Cùng bắt đầu xử lý công trình thứ 1: Trạm y tế
Quan trọng nhất của phần dự toán là: Đầu mục công việc + khối lượng .
1.
Bóc tách khối lượng phần móng, nền:
Bước 1: Xác định các công việc cần làm trong công trình này. ( Đầu mục công việc )
- Xử lý hiện trường: Xem thử có rác thải,cây cối,... trên bề mặt công trình hay không?
- Sau khi xong xui bước này, đảm bảo có mặt bằng thi công rồi, thì làm tiếp khâu đào móng. Các công việc cần làm trong khâu này:
+ Đào đất để đổ bê tông móng: Khối lượng đào đất thì căn cứ vào kích thước móng theo bản vẽ thiết kế (chiều dài, rông, chiều sâu móng) và căn cứ vào cote thiết kế và cote hiện tại của khu vực. Trong này phải chú ý khối lượng đất đào taluy.
+ Đổ bê tông lót móng.
+ Làm ván khuôn và cốt thép móng để chuẩn bị đổ bê tông móng: Chú ý kích thước hình học của từng loại móng để bóc tách cho hợp lý. Khối lượng cốt thép thường thì kỹ sư kết
Tiếp tục công việc 2:
+ Chiều dài, chiều rộng đào móng:
M1: Kích thước 1,2x1,2m, bê tông lót 2 bênh mỗi bên 5cm nữa là 1,3x1,3
M2: Kích thước 1x1m, bê tông lót 2 bênh mỗi bênh là 5 cm là: 1,1x1,1 m
Chiều cao đào móng:
M1: Xem mặt cắt 1-1; Tính từ cote tự nhiên (cote -0,55) đào xuống 0,95 +0,1 bê tông lót = 1,05 m.
M2: Xem mặt cắt 2-2, M2 giống M1, chiều cao đào = 1,05
Dựa vào kích thước móng, chiều cao đào của từng móng, chọn công tác AB.11443 là phù hợp. Trình bày ở bảng Dự toán như sau:
Click mở rộng...
thi công thì
đừng làm tay (mất thời gian mà không chính xác) vì sai phần này là
"tiêu" cái công trình đó.
+ Đổ bê tông móng: Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế về mác vữa sử dụng trong công tác bê tông để chọn cấp phối cho phù hợp.
+ Ván khuôn cổ móng
+ Đổ bê tông cổ móng.
+ Xây các móng bó nền (móng bó hè, móng tường): Trong công trình này là các móng đá chẻ. (Mác xây, loại đá,... dựa vào bảng vẽ thiết kế). Lưu ý, trước khi xây phải có 1 lớp bê tông lót móng dưới lớp đá xây. (Mác bê tông, kích thước: Căn cứ vào bảng vẽ thiết kế).
+ Ván khuôn đà kiềng( Căn cứ vào bản vẽ thiết kế)
+ Cốt thép đà kiềng
+ Đổ bê tông đà kiềng.
+ Sau công đoạn này, lấp đất lại tạo mặt bằng thi công. Khối lượng đất đắp (nếu bạn nào tính kỹ thì lấy khối lượng đất đào - khối lượng bê tông móng, nếu bạn nào tính không kỹ thì tính thông qua tỷ lệ với khối lượng đất đào).
+ Lu lèn để đảm bảo độ chặt theo yêu cầu.
Vậy là xong phần hình dung các công việc cần xử lý trong phần móng.Tới đây, cơ bản là bạn đã làm được 1/2 khối lượng công việc rồi, đảm bảo sẽ không thiếu đầu mục công việc, bước tiếp theo là xác định khối lượng. Click mở rộng...