1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Hãy đọc và suy ngẫm !

Thảo luận trong 'Văn học/Truyện' bắt đầu bởi kinhtexd, 18/01/10.

Mods: truyenlv
  1. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Các bạn thân mến!

    Chúng ta đã và đang nghĩ nhiều, nói nhiều về nghề Xây dựng, với những thành quả, lòng tự hào, niềm hăng say xen lẫn những vất vả, cực nhọc và gian truân... Từ những kỹ sư nơi chốn văn phòng ngổn ngang tài liệu, hay ngoài công truờng cháy bỏng bởi bê tông, sắt thép, xi măng... ngày đêm trăn trở với bao nhiêu ý tưởng, bao nghiên cứu sáng tạo để công việc đạt hiệu quả hơn, nhanh hơn, đến những bác thợ nề quanh năm cần mẫn với những bức tường xây cao vút... tất cả họ đều đang hăng say, miệt mài với công việc. Nhưng đằng sau những toà nhà chọc trời, những khang trang, hiện đại, văn minh ấy, biết bao nhiêu mồ hôi và cả xương máu, tính mạng nữa, luôn song hành là những mối hiểm nguy về an toàn lao động, thiên tai, những cái giá nào cho những cống hiến, đam mê lớn lao đến những toan tính mưu sinh của cuộc sống hằng ngày? Hãy khoan nói về chúng ta - những ks vẫn còn đó nhiều điều ưu đãi từ xã hội, nhiều cơ hội hơn cho tương lai. Họ - Những người thợ xây, thợ nề, là những công nhân chuyên nghiệp hay những lao động phổ thông từ mọi miền quê, họ đến với công truờng cao hơn tất cả là cuộc sống gia đình, là miếng cơm manh áo, là những gì cần thiết cho hiện tại, để có cơ sở mơ về một tương lai sáng lạng hơn. Họ, và trong số chúng ta, cũng đã từng và đang là những người đồng nghiệp, những nhân viên, những chiến hữu, người bạn song hành trên bao chốn công trường xa lắc lơ, những người cùng chung tay một phần cho công cuộc xây dựng, đổi mới quê hương, đất nước. Chúng ta đã một lần suy nghĩ thấu đáo về những người bạn đó của mình như thế nào?

    Tôi muốn gửi đến các bạn một bài phóng sự mà qua đấy chúng ta hiểu thêm phần nào về công việc của những người thợ xây.

    Nghề thợ xây...bán mặt cho trời!


    Vì miếng cơm, manh áo, những người thợ xây tự do vốn xuất thân là nông dân ở Thanh Hoá đành phó mặc số phận cho "tử thần".
    Trên dọc đường công tác, hàng ngày tôi vẫn gặp đâu đó các "ong thợ" miệt mài cầm bay đặt gạch, cầm chổi lăn sơn chót vót trên các công trình cao tầng. Họ phải làm việc trong điều kiện vô cùng nguy hiểm, hầu như không sử dụng thiết bị an toàn lao động nhưng lại chỉ được trả những đồng tiền công rất rẻ mạt. Mùa xây dựng bắt đầu, hàng trăm nông dân từ các làng quê chuẩn bị bay, búa, bàn xoa lên thành phố, đến các khu đô thị, khu công nghiệp hành nghề thợ xây, trong số đó đã từng có người không thể trở về vì tai nạn lao động.

    Tính mạng bị đe dọa

    Tại một công trình xây dựng nhà cao tầng ngay trên địa bàn TP.Thanh Hoá, tôi ngước nhìn ngược lên mỏi cả mắt mới nhận ra các bác thợ đang lặng lẽ làm việc cần mẫn. Đội thợ xây đứng chênh vênh trên các tấm ván bắc dọc theo giàn giáo, không dây an toàn, thiếu những dụng cụ bảo hộ cần thiết, không mũ nón đội đầu, thậm chí có người còn mặc quần đùi, áo may ô đứng xây. Bên dưới là dòng người tấp nập qua lại trên đường, chẳng mấy ai hay biết tính mạng của những số phận đang đứng cheo leo trên tầng gác cao cọc cạch gõ gạch kia sẽ ra sao nếu ngộ nhỡ trượt chân, sập giàn giáo... Đằng sau họ là bao nhiêu nguy hiểm luôn rình rập, thợ xây tự do phải làm việc trong bất cứ điều kiện thời tiết nào (trừ những hôm mưa), ngày hè thì nắng nóng bỏng rát, ngày đông thì gió lạnh buốt cắt da cắt thịt.

    Vào mùa xây dựng, những người hành nghề thợ xây làm không hết việc. Cơ bản, các công trình xây dựng tư nhân đều được "cai thầu" đứng ra nhận hợp đồng thực hiện, sau đó tập hợp những người thạo nghề tạo thành một tổ thợ đi làm. Đa phần trong số thợ xây này đều có kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm kinh qua nghề cầm bay cầm búa. Thực tế chẳng mấy người được đào tạo một cách bài bản, họ cũng không có giấy phép hành nghề. Ai có sức khỏe, mang vác nặng là có thể gia nhập vào tổ thợ, lúc ban đầu làm phụ hồ, nếu siêng năng, ham học hỏi qua vài năm là có thể cầm bay đứng xây.

