008 anh ký 2 hợp đồng repo với CTCK AP. Hợp đồng thứ nhất, anh repo 15.000 cổ phiếu EMC do CTCP Cơ điện Hà Giang phát hành, với giá tại ngày ký hợp đồng là 10.000 đồng/CP. Anh Cương còn ký hợp đồng repo 42.000 cổ phiếu DVSC do CTCP Chứng khoán Đại Việt phát hành, với giá 5.000 đồng/CP, trong khi thị giá tại ngày ký hợp đồng là 12.000 đồng/CP. Ngày 29/10/2008, anh Cương ký tiếp với AP hợp đồng repo 20.000 cổ phiếu EMC với giá 5.000 đồng/CP, bằng 1/3 thị giá. Thời hạn của 3 hợp đồng trên đều là 2 tháng. Trong quá trình giao dịch, AP đã cho anh Cương quá thời hạn các hợp đồng tới 5 tháng với điều kiện anh phải nộp tiền chứng khoán bị giảm giá, phí vay quá hạn với lãi suất 0,1% tổng giá trị hợp đồng/ngày. Theo anh Cương, dù đã tuân thủ các quy định này và phía Công ty cũng không có thoả thuận gì khác với anh, nhưng không hiểu sao AP tự ý bán toàn bộ chứng khoán repo của anh với giá thấp so với mặt bằng giá thị trường, gây thiệt hại cho anh gần 1 tỷ đồng. Hợp đồng mua - bán lại chứng khoán (repo) là thỏa thuận giữa CTCK và khách hàng, theo đó CTCK thỏa thuận mua chứng khoán của khách hàng và cam kết bán lại cho khách hàng vào thời điểm trong tương lai với mức giá xác định, đồng thời khách hàng thỏa thuận bán chứng khoán cho CTCK và cam kết mua lại chứng khoán tại một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định.


    Một NĐT khác ở Hà Nội cho biết, anh vừa bị CTCK P tự ý bán 30.000 cổ phiếu FPTS mà anh repo. Sắp hết thời hạn thanh lý hợp đồng, CTCK P cho nhân viên gọi điện báo anh lên làm thủ tục mua lại chứng khoán repo. Vì gia đình có đám hiếu, nên NĐT này để quá hạn hợp đồng 5 ngày. Sau đó, anh lên thanh lý hợp đồng mới hay CTCK đã bán toàn bộ số cổ phiếu repo của anh với lý do quá hạn hợp đồng. Không chấp nhận cách hành xử này, anh đưa hợp đồng repo đã ký với Công ty ra, thì có hẳn một điều khoản quy định mọi thông báo từ phía Công ty phải được gửi bằng văn bản đến NĐT. Sau nhiều lần cam kết sẽ đền bù thiệt hại, NĐT vẫn… chờ đợi.

    Nhìn vào các hợp đồng repo đang được sử dụng hiện nay có thể thấy, NĐT bị "trói" trách nhiệm rất nặng nề như: trả phí thu xếp tài chính khi ký hợp đồng, lãi suất repo, lãi suất phí vay quá hạn, mua lại chứng khoán khi giảm giá mạnh…

    Do thường thua thiệt khi xảy ra tranh chấp hợp đồng repo, nên NĐT, nhất là NĐT nhỏ lẻ đang mong đợi Thông tư hướng dẫn giao dịch mua - bán lại chứng khoán của CTCK được ban hành càng sớm càng tốt. Theo NĐT Nguyễn Gia Cương, anh cũng như nhiều NĐT khác trông chờ văn bản pháp lý này, bởi với các quy định trong dự thảo lần 2 của Thông tư đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi có khá nhiều quy định mang tính định lượng ràng buộc trách nhiệm của CTCK. Chẳng hạn, tổng giá trị mua chứng khoán của CTCK trong các giao dịch repo đối với một khách hàng cá nhân không được vượt quá 1% vốn chủ sở hữu CTCK và không quá 5 tỷ đồng; đối với khách hàng là tổ chức không vượt quá 3% và 20 tỷ đồng. Đặc biệt, nếu CTCK không thực hiện nghĩa vụ bán lại chứng khoán cho khách hàng theo đúng thời hạn hợp đồng, CTCK phải đền bù toàn bộ thiệt hại cho khách hàng theo yêu cầu của khách hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài việc phải báo cáo UBCK về giao dịch repo định kỳ hàng tháng, CTCK còn phải báo cáo theo yêu cầu của UBCK...

    Tuy nhiên, theo NĐT Nguyễn Ngọc Tân, trong dự thảo Thông tư không có quy định về mức phí thu xếp tài chính khi ký hợp đồng, lãi suất repo, lãi suất phí vay quá hạn…, trong khi trên thực tế đây là những vấn đề CTCK thường "xử ép" NĐT. Bởi vậy, Thông tư cần bổ sung quy định về các nội dung này để tránh tình trạng mỗi CTCK làm một kiểu như hiện nay.

