1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Doanh nghiệp quyết định con đường để VN khác TQ

Thảo luận trong 'Thông tin Kinh tế xây dựng' bắt đầu bởi thanh.bm, 07/12/09.

Mods: vantiep
  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    [​IMG]


    Việt Nam có những điểm đặc biệt có thể dựa trên đó để gây dựng nên các nét "riêng biệt", định vị một con đường phát triển khác với Trung Quốc - Đại sứ Thương mại Mỹ, Dưới đây là cuộc trao đỏi giữa phóng viên vietnamnet và đại sứ quán Susan Schwab.
    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bà đã sống nhiều cuộc đời trong một cuộc đời, trải nghiệm ở các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp, giảng dạy, chính khách của chính phủ, và ở lĩnh vực nào bà cũng giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt. Bà thấy những công việc đó thế nào và bí quyết để bà có thể lúc nào cũng thể hiện được vai trò và năng lực lãnh đạo của mình, dù ở cương vị nào?
    Đại sứ Susan Schwab: Trước hết, cảm ơn VietNamNet đã mời tôi tham dự bàn tròn trực tuyến hôm nay. Thật tuyệt vời khi được trở lại Việt Nam và cảm nhận sự mến khách của các quan chức cũng như các doanh nhân, người dân cũng như các sinh viên mà tôi đã gặp.

    Như ông đã biết, tôi đã được hưởng một đặc ân trong cuộc đời là có một sự nghiệp xuyên suốt từ khu vực công cho tới lĩnh vực tư nhân và phi lợi nhuận tại Đại học Maryland, ở đó tôi là một giảng viên. Có thể nói, ĐH Maryland là một khúc thú vị trong phần đời của mình để tôi nhớ về, cũng là quãng thời gian tôi suy ngẫm về những gì mình đã làm ở khu vực khác.

    Ảnh: Lê Anh Dũng
    Hệ thống của nước Mỹ rất thú vị và hơi khác so với thế giới ở chỗ, mọi người có thể chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ công việc này sang công việc khác, tùy thuộc vào việc ai là người nắm quyền lãnh đạo đất nước, và các cơ hội công việc là gì.

    Cuộc đời của tôi phản ánh điều đó: tôi có quãng thời gian làm kinh doanh trong hãng Motorola, giữ một vài vị trí trong Chính phủ và giờ đây là giảng viên đại học nhưng đồng thời là Chủ tịch - Giám đốc của những công ty như Fedex.

    Tôi nghĩ lý do mà tôi có thể làm được điều đó là ở quá trình học tập liên tục và tôi thích ý nghĩ mình là một người "môi giới" danh dự - góp phần lý giải lĩnh vực này với lĩnh vực khác. Những kiến thức ở các lĩnh vực và vị trí khác nhau giúp ích rất nhiều cho công việc của tôi, nhất là trong việc giảng dạy chính sách công. Chúng ta nhận ra rằng không chỉ ở Hoa Kỳ mà nước nào cũng thế, công việc của mỗi người sẽ có liên quan tới khu vực công của chính phủ, khu vực tư nhân và phi lợi nhuận. Ngày nay, các mối quan hệ đối tác công - tư rất phát triển. Và sự nghiệp của tôi phản chiếu sự đan chéo đó.

    Tiếp tục đổi mới

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nếu các lãnh đạo Việt Nam muốn bà tư vấn để cải thiện kinh tế Việt Nam, trong câu trả lời của bà, ba ưu tiên hàng đầu sẽ là gì?

    Đại sứ Susan Schwab: Câu hỏi này thật hay. Tôi nghĩ, đầu tiên, chính phủ cần tạo nên một môi trường trong đó các nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể thành công tại Việt Nam. Đó là gợi ý đầu tiên của tôi.

    Chính phủ Việt Nam cũng đã được khuyến nghị về việc tiến hành đổi mới nền kinh tế và các bạn đã làm rất tốt trong khoảng 8-10 năm qua. Đã có những minh chứng tuyệt vời về thành công mà công cuộc đổi mới này mang lại cho nền kinh tế của Việt Nam.

    Tiếp tục hướng đi này để đảm bảo rằng sự chuyển biến đó sẽ vẫn được duy trì và đầu tư cả từ nước ngoài cũng như của các DN Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng là điều rất quan trọng.