    Để thi công an toàn những công trình cao tầng, người ta phải đổ cột trụ rồi mới xây, nhà càng cao, độ nguy hiểm càng lớn. Thế nhưng để lấy cân bằng trong xây dựng, các bác thợ "vườn" dùng phương pháp thủ công truyền thống đó là lấy các bịch cát, chai lọ làm thước đo độ chênh lệch. Do vậy, đã từng có những bức tường khi vừa xây xong đã đổ ụp xuống gây thiệt hại về kinh tế, làm chết người.

    Tôi thầm nghĩ, thợ xây không phải là những con người có "tinh thần thép", họ biết sợ độ cao khi đảm nhận công việc đặc thù và đôi lúc có nghĩ tới ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Song điều quan trọng hơn ở đây đó là miếng cơm manh áo, họ lại không được học nghề một cách bài bản, không được tuyên truyền, giáo dục về biện pháp an toàn lao động trong xây dựng và tự thân người thợ xây còn thiếu ý thức bảo vệ chính mạng sống của mình. Trên đường tác nghiệp, tôi từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn trong xây dựng dẫn đến việc người lao động tự do bị thương tích, tàn phế, thiệt mạng chỉ vì giàn giáo lỏng lẻo, kết cấu công trình yếu.

    Ngồi cùng đám thợ vừa mới đổ xong mấy cây cột xuống nghỉ giải lao tại một công trình xây dựng ở huyện Thiệu Hoá, mới hay có nhiều chuyện "cười ra nước mắt". Ông Nguyễn Đình Túc (52 tuổi) với 34 năm thâm niên trong nghề kể: "Nghề này gắn với vôi vữa và nó cũng "bạc như vôi" vậy! Ai muốn trụ được thì phải có sức khỏe, phải biết dầm mưa dãi nắng phong ba bụi trần. Suốt cả ngày ngửa mặt lên trần nhà để trát, trèo lên bò xuống hàng trăm lần như vậy đòi hỏi thợ nề phải có đôi chân rắn rỏi mới tồn tại được. Cái khó nhất của nghề này là lúc đổ cột trụ, một mình chơi vơi giữa trời, không có chỗ bám tay, đứng không vững là mất mạng như chơi".

    Vì miếng cơm manh áo, những người thợ xây tự do vốn xuất thân là nông dân ở Thanh Hoá đành phó mặc số phận cho "tử thần".

    Nhọc nhằn chuyện cơm áo

    Công việc vất vả và nguy hiểm như vậy nhưng số lượng người gia nhập vào đội quân hành nghề xây dựng vẫn ngày càng tăng thêm, chủ yếu là thanh niên nông thôn học hành không đến đâu, thiếu việc làm. Song đến nay, nhiều phụ nữ chân yếu tay mềm cũng lao vào đi làm phụ hồ, nấu cơm, giặt giũ quần áo cho thợ... Chị Hoàng Thị Liên (40 tuổi) trú tại thị xã Sầm Sơn vừa cầm cuốc đánh hồ vừa hổn hển nói: "Chồng làm thợ xây nhưng không đủ nuôi cả gia đình nên tôi đi theo ráng sức kiếm thêm thu nhập trang trải cho các cháu ăn học. Biết là cực lắm nhưng cũng chẳng còn cách nào tốt hơn".

    Gần 30 tuổi đời, anh Nguyễn Văn Vũ, trú xã Quý Lộc, huyện Yên Định mới lập gia đình. Vợ chồng cưới nhau xong, chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài 2 sào ruộng. Tay trắng lập nghiệp, biết kiếm sống bằng cách nào khi trong tay không có lấy một cắc bạc. Chẳng lâu sau ngày thành hôn, chị vợ sinh cho anh Vũ một cô con gái. Và rồi từ đây, cuộc sống gia đình cứ thế lao xuống dốc. Vợ ốm đau liên tục, con gái còi cọc do suy dinh dưỡng.

    Màn đêm buông xuống, tôi mò mẫm đến ngồi cùng đám thợ đang thi công công trình đường tránh TP.Thanh Hoá. Chẳng có việc gì nên nhóm thợ này tụ tập đánh phỏm. Tuy đánh không to nhưng "ai đen" thì một tối cũng đi đứt cả ngày công lao động mệt nhọc. Một ông thợ người Thiệu Hoá nói ngang: "Không có việc gì, tối lại chả nhẽ đi ngủ luôn, có nằm xuống cũng không ngủ được". Ông trưởng tổ thợ "rỉ" vào tai tôi rằng mấy thằng thanh niên choai choai thỉnh thoảng còn bắt xe ôm vào nhà nghỉ tìm gái, đồng tiền mồ hôi đổ ra nhưng nói mãi bọn nó vẫn không suy chuyển gì, đành mặc kệ, thôi thì "khôn sống mống chết".