    Trao đổi với ĐTCK, Phó chủ tịch UBCK Nguyễn Đoan Hùng cho biết, việc xây dựng Thông tư là nhằm xử lý những tranh chấp phức tạp xảy ra trong giao dịch repo trên TTCK hiện nay; phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong giao dịch. Để Thông tư sớm được ban hành, UBCK đang chuẩn bị bản dự thảo mới nhất, trình Bộ Tài chính xem xét, thông qua.

    (nguon: tinnhanhchungkhoan.vn)
  11. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    “Cú hích” từ những báo cáo chính thức

    Báo cáo tài chính quý III của DN chưa được chính thức công bố, nhưng trên thị trường đã xuất hiện khá nhiều thông tin rò rỉ về các thông số này. Hiện tại, giá chứng khoán phần nào đã phản ánh kết quả kinh doanh của các DN, tuy nhiên, theo nhận định của Ths. Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Khối Phân tích, CTCK APEC, khi báo cáo quý III chính thức được công bố vẫn có thể tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến thị trường.
    Theo ông, kết quả kinh doanh quý III của những nhóm ngành nào đã phản ánh nhiều vào giá cổ phiếu?

    Diễn biến giá chứng khoán cho thấy kết quả kinh doanh của nhiều DN ngành bất động sản như VC3, VMC, NTL, HAG… đã phản ánh rất rõ vào thị giá cổ phiếu, mặc dù nhiều DN trong ngành chưa chính thức công bố lợi nhuận. Điều này cũng diễn ra ở nhóm cổ phiếu được cho là có lợi nhuận đột biến trong năm 2009 như DRC, BMP, NTP, PAC, CSM…
    Diễn biến trên có đồng nghĩa với khả năng nhóm cổ phiếu này khó tăng giá mạnh trong thời gian tới hay không, theo ông?

    Thực ra, tiềm năng tăng giá của các nhóm này vẫn còn, nhưng sẽ không mang tính đột biến như trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhóm DN sản xuất nhựa, cao su hay chứng khoán vẫn có thể còn tiếp tục tăng giá nếu có thông tin hỗ trợ từ phía DN như chia tách, thưởng cổ phiếu… Đây là những thông tin mà NĐT rất ưa thích.


    Những nhóm ngành nào theo ông sẽ có “sóng” khi kết quả kinh doanh được công bố?

    Khi kết quả kinh doanh quý III của DN được công bố, thị trường sẽ phân hóa mạnh. Kết quả kinh doanh quý III của nhiều nhóm ngành sẽ rất khả quan và tác động tích cực đến thị trường. Trước hết, phải kể đến nhóm ngành được hưởng lợi từ lãi suất thấp và giá vốn hạ như ngành nhựa, sản xuất săm lốp, bất động sản, kinh doanh gas… Tuy nhiên, những nhóm ngành “nóng” này đã được nhiều NĐT quan tâm và đẩy giá cổ phiếu lên khá nhiều. Một nhóm ngành khác NĐT nên quan tâm là thủy điện. Năm nay, các DN thủy điện ở Nam Bộ sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn do lượng mưa lớn, nên sản lượng sẽ tăng cao. Hơn nữa, lãi vay năm 2009 giảm sẽ làm giảm chi phí tài chính của các DN trong ngành này.
    Theo nhận định của ông, đâu là những nhóm ngành có kết quả kinh doanh không được “đẹp”?
    Những DN trong ngành xuất khẩu và vận tải biển vẫn còn khó khăn… Những năm 2004 - 2007, nhóm ngành này đạt lợi nhuận rất cao, cổ phiếu được nhiều NĐT săn lùng. Tuy nhiên, trong năm nay, kết quả kinh doanh của các DN xuất khẩu suy giảm mạnh. Ngoài những khó khăn về thị trường, một nguyên nhân khác khiến kết quả kinh doanh của nhóm ngành này bị suy giảm là do tỷ giá. Kể từ năm 2004, tỷ giá thực của đồng Việt Nam so với USD suy giảm khoảng gần 26% do lạm phát của chúng ta cao hơn lạm phát của Mỹ, trong khi tỷ giá danh nghĩa không tăng mạnh. Do vậy, nhiều DN trong ngành xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, trừ một vài điểm sáng trong ngành thủy sản là lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn.
    Những tác động trái chiều trên sẽ ảnh hưởng ra sao đến TTCK, thưa ông?
    Thị trường đã có những phiên tăng điểm liên tiếp do được hỗ trợ từ TTCK thế giới, kinh tế vĩ mô đã có nhiều dấu hiệu tích cực về tăng trưởng. Thế nhưng, những phiên vừa qua chưa đủ cơ sở để khẳng định đã hình thành sóng tăng mới của thị trường. Để VN-Index tăng lên trên 600 điểm, cần có dòng tiền rất lớn chảy vào chứng khoán. Theo tôi, NĐT cần thận trọng ở thời điểm nhạy cảm này, nên cơ cấu danh mục theo các yếu tố cơ bản, mang tính trung hạn. Về ngắn hạn, thị trường sẽ có sự phân hóa theo kết quả kinh doanh, bởi vậy NĐT nên cơ cấu danh mục sang những cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt, chỉ số định giá như P/E, P/BV hợp lý. Về kinh tế vĩ mô, mặc dù vẫn tiềm ẩn những bất ổn về lạm phát và thâm hụt thương mại, nhưng năm 2010 nền kinh tế sẽ hồi phục và sẽ tác động tốt đến TTCK, xu hướng dài hạn của thị trường vẫn khả quan
  12. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Thức trắng cùng DowJones, VN-Index mạnh mẽ đi lên
    15/10/2009 11:59:47