    Gợi ý thứ hai của tôi là Việt Nam nên xem xét việc kí kết hiệp định đầu tư song phương với Hoa Kỳ và xem xét thỏa thuận thương mại, như sáng kiến quan hệ đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương.

    Gợi ý thứ ba của tôi là Việt Nam cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng nhân lực thông qua đầu tư vào giáo dục, hạ tầng cứng: đường xá, cầu cảng, điện năng... để đón nhận tăng trưởng thương mại và kinh tế.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chính phủ Việt Nam hiện rất quan tâm tới vấn đề giáo dục đại học. Tuy nhiên, điều này đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Theo bà, Việt Nam nên bắt đầu việc cải cách giáo dục ĐH từ đâu bởi vì ngay cả khi có tiền và có tư duy đúng họ cũng thiếu nguồn lực con người để triển khai. Bà có lời khuyên gì giúp họ ?

    Đại sứ Susan Schwab: Sáng nay tôi có cơ hội gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Gia Khiêm và chúng tôi trao đổi về mối quan tâm của cá nhân ông cũng như của Chính phủ Việt Nam trong việc đầu tư vào giáo dục.

    Tôi đã đưa ra đề xuất ban đầu về việc tạo điều kiện cho sinh viên được học tập và hưởng nền giáo dục tốt ở Mỹ và các nước, khác trong đó có chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường ĐH Việt Nam và Mỹ, cũng như việc các trường ĐH nước ngoài xây dựng cơ sở đào tạo tại Việt Nam cũng như giúp xây dựng chương trình giảng dạy. Những đề xuất này thực ra cũng đang được Chính phủ Việt Nam triển khai rồi.

    Các lĩnh vực tôi thấy cần quan tâm là đầu tư vào là toán học, khoa học, chính sách công, quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ.... như chúng tôi thực hiện tại Đại học Maryland, nơi mà tôi làm việc. Đào tạo kỹ năng là một sự đầu tư đúng đắn trong giáo dục.

    Giảng dạy ĐH giúp định hướng cho tương lai dân tộc mình

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Chúng ta giả định đã có rất nhiều sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học tốt của Mỹ, chẳng hạn như trường Maryland của bà. Nhưng khi trở lại Việt Nam, họ đã chuyển sang khu vực tư nhân, mà không chọn làm việc ở các trường đại học. Vậy, làm thế nào để chúng tôi có thể thu hút, thuyết phục họ làm việc và đóng góp ở các trường đại học Việt Nam?

    Đại sứ Susan Schwab: Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu hút người giỏi làm việc ở trường ĐH cũng như trong cơ quan công quyền và khu vực tư. Để thu hút nhân lực cho các trường đại học, những người có bằng tiến sĩ luôn sẵn lòng về các trường ĐH làm việc nếu như họ được trao cơ hội vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy.

    Một cách tiếp cận khác mà chúng tôi đã áp dụng tại Mỹ, tại trường Maryland và các trường khác là, chúng tôi lựa chọn những người vừa là học giả vừa đang hành nghề khác - chẳng hạn như bản thân tôi - và những người có sự nghiệp trong khu vực tư hoặc khu vực công, nhưng bây giờ lựa chọn tham gia giảng dạy. Giờ đây nhiều người chuyển qua các lĩnh vực khác nhau, phân bổ thời gian của mình cho cả khu vực tư nhân và việc giảng dạy tại trường đại học.

    Thí dụ thứ ba là, nhiều người đã có một công việc trong chính phủ, thậm chí cả trong lĩnh vực tư nhân, họ sẽ trở lại nhà trường để lấy thêm chứng chỉ. Khi họ quyết định từ bỏ công việc trong chính phủ, nhiều người trong số họ đã ở lại trường đại học để giảng dạy.

    Rất nhiều người làm công việc giảng dạy giống như tôi đã tìm thấy những niềm vui lớn khi làm việc cùng với các bạn trẻ, và hiểu rằng chúng tôi đang định hướng cho tương lai của chính dân tộc mình.

    Chương trình tiến sĩ tốt là phải hướng họ vào việc giảng dạy

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng vấn đề là, làm thế nào để chúng ta có thể nhận ra và tuyển dụng, thúc đẩy những tài năng khi họ quay trở lại Việt Nam - vào lĩnh vực công và trường đại học? Bà có thể chia sẻ kinh nghiệm của bà về vấn đề này?

