1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Giá gói thầu được tính như thế nào ?

Thảo luận trong 'Đấu thầu' bắt đầu bởi kinhtexd, 23/01/10.

  1. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Anh em chỉ dùm cách lập giá cho một gói thầu xây lắp ! Có phải giá một gói thầu xây lắp chính là dự toán được phê duyệt các phần công việc trong gói thầu đó không ?
  2. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Sao không thấy bác nào cho ý kiến vậy ! Chán thế....
    quangcules1993 thích bài này.
  3. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Mình có ý kiến sau, bạn tham khảo nhé!
    Nếu bạn đứng trên góc độ nhà thầu:
    Giá gói thầu xây lắp có thể lấy căn cứ theo dự toán và thư giảm giá đính kèm. Trong thư giảm giá có nêu cụ thể cách thức giảm giá, ví dụ như: biện pháp thi công, giá nguyên vật liệu nhập,...
    Chúc bạn vui vẻ!
    quangcules1993 thích bài này.
  4. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Bạn tham khảo cứu Nghị định 99CP và TT05/2007 để biết thêm chi tiết, mình trích 1 đoạn trong Nghị định 99 để bạn tham khảo:
    Điều 10. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình
    3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
    quangcules1993 and thelongktxd like this.
  5. Nấm lùn
    Offline

    Nấm lùn Administrator

    Tham gia:
    07/08/09
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Giá gói thầu do chủ đầu tư quyết định dựa trên dự toán hoặc tổng dự toán được duyệt. Hiện nay chưa có tài liệu nào hướng dẫn về cách lập giá gói thầu một cách chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên để việc tổ chức đấu thầu mang lại hiệu quả thì giá gói thầu phải thấp hơn giá dự toán được duyệt. Có thể hiểu giá dự toán được duyệt là giá cả của công trình theo mức giá chung trên thị trường, trong khi đó giá gói thầu là giá cao nhất mà chủ đầu tư mong muốn mua được công trình khi tổ chức đấu thầu. Vì đã mất công tổ chức đấu thầu nên chủ đầu tư chỉ chịu mua công trình với giá thấp hơn giá trên thị trường, tức là chỉ chịu mua công trình với giá bằng giá gói thầu trở xuống mà thôi. Do đó người ta gọi giá gói thầu là "giá trần" trong đấu thầu. Còn việc Chủ đầu tư muốn mua thấp hơn bao nhiêu (tức là chọn giá gói thầu giảm bao nhiêu so với dự toán) đó là tuỳ thuộc vào ý chủ quan của Chủ đầu tư. Thấp quá thì chẳng có người bán (tức là không có nhà thầu nào chấp nhận), còn cao quá thì hiệu quả thu được lại thấp đi. Cái này hình như trong trường học rồi thì phải ???
    quangcules1993 thích bài này.
  6. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Theo khoản 2 điều 10 của nghị định 85 có nêu "Gía gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy trình liên quan"...Điều này dẫn đến khó cho cả bên mời thầu và nhà thầu tham dự đấu thầu bởi vì bên mời thầu rất khó xác định chính xác giá gói thầu...cũng như bạn nói giá gói thầu khi này sẽ được lập một cách chủ quan...dẫn đến giá gói thầu không theo đúng thực tế => Nhà thầu khó mà lập giá dự thầu theo đúng luật chơi.
    quangcules1993 thích bài này.
  7. canhchuong_kx06a
    Offline