    (ĐTCK-online) 1h00 sáng ngày 15/10, nhiều nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam vẫn đang thức. Không phải họ đang xem một trận thi đấu bóng đá mà đang theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ ở bên kia bán cầu. Chỉ số Dow Jones vượt qua mốc 10.000 điểm khiến nhiều người reo vui. Sáng ngày 15/10, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giao dịch bùng nổ, VN-Index đi lên với động lực mạnh mẽ, khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh. Tuy nhiên, thấp thoáng đâu đó người ta nhìn thấy dấu hiệu chốt lời mạnh của một số tổ chức hay các “đại gia”.

    Kết quả kinh doanh tốt của các ông lớn đã đưa chỉ số Dow Jones tăng mạnh qua mức 10.000 trong phiên giao dịch tối qua. Điều này đã giúp cho tâm lý nhà đầu tư trong nước trở lên hứng khởi hơn trong phiên giao dịch sáng nay. Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 6,37 điểm lên 612,02 điểm (tăng 1,05%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.999.200 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 213,01 tỷ đồng.

    Chuyển sang đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng mạnh gần 20 điểm và đạt đỉnh 626,11 điểm, tuy nhiên đà tăng này không được duy trì liên tục khi lượng cung gia tăng ồ ạt. Nhiều mã cổ phiếu đã không còn giữ được mức giá trần như trong đợt 1, chỉ số VN-Index cũng suy yếu dần.

    Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 12,76 điểm, lên 618,41 điểm (tăng 2,11%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 92.926.390 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 4.810,34 tỷ đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/10/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 617,38 điểm, tăng 11,73 điểm (tăng 1,94%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 104.458.070 đơn vị, tăng 25,43% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 5.413,848 tỷ đồng, tăng 38,86%.

    Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.750.590 đơn vị, với tổng giá trị hơn 186,98 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 107.208.660 đơn vị (+24,80%) và tổng giá trị giao dịch đạt 5.600,826 tỷ đồng (+38,15%).

    Theo thống kê, trong tổng số 180 mã niêm yết, sàn HOSE ghi nhận 132 mã tăng giá áp đảo hoàn toàn so với 32 mã giảm giá, còn lại 16 mã đứng giá tham chiếu.

    Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá, trong đó có 2 mã tăng trần là SSI, VCB.

    Cụ thể, SSI tăng 4.000 đồng/cổ phiếu (+4,85%), đạt 86.500 đồng. VCB tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (+4,59%), đạt 57.000 đồng.
    HPG tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (+2,03%), đạt 75.500 đồng. PVF tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (+2,94%), đạt 45.500 đồng.

    VNM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+1,11%), đạt 91.000 đồng. HAG tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+0,81%), đạt 125.000 đồng. DPM tăng 400 đồng/cổ phiếu (+0,81%), đạt 49.900 đồng.

    CTG tăng 300 đồng/cổ phiếu (+0,81%), đạt 37.500 đồng. BVH tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,28%), đạt 35.600 đồng.

    Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với gần 8,1 triệu đơn vị (chiếm 7,73% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 34.300 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 800 đồng (+2,39%).

    Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 24,49% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

    Trong phiên giao dịch sáng nay, có 3 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là LAF, TCR, RAL. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5,96%, mã HAP đóng cửa chỉ còn 30.000 đồng/cổ phiếu (giảm 1.900 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 541 nghìn cổ phiếu.

    Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DRC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 8.000 đồng lên mức 176.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 601 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, mã SJS lại giảm tới 8.000 đồng xuống còn 210.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt hơn 792 nghìn đơn vị.

    Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều tăng giá, trong đó có 2 mã tăng trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 200 đồng (+3,70%), đạt 5.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 300 đồng (+2,44%), đạt 12.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 400 đồng (+2,14%), đạt 19.100 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 200 đồng (+4,00%), đạt 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ.

    Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 89 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 9.164.800 đơn vị, bằng 8,77% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

    Trong đó, VFMVF1 được họ mua vào nhiều nhất với 1.511.550 đơn vị, chiếm 35,03% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như DPM (733.600 đơn vị), HPG (666.830 đơn vị), SSI (644.200 đơn vị) và CII (571.050 đơn vị).

    Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là ABT chủ yếu ở giao dịch thỏa thuận, DHG (81,64%), DPM (50,45%), HCM (41,53%) và DRC (38,13%).
  13. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Quanh việc công ty chứng khoán đồng loạt báo lãi
    26/10/2009 08:47:46

    Sự hồi phục của thị trường đã bù đắp lại một phần lớn “đã mất” trong năm 2008, cũng như tạo môi trường và cơ hội để hoạt động tự doanh thuận lợi hơn.
    Hoàn nhập dự phòng và tự doanh là nguồn sinh lãi chủ yếu, nhưng có những nghiệp vụ mà hẳn các công ty lớn phải nhìn lại...

    Quanh việc công ty chứng khoán đồng loạt báo lãi



    Đến thời điểm này các công ty chứng khoán có cổ phiếu niêm yết trên sàn đều đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 3; nhiều thành viên khác cũng đã chủ động công bố. Điểm chung, hầu hết họ thắng lớn.

    “Sóng” lợi nhuận theo thị trường
    Do đặc thù hoạt động, lợi nhuận của các công ty chứng khoán gắn với những biến động của thị trường. Theo đó, có thể xem từ “sóng” phản ánh đúng với kết quả hoạt động của những doanh nghiệp này, khác với tính ổn định tương đối thường có ở nhiều ngành khác.

    Năm 2008, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, có gần 90% công ty chứng khoán lỗ, nhiều trường hợp lỗ nặng. Năm 2009, sau 9 tháng đầu năm, thị trường phục hồi và khởi sắc, lợi nhuận nhiều công ty chứng khoán đã trở lại và dâng cao.


    Mới đến tháng 7, chỉ mới qua đợt phục hồi nổi bật từ tháng 3 đến nửa đầu tháng 6, nhiều công ty chứng khoán đã bắt đầu công bố lãi, thậm chí vượt cả kế hoạch đặt ra cho cả năm. Điển hình như CTCK Tân Việt (TVSI) là 42 tỷ đồng, vượt 25% chỉ tiêu; CTCK Thiên Việt (TVS) chỉ sau 6 tháng đã vượt 50% đạt hơn 29,5 tỷ đồng; CTCK khoán Sài Gòn (SSI) là 282,2 tỷ đồng trong khi kế hoạch năm là 261,2 tỷ đồng…
    Đến hết tháng 9, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này tiếp tục tăng cao, một số trường hợp tiếp tục vượt kế hoạch cả năm dù mới điều chỉnh lại. Như tại CTCK Bảo Việt (BVSC), mức lãi là 217,4 tỷ đồng, vượt gần 50% kế hoạch mà công ty này chỉ mới điều chỉnh chưa đầy 1 tháng trước đó.
    Nhìn chung, sau 9 tháng đầu năm, hầu hết các thành viên đều đã có những con số lợi nhuận trước thuế ấn tượng, như SSI đã có 649 tỷ đồng, CTCK TP.HCM (HSC) là 218,55 tỷ đồng, CTCK Kim Long (KLS) 263,19 tỷ đồng (sau thuế), CTCK ACB (ACBS) là 174 tỷ đồng, CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS) trên 72 tỷ đồng; CTCK Rồng Việt (VDSC) 36 tỷ đồng, hay CTCK Hải Phòng (Haseco) cũng đã có lãi 8,1 tỷ đồng…
    Nếu nhìn vào lợi nhuận thực tế và kế hoạch kinh doanh đặt ra trước đó, có thể thấy các công ty chứng khoán bước vào năm 2009 với sự thận trọng sau năm 2008 nhiều khó khăn; mặt khác, cũng có thể thấy có yếu tố bất ngờ trong dự tính, ngay cả với những trường hợp đã có điều chỉnh trong kế hoạch.

    theo VNE
  14. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Quỹ đầu tư ở đâu trên thị trường giá xuống?
    05/11/2009 08:25:22


    (ĐTCK-online) Trong khi nhiều NĐT cá nhân có tâm trạng hoảng hốt khi chỉ số chứng khoán chạm sàn 2 phiên liên tiếp thì các quỹ đầu tư - những tổ chức đang quản lý hàng nghìn tỷ đồng, hàng tỷ USD đang ở đâu trên thị trường giá xuống? Trạng thái danh mục của các quỹ ra sao, xu hướng thị trường theo góc nhìn của quỹ như thế nào là những câu hỏi ĐTCK đặt ra với một số quỹ.