    Theo một tổ trưởng tổ thợ khác tên Đông đang xây dựng tuyến cống thoát nước ở khu vực phường Hàm Rồng, TP.Thanh Hoá than thở, thì nghề thợ xây vốn đã vất vả nhưng lấy được đồng tiền của các ông chủ cũng vất vả không kém. Ông tổ trưởng này từng bị một giám đốc Cty hoạt động trong ngành xây dựng có tiếng ở huyện Đông Sơn định "xù" nợ khoản tiền công hơn 5 triệu đồng. Nét mặt ông Đông đầy khắc khổ, quanh năm suốt tháng dãi nắng dầm mưa, trung thành với ông chủ, song vẫn bị "ép" giá, không chịu được, ông bỏ việc và cuối cùng là khoản tiền gối từ hợp đồng trước, Cty nói trên không chịu thanh toán.

    Ông Đông nói: "Giám đốc các Cty xây dựng họ nắm đằng chuôi, có ký hợp đồng thi công nhưng phần lợi thuộc về họ nhiều hơn. Mình đi làm thuê nên phải chịu lép vế. Đã thế, khi thanh toán không bao giờ họ trả hết tiền mà thường giữ lại 1/3, từ đó các công trình sau nếu ký tiếp họ sẽ ép giá thấp hơn, không làm thì mất khoản tiền ở hợp đồng trước, làm thì công xá rẻ mạt".

    Chưa thấy một tổ chức nghề nghiệp nào xuất hiện để tạo chỗ dựa cho những người thợ xây vốn dĩ xuất thân từ nông dân ít học hành, không chuyên môn, không bằng cấp nghiệp vụ. Và cũng chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra mở các lớp tập huấn về an toàn lao động cho giới thợ xây tự do giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ tính mạng, tránh những rủi ro do tai nạn lao động gây ra. Tôi gặp nhiều tổ thợ. Câu trả lời của họ đều cơ bản giống nhau. Họ cần sự quan tâm của một tổ chức nào đó như Công đoàn ngành Xây dựng chẳng hạn, trực tiếp đứng ra phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mở lớp dạy nghề cho công nhân tự do giúp họ có điều kiện nâng cao chuyên môn, rèn luyện ý thức kỷ luật lao động...
    ST
  2. phonghuyentu_utc47
    Offline

    phonghuyentu_utc47 New Member

    Tham gia:
    30/08/10
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    nguoi cung cảm nhận

    cám ơn bạn đã có những dòng mà mình muốn viết cũng ko viết đc.mình thì làm cho đội cầu không biết thợ xây thế nào nhưng từ những công nhân đội cầu cũng thế thôi họ làm việc rất nhiệt tình ai cũng hiền lành siêng năng. nhưng cưối tháng khi thấy lương lậu mội khuôn mặt ánh mắt đó làm mình không thể nào ko động lòng.mình có nhiều tâm sự muốn nói lắm nhưng thôi thế mới có xã hội. xã hội này là xhcn nhưng thật sự chưa thấy công bằng và văn mình ở chỗ nào:001 (11):
  3. trinhtuankx
    Offline

    trinhtuankx Member

    Tham gia:
    19/11/09
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Mình cũng là người Thanh Hóa. Hiện vẫn đang ở TP HCM nhưng mình rất mong có một ngày nào đó sẽ đc trở về quê để góp sức xây dựng quê hương. Đọc được bài bài viết của bạn thực sự mình rất cảm động.
    Ko biết ngoài quê mình thế nào, tuy nhiên trong TP HCM trước khi mình đi làm đã được cùng tất cả anh em công nhân trong công ty học qua lớp an toàn lao động do sở Lao động thương binh và xã hội TP HCM dạy, sau buổi học có một bài kiểm tra, những người nào thi qua thì mới đc nhận vào làm. Ngoài mình ko như vậy hả bạn?
  4. phonghuyentu_utc47
    Offline

    phonghuyentu_utc47 New Member

    Tham gia:
    30/08/10
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    cung cam nghi

    không phải chi ở đó.mình làm ở hà nội.nhưng mà trong này bạn hiểu ý nghĩa quan trọng nhất ở đó là gì.là ở chỗ họ sẵn sàng như thế nào và nhận dc gì,họ đi làm là để làm gì trc hết là nuôi bản thân sau đó là gia đình.cuối tháng họ nhận đc gì có xứng đáng với công sức không.nếu mà cứ trả đúng trả đủ thì lương như thế là quá thấp.có hai trường hợp là định mức nhà nước còn quá thấp hay là nhà thầu hay chính xác hơn là đội thi công đã ăn bớt của họ.chết xếp mà đọc được thì toi, nhưng không sao miễn là làm sao có hy vọng có ích cho họ...:D:001 (90):
  5. minhtuankxo9
    Offline

    minhtuankxo9 New Member

    Tham gia:
    11/10/10
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    That hay va co y nghia!!!dung la cuoc song khong de dang gi!!!
Mods: truyenlv

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 178 (Thành viên: 0, Khách: 165, Robots: 13)