    canhchuong_kx06a New Member

    Tham gia:
    19/09/09
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Tại khoản 2, Điều 10 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 có quy định: “Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan…” Xung quanh nội dung “bao gồm cả dự phòng” trong giá gói thầu đã có nhiều ý kiến được đưa ra với mục đích hiểu rõ nội dung quy định này trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu cũng như giá trúng thầu.
    Việc quy định của Nghị định 58/CP như trên nhằm tạo sự linh hoạt trong việc thực hiện đấu thầu đối với
    nội dung giá gói thầu. Tuy nhiên, quy định như vậy không có nghĩa là bắt buộc trong giá gói thầu trong
    mọi trường hơp đều phải bao gồm cả dự phòng, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể có hoặc cũng có thể
    không. Ở đây chúng tôi xin trao đổi trường hợp giá gói thầu bao gồm dự phòng thì việc ứng xử của chúng ta trong quá trình trao thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng đối với gói thầu đó.
    Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta cần thống nhất cách hiểu về bản chất của dự phòng trong chi phí của dự án là một khoản tiền được dự trữ để ứng phó với những nội dung công việc hoặc chi phí (ví dụ như trượt giá) phát sinh mà tại thời điểm lập dự án chưa xác định được rõ ràng hoặc chưa lường hết các công
    việc chi phí có thể phát sinh (thông thường đối với những dự án lớn, phức tạp, thời gian thực hiện kéo
    dài). Bên cạnh đó, trong một số trường hơp như đối với các dự án nhỏ, qui mô đơn giản, đã xác định được rõ nội dung công việc chi phí thì không cần phải có dự phòng phí nữa.

    Để thực hiện được dự án trong đó có các công việc cần được phân chia thành các gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu
    thực hiện. Tất nhiên việc phân chia công việc của dự án thành các gói thầu như vậy cần dựa vào tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện. Bảo đảm quy mô hợp lý (phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dự án, năng lực của nhà thầu và phù
    hợp với sự phát triển của thị trường trong nước. . .).

    Trong quá trình thực hiện các gói thầu đó, trường hơp nhiều nội dung công việc thưa thề lường thấy hết hoặc các chi phí chưa tính toán hết nên cần có dự phòng phí. Việc tính toán dự phòng phí này cần dựa vào các quy định của pháp
    luật chuyên ngành có liên quan (thông thường ở mức 10%).

    Quay trở lại vấn đề chính cần bàn là khi có dự phòng thì việc trao thầu được thực hiện như thế nào và ký kết hợp đồng
    ra sao?



    Theo công thức nêu trên, M là giá gói thầu và theo quy định của Luật Đấu thầu thì khi xét duyệt trúng thầu nguyên tắc chung là giá đề nghị trúng thầu < M nên nếu không làm rõ sẽ dẫn tới sự "nhập nhằng" trong việc sử dụng dự phòng. Xét một cách lô-gíc thì M1 được tính toán trên cơ sở khối lượng công việc cần thực hiện (là tiên lượng đối với gói thầu xây lắp) nên khi dự thầu, nhà thầu sẽ phải tính toán giá dự thầu dựa trên cơ sở khối lượng công việc của gói thầu mà trong giá dự thầu của nhà thầu không bao gồm dự phòng phí. Vì vậy, việc xét duyệt trúng, thầu trao thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu phải căn cứ vào M1 mà
    không thể nói là cả M được. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này khi thể hiện giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu (KHĐT) có cần phải viết rõ giá gói thầu là bao nhiêu, trong đó dự phòng là bao nhiêu hay không? Về việc này tại Nghị định 58/CP cũng không quy định cụ thể nhưng nếu được thì các chủ đầu tư khi trình duyệt KHĐT nên thể hiện càng rõ các tốt, điều đó chỉ giúp tăng tính minh bạch các thông tin của gói thầu mà không có hại cho ai cả.
    Nếu không được như vậy thì chí ít trong các văn bản phê duyệt dự toán hoặc giải trình về giá gói thầu chủ đầu tư cần phải thể hiện rõ cơ cấu giá gói thầu (trong đó bao nhiêu là dự phòng) mà không thể chỉ nói chung chung một mức
    và nói trong đó có dự phòng, làm như vậy sẽ rất không minh bạch đối với thông tin về giá của gói thầu và tạo sự lập lờ khi trao thầu và ký kết hợp đồng dề dẫn tới thiệt hại cho Nhà nước.