    "Dòng vốn ra vào Việt Nam lúc này không chỉ được quyết định bởi tình hình Việt Nam, mà là tình hình toàn cầu"

    Hiện nay, động thái mua - bán của các quỹ đầu tư nước ngoài không có ý nghĩa nhiều. Chúng ta nên nhìn rộng hơn. Gánh nặng bội chi ngân sách lớn chưa từng thấy ở Mỹ và châu Âu. Tổng cầu của toàn thế giới chưa phục hồi, nếu có chỉ là cầu ở khu vực công. Chính phủ các nước đều bơm tiền ra để kích cầu... Bơm tiền có thể sẽ không tốt với giá trị đồng tiền, nhưng tốt cho các thị trường tài sản, trong đó có thị trường cổ phiếu. Đó là lý do vì sao thị trường cổ phiếu các nước đều tăng điểm thời gian qua. Nhưng bơm tiền sẽ dẫn đến lạm phát, nên khi thị trường có dấu hiệu phục hồi thì lãi suất sẽ tăng để kiềm chế lạm phát. Khi lãi suất tăng để giảm tiền trong xã hội thì đương nhiên thị trường tài sản, trong đó có cổ phiếu, bị ảnh hưởng.

    Ở Việt Nam, chúng tôi không biết chính xác tổng lượng tiền trong xã hội là bao nhiêu. Trong dân vẫn còn dự trữ một lượng lớn vàng, tiền mặt… Đây là ẩn số trong việc đánh giá tác động của sự thay đổi lượng tiền lưu thông tới TTCK.

    Tôi vừa đi châu Âu, hỏi NĐT có quan tâm đến thị tường Việt Nam hay không thì câu trả lời là có. Kinh tế vĩ mô ở Việt Nam khá mạnh và hấp dẫn, nhưng vi mô lại không mấy thuyết phục. Cụ thể là đưa tiền vào Việt Nam khó, vì phải xin phép, xin cấp mã số. Khi có mã số lại vướng "room" (tỷ lệ đầu tư tối đa), những công ty tốt thì hết "room".

    Mặt khác, dòng vốn ra vào Việt Nam lúc này không chỉ được quyết định bởi tình hình Việt Nam, mà là tình hình toàn cầu. Phải nhìn vào hệ thống tài chính toàn cầu. Dù Việt Nam tốt, nhưng tình hình thế giới chưa tốt thì NĐT cũng không đổ tiền vào. Với quỹ của chúng tôi hiện nay, tiền mặt không nhiều và khả năng huy động vốn gặp khó khăn.
  15. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Nhận định thị trường chứng khoán hiện tại


    Ông Ngô Thế Hiếu, Phó phòng Phân tích, CTCK Vincom:
    "VN-Index vẫn chưa hình thành xu hướng giảm điểm trong dài hạn"
    04/11/2009 16:55:49


    (ĐTCK-online) Ngày hôm qua (3/11), chỉ số VN-Index đã tiếp tục sụt giảm sâu, phá ngưỡng hỗ trợ 550 điểm rất nhanh chóng và đơn giản. Quan sát giao dịch cho thấy, không ít NĐT đang tỏ ra mất niềm tin vào thị trường.

    Hiện tại, VN-Index đang nằm ở đường cận dưới của dải Bollinger bands và phá vỡ kênh xu hướng tăng của đồ thị Andrews’pitchfork. Tuy nhiên, xu hướng giảm điểm trong dài hạn vẫn chưa hình thành, bởi thị trường vẫn cần “test” thêm các mốc quan trọng là 515 và 500 điểm. Nếu chỉ số VN-Index tiếp tục sụt giảm sâu như những ngày vừa qua khi xuống quá mức 530 điểm thì sẽ là tín hiệu khá xấu cho diễn biến chung. Nếu điều này xảy ra, chúng ta cần phải nhìn nhận thực tế là thị trường đã nằm trong kênh giảm dài hạn và việc VN-Index trở lại mức 600 điểm trong năm nay là rất khó. Trong tình huống ngược lại, VN-Index cũng sẽ khó bật mạnh, mà trong ngắn hạn dao động hẹp trong khoảng 580 - 600 điểm.

    Một yếu tố nữa mà chúng ta cần lưu ý là, thị trường giai đoạn vừa qua có thanh khoản tăng bất ngờ và mạnh. Theo chúng tôi, yếu tố tích cực này phần lớn nhờ vào tác động của các công cụ tài chính, trong đó có đòn bẩy. Khi thị trường đi lên, khá nhiều NĐT đã sử dụng công cụ này để tăng lợi nhuận, nhưng đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm nhanh và mạnh cả khối lượng lẫn giá trị giao dịch khi xuất hiện các thông tin xấu tác động đến tâm lý của NĐT. Áp lực tất toán các khoản vay đến kỳ phải trả cũng là một yếu tố tác động xấu. Do đó, trong lúc thị trường chưa có thêm thông tin hay tín hiệu hỗ trợ rõ ràng hơn thì việc NĐT xả hàng mạnh là điều khó tránh khỏi.

    Trong các báo cáo gửi NĐT gần đây của Vincomsc, chúng tôi đã đề cập đến tình trạng không còn nhiều sự phân hóa cổ phiếu trong các phiên giao dịch, sẽ là tín hiệu cảnh báo về việc VN-Index sắp chịu phải cú sốc mạnh hay lực rung lắc của thị trường. Và thực tế, mấy ngày giao dịch gần đây, hầu hết các mã chứng khoán đều không đi theo quy luật riêng của mình mà cả thị trường đều nhắm tới các mốc chốt lời, hiện thực hóa lợi nhuận danh mục đầu tư hoặc cắt lỗ. Trước khi có được các công bố chính thức từ thị trường Mỹ về chỉ số lòng tin người tiêu dùng và chỉ số thất nghiệp vào ngày 6/11 sắp tới, chúng tôi khuyến cáo NĐT hãy thận trọng trong thời điểm này.

    Tuy nhiên, khi thị trường lo sợ và điều chỉnh sâu cũng mang lại cơ hội bắt đáy và kiếm lợi nhuận cao cho các NĐT ưa thích mạo hiểm. Và nhìn ở khía cạnh tích cực, thị trường đang giảm điểm như hiện nay cũng là cơ hội tốt để NĐT cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình, có cơ hội mua được cổ phiếu có cơ bản tốt, vì khi thị trường đi lên, sẽ rất khó để mua được những mã này. Bên cạnh đó, sau một giai đoạn thị trường điều chỉnh đồng loạt, khi tâm lý NĐT đã tốt trở lại thì khả năng phân hóa các mã chứng khoán sẽ diễn ra và cổ phiếu tốt vẫn sẽ chứng tỏ được khả năng sinh lời cho NĐT.
  16. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Phần chìm của báo cáo tài chính




    Cổ phiếu đồng loạt giảm sàn, không phân biệt kết quả kinh doanh của doanh nghệp.
    Nếu như khởi động công bố báo cáo tài chính quý 3 với nhiều doanh nghiệp cán đích trước kế hoạch, doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận theo hướng tăng lên hay đạt siêu lợi nhuận thì chặng cuối của bức tranh này lại khá ảm đạm.


    Không thiếu các doanh nghiệp thua lỗ, lợi nhuận sụt giảm và khả năng không thể hoàn thành kế hoạch. Các thông tin này đang gây bất lợi cho thị trường khi được công bố đúng giai đoạn chứng khoán điều chỉnh hiện nay.

    Kế hoạch lợi nhuận cả năm là 32,5 tỷ đồng nhưng đi hết 3/4 quãng đường của năm 2009, con số lợi nhuận mà CTCP Công nghiệp gốm sứ Taicera (TCR) vừa thông báo đã khiến các nhà đầu tư thất vọng với kết quả lỗ 14,491 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2008 TRC lãi 36,794 tỷ đồng, mới thấy khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến TRC như thế nào.

    Cũng khiến các nhà đầu tư thất vọng trầm trọng khi công bố báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2009, CTCP văn hóa Phương Nam (PNC) cho biết, quý 3/2009, Công ty lỗ 641 triệu đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm PNC lỗ tổng cộng 1,523 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2008 PNC đã đạt 9,541 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

    Nhưng con số lỗ của CTCP Nam Việt (ANV) mới khủng khiếp khi lên tới 75,491 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. So với mức lợi nhuận đạt được trong cùng kỳ năm 2008 là 237,264 tỷ đồng, độ vênh này cho thấy sức đề kháng của NAV trước biến động kinh tế là khá thấp, và nội lực của công ty khá yếu để có thể chống chọi với các cơn phong ba từ bên ngoài.

    Kế hoạch một đằng, thực hiện một nẻo cũng là tình trạng của CTCP Dầu thực vật Tường An (TAC). Chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà TAC đề ra là 50 tỷ đồng, ít hơn con số đạt được của năm 2008, nhưng kết quả là sau 9 tháng đã lỗ trên 35 tỷ đồng.

    Đây chỉ là một vài ví dụ điển hình cho nửa sau của bức tranh báo cáo tài chính quý 3. Còn rất nhiều doanh nghiệp có mức lợi nhuận cực kỳ khiêm tốn so với những năm trước, hàng loạt doanh nghiệp bỏ ngỏ khả năng không về đích thậm chí tiếp tục lỗ trong quý tới… Nhận xét về vấn đề này, một chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM cho rằng, các doanh nghiệp làm ăn tốt bao giờ cũng muốn công bố sớm “đẹp đẽ phô ra”. Ngược lại, các doanh nghiệp thua lỗ thường chần chừ, chậm trễ trong việc công bố.
    Chứng khoán đã có những phiên điều chỉnh mạnh nhưng sự phân hóa đến thời điểm này chưa thực sự rõ rệt. Tuy nhiên, nhà đầu tư trước nhiều sự lựa chọn chắc chắn sẽ khiến các cổ phiếu trên sàn thiết lập lại trật tự theo mức độ lợi nhuận, chứ không đồng loạt tăng hay giảm như hiện nay.