    Tuy vậy, một thực tế hiện nay là khi dự thầu thì giá dự thầu của các nhà thầu vượt so với phần M1 nhưng lại chưa vượt M do thực tế khách quan là giá cả thị trường của một số loại nguyên nhiên, vật liệu đầu vào tăng nhiều so với khi chủ đầu tư phê duyệt giá gói thầu hoặc dự toán, hoặc do chủ quan là việc xác định khối lượng công việc chưa chính xác mà khi dự thầuu nhà thầu đã tính toán kỹ lưỡng hơn. Việc này sẽ dẫn tới nếu trao thầu thì giá trúng thầu sẽ vượt M1 nhưng chưa vượt M. Đây là một tình huống trong đấu thầu, trong trường hợp này, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo trung thực lên người quyết đinh đầu tư và xử lý tình huống theo quy định tại khoản 6 Điều 70 của Nghị định 58/CP, trong đó sẽ kiến nghị người quyết định đầu tư cho phép sử dụng ngay dự phòng phí để đủ điều kiện xét duyệt trúng thầu nểu thực tế xảy ra:



    Việc xử lý như vậy sẽ bảo đảm tính linh hoạt của giá gói thầu song các chủ đầu tư, bên mời thầu cần xử lý vấn đề này bảo đảm tính minh bạch, công khai khi thực hiện, tránh những hiện tượng cố tình lạm dụng dự phòng phỉ để sử
    dụng không đúng mục đích.
    Ngoài ra, tính linh hoạt của dự phòng trong giá gói thầu có thể ứng phó đối với những phát sinh sau này trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo sự thuận lợi khi điều chỉnh hợp đồng (nếu có) tránh được nhiều thủ tục xin phép hoặc điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư không cần thiết.

    Nguyễn Đăng Trương
    Chuyên viên – Vụ QLĐT, Bộ KH&ĐT.
    Nguồn: Báo đầu thầu số 124, ngày 20/06/2008
    quangcules1993 thích bài này.
  8. thelongktxd
    Offline

    thelongktxd New Member

    Tham gia:
    23/08/14
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    9 xác rồi :)
    theo quy định trên thì việc xác định giá gói thầu chẳng có gì là khó khăn cả ,đồng thời theo luật đấu thầu thì giá gói thầu lại được công khai rồi nên vấn đề còn lại ở chỗ :
    -Chỉ định thầu :giá gói thầu rất quan trọng vì là căn cứ ký kết hợp đồng .Như vậy thì Luật đấu thầu không nên quy định công khai giá gói thầu . đồng thời, chất lượng việc lập ,thẩm định dự toán và giá gói thầu trường hợp này rất quan trọng
    -Đấu thầu :giá gói thầu chỉ tham khảo thôi ,luật quy định công khai cũng chả quan trọng vì các nhà thầu xác định Giá dự thầu = dự toán xây lắp + tình hình cạnh tranh lẫn nhau
    quangcules1993 thích bài này.
  9. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Chào bạn!
    Hiểu như bạn về "Chỉ định thầu" là sai hoàn toàn rồi.
    Trích Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, như sau (Bao gồm Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường - Của Số NĐ 63/2014/NĐ-CP ), như sau:

    Điều 38. Quy trình lựa chọn nhà thầu
    2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:
    a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

    => Như vậy, căn cứ để ký kết hợp đông vẫn là: Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

    => KHÔNG ĐƯỢC HIỂU: LẤY DỰ TOÁN (GIÁ GÓI THẦU) ĐỂ KÝ HỢP ĐỒNG ĐỐI VỚI HÌNH THỨC CHỈ ĐỊNH THẦU NHÉ (Giá gói thầu chỉ mang tính tham khảo thôi)
    Chỉnh sửa cuối: 15/03/15
    quangcules1993 and thelongktxd like this.
  10. thelongktxd
    Offline

    thelongktxd New Member

    Tham gia:
    23/08/14
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    đọc kỹ bản chất vẫn vậy >:D<

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 458 (Thành viên: 0, Khách: 268, Robots: 190)