    Theo tinnhanhchungkhoan.com
  17. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Hôm nay (05/11/2009 11:57:14)

    95% số mã tăng giá, VN-Index đòi lại mốc 555 điểm



    (ĐTCK-online) Ngày 5/11, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng mạnh mẽ khi nhà đầu tư trong nước tranh nhau mua vào để không bỏ lỡ cơ hội đón một đợt sóng mới. Tuy nhiên, cũng không ít nhà đầu tư thận trọng vì lo ngại động lực của cơn sóng lần này quá yếu, và họ sợ rủi ro khi về việc sẽ “bị kẹt” trước ngày T+4.

    Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 8,06 điểm lên 545,59 điểm (tăng 1,50%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 5.295.860 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 207,75 tỷ đồng.

    Sang đợt khớp lệnh liên tục, sự thận trọng diễn ra khá lâu trong nửa thời gian đầu của đợt 2. Tuy nhiên, nửa sau của đợt giao dịch khớp lệnh liên tục, thị trường bất ngờ tăng tốc, cổ phiếu ồ ạt lên giá trần, đưa VN-Index tăng điểm ấn tượng.

    Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 18,84 điểm, lên 556,37 điểm (tăng 3,50%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 46.816.420 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 2.035,25 tỷ đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/11/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 555,54 điểm, tăng 18,01 điểm (tăng 3,35%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 54.135.990 đơn vị, giảm 5,53% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 2.369,063 tỷ đồng, giảm 9,46%.

    Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 3.194.040 đơn vị, với tổng giá trị hơn 145,02 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 57.330.030 đơn vị (-4,90%) và tổng giá trị giao dịch đạt 2.514,082 tỷ đồng (-9,72%).

    Phiên này, sàn HOSE đón nhận hơn 476 triệu cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan chính thức giao dịch, với giá tham chiếu là 36.000 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE, MSN tăng hết biên độ 20% khi tăng 7.200 đồng, chốt ở mức giá 43.200 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đạt 46.500 cổ phiếu .

    Như vậy, hiện tại sàn HOSE đã có 181 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết. Thống kê cho thấy, thị trường có 176 mã tăng giá (115 mã tăng giá trần), 7 mã giảm giá (2 mã giảm sàn) và 2 mã đứng giá.

    Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá, trong đó có 2 mã tăng trần là PVF, CTG.

    Cụ thể, HAG tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (+2,73%), đạt 113.000 đồng. VNM tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (+3,07%), đạt 84.000 đồng.

    DPM tăng 1.900 đồng/cổ phiếu (+4,69%), đạt 42.400 đồng. HPG tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,72%), đạt 69.500 đồng.

    CTG tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (+4,70%), đạt 33.400 đồng. VCB tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (+2,91%), đạt 53.000 đồng. STB tăng 900 đồng/cổ phiếu (+3,15%), đạt 29.500 đồng.

    PVF tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (+4,72%), đạt 35.500 đồng. BVH tăng 300 đồng/cổ phiếu (+0,90%), đạt 33.800 đồng.

    Mã EIB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với gần 3 triệu đơn vị (chiếm 5,51% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 27.300 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 800 đồng (+3,02%).

    Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 23,62% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

    Trong phiên giao dịch sáng nay, có 14 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5%. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,84%, mã SRF đóng cửa chỉ còn 41.300 đồng/cổ phiếu (giảm 2.100 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 55 nghìn cổ phiếu.

    Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DRC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 7.000 đồng lên mức 147.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 370 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, mã KSH giảm tới 3.500 đồng xuống còn 69.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt gần 475 nghìn đơn vị.

    Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn HOSE đều tăng kịch trần. Cụ thể, VFMVF4 tăng 500 đồng (+4,50%), đạt 11.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 800 đồng (+4,94%), đạt 17.000 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 300 đồng (+4,92%), đạt 6.400 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 200 đồng (+3,39%), đạt 6.100 đồng/chứng chỉ quỹ.

    Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 70 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.881.520 đơn vị, bằng 3,48% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

    Trong đó, EIB được họ mua vào nhiều nhất với 560.800 đơn vị, chiếm 18,82% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như HT1 (112.350 đơn vị), VIP (100.570 đơn vị), GMD (84.000 đơn vị) và PVD (81.470 đơn vị).

    Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VHC (82,86%), HT1 (52,12%), FPC (44,86%), FPT (39,53%) và TTP (37,36%).
  18. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    VIP: Lợi nhuận đến tháng 10 đạt 101,84 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 15%
    05/11/2009 10:46:08


    (ĐTCK-online) Theo thông tin từ Sở GDCK Tp HCM cho biết, CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco (VIP) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10/2009. Cụ thể, tháng 10, Công ty đạt tổng doanh thu 102,23 tỷ đồng; tổng chi phí là 92,67 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế đạt 9,56 tỷ đồng. Đến hết tháng 10, VIP cho biết tổng lợi nhuận trước thuế đạt 101,84 tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch năm.

    Năm 2009, VIP đặt chỉ tiêu doanh thu đạt 1.030,43 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 75,21 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức là 10%/năm

    ( Xét về đầu tư dài hạn VIP đúng là cổ phiếu các bạn nên quan tâm)
  19. DuLi.kx06
    Offline

    DuLi.kx06 Thành viên danh dự

    Tham gia:
    13/06/09
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    VN-Index lao dốc, ngược chiều chứng khoán châu Á
    09/11/2009 11:54:16



    (ĐTCK-online) Mặc dù chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên sáng nay (9/11), nhưng chứng khoán Việt Nam lại nới rộng biên độ giảm điểm. Ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, sàn HOSE đã hứng chịu những lệnh xả hàng ồ ạt ở hầu hết các mã cổ phiếu, trong khi bên mua lại thận trọng và chưa sẵn sàng nhảy vào thị trường lúc này. Khối lượng và giá trị giao dịch vì thế giảm khá mạnh.

    Kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, chỉ số VN-Index giảm 9,97 điểm xuống 544,91 điểm (giảm 1,80%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.660.650 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 206,72 tỷ đồng.

    Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 19,61 điểm, xuống 535,27 điểm (giảm 3,53%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 38.640.500 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 1.732,74 tỷ đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/11/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 534,09 điểm, giảm 20,79 điểm (-3,75%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 45.707.730 đơn vị, giảm 19,50% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 2.027,184 tỷ đồng, giảm 24,70%.

    Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.004.210 đơn vị, với tổng giá trị hơn 107,52 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 47.711.940 đơn vị (-21,86%) và tổng giá trị giao dịch đạt 2.134,706 tỷ đồng (-27,28%).

    Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 cổ phiếu giảm giá và 1 mã đứng giá là VIC. Đáng chú ý, trong đó có 4 mã giảm sàn là HAG, PVF, BVH, MSN.

    Cụ thể, VIC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 90.000 đồng/cổ phiếu. DPM giảm 500 đồng/cổ phiếu (-1,23%), còn 40.300 đồng.

    VCB giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (-1,94%), còn 50.500 đồng. CTG giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (-4,55%), còn 31.500 đồng. BVH giảm 1.700 đồng/cổ phiếu (-5,00%), còn 32.300 đồng. PVF giảm 1.700 đồng/cổ phiếu (-4,86%), còn 33.300 đồng.

    VNM giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (-2,98%), còn 81.500 đồng. HAG giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (-4,43%), còn 75.500 đồng.

    MSN mới chào sàn, sau khi tăng trần 2 phiên đầu đã ngay lập tức giảm kịch sàn 2.200 đồng/cổ phiếu (-4,86%), còn 43.100 đồng trong phiên giao dịch sáng nay.

    Mã EIB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với gần 3,6 triệu đơn vị (chiếm 7,86% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 26.400 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 600 đồng (-2,22%).

    Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 27,09% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.


    Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là BT6 với mức tăng 5,00% lên 63.000 đồng (tăng 3.000 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 4 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 17,48%, mã TMS đóng cửa chỉ còn 34.000 đồng/cổ phiếu (giảm 7.200 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 16 nghìn cổ phiếu.

    Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì mã SJS lại giảm tới 8.000 đồng xuống còn 170.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt hơn 299 nghìn đơn vị.

    Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE đều giảm giá, trong đó có 2 mã kịch sàn. Cụ thể, VFMVF4 giảm 400 đồng (-3,45%), chỉ còn 11.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 700 đồng (-4,19%), chỉ còn 16.000 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 300 đồng (-4,84%), chỉ còn 5.900 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 300 đồng (-4,76%), chỉ còn 6.000 đồng/chứng chỉ quỹ.

    Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 96 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 5.145.350 đơn vị, bằng 11,26% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

    Trong đó, EIB được họ mua vào nhiều nhất với 2.171.230 đơn vị, chiếm 60,42% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như BCI (216.000 đơn vị), VFMVF4 (200.000 đơn vị), BVH (175.860 đơn vị) và ITA (174.970 đơn vị).

    Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DPR (95,20%), PAC (83,51%), HT1 (65,04%), DHG (64,44%) và DMC (62,42%).
  20. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    Chào Duli
    ko biết mi ở lớp nào
    Ta ở KXB
    Mi có vẻ đam mê
    Vậy mi cho ta hỏi hiện tượng "bong bóng" của chứng khoán Việt Nam là do đâu vậy mi.Chưa đầy 1 tháng mà chứng khoán giảm tới 100 điểm lun
    Rất mong dc sự giải đáp của mi
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 602 (Thành viên: 0, Khách: 580, Robots: 22)