    Đại sứ Susan Schwab: Có một điều là, một chương trình đào tạo tiến sĩ tốt là chương trình hướng các tiến sĩ vào việc giảng dạy. Khi đang học tiến sĩ, họ có thể giảng dạy cho các sinh viên hoặc trở thành trợ giảng tại chương trình đào tạo thạc sỹ. Do đó, họ sẽ có kinh nghiệm giảng dạy và sẽ được các giảng viên có kinh nghiệm giám sát. Những nghiên cứu sinh đó có thể nhận được sự tiến cử về kinh nghiệm mà họ có được. Cái đó được gọi là nhận ra các tài năng sớm. Tuy nhiên, đó là cả một quá trình dài.

    Trong những năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhân vật rất thú vị và cũng đã đạt được thành công trong chính phủ Việt Nam. Một số trong đó - tôi đảm bảo là họ có thể trở thành những giáo sư vô cùng xuất sắc.

    Tôi không biết là họ đã diễn thuyết bao giờ chưa, nhưng nếu họ có thể truyền tải những kinh nghiệm quý báu của họ trong thời gian làm việc ở Chính phủ tại tại các buổi đào tạo cấp cao chính thức, họ có thể là những giáo sư tuyệt vời và khi nghỉ hưu, họ có thể tham gia công việc giảng dạy.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Làm thế nào mà chúng ta có phương pháp, giải pháp để thuyết phục họ, thu hút họ vào những vị trí và công việc trong lĩnh vực công và giáo dục đại học tại Việt Nam? Bà có đưa ra lời khuyên nào cho Chính phủ Việt Nam về vấn đề này không?

    Đại sứ Susan Schwab: Ông có thể chọn những cá nhân đã là lãnh đạo trong công việc của họ, hoặc ai đó được chính phủ "phát hiện ra" để trở thành lãnh đạo trong tương lai và đào tạo về kỹ năng cho họ. Hoặc ông có thể chọn những cá nhân được đào tạo bài bản và cung cấp cho họ các kinh nghiệm làm lãnh đạo trên thực tế. Nhưng cũng rất khó để có thể học làm lãnh đạo chỉ bằng việc đọc sách, vấn đề là phải biết kết hợp các yếu tố.



    (Tham Khảo: vietnamnet)
  2. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    (tiếp theo)

    [​IMG]
    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bà có rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ công việc kinh doanh, giảng dạy và cả trong chính phủ với tư cách là một chính trị gia. Tôi được biết là ở Hoa Kỳ có một chương trình rất đặc biệt, đó là White House Fellows cho các tài năng trẻ. Bà có thể chia sẻ thêm thông tin về chương trình này?

    Đại sứ Susan Schwab: Ồ, chắc chắn rồi. Chúng tôi có các chương trình khác nhau, nhưng chương trình White House Fellows danh giá nhất và đầy tính cạnh tranh dành cho các sinh viên, thậm chí là các cử nhân đã tốt nghiệp trên khắp đất nước, với 2 năm làm việc tại các cơ quan khác nhau của chính quyền.

    Kết hợp với một nhóm gồm các học viên cũ của chương trình, White House Fellows trở thành một hệ thống kết nối kinh ngạc của những cá nhân có các kinh nghiệm tuyệt vời và họ biết rất nhiều người trong chính phủ. Sau khi chương trình kết thúc, rất nhiều người đã trở lại làm việc cho chính phủ. Một số người ở lại, một số người ra đi. Nhưng họ biết rõ hơn về chính quyền và họ am hiểu cũng như ủng hộ cho chính phủ từ phía bên ngoài, ngay cả khi họ làm việc trong khu vực tư nhân.

    Một ví dụ khác mà tôi cũng nghĩ đến, đó là chương trình sinh viên thực tập. Không biết Chính phủ Việt Nam có quan tâm không, nhưng ở Mỹ, ở các cấp khác nhau, như chính quyền bang, liên bang có chương trình thực tập dành cho sinh viên trong kỳ nghỉ hè hoặc đôi khi là môn học chính thức ở nhà trường, làm việc bán thời gian ở các cơ quan của chính phủ trong vòng 3 hoặc 6 tháng, hoặc 1 năm. Nhờ vậy, họ có thêm kinh nghiệm cũng như cảm nhận được về môi trường làm việc trong chính quyền là như thế nào.
    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đó quả là những kinh nghiệm hữu ích và tôi cho rằng chính phủ Việt Nam nên tham khảo và có thể áp dụng chúng.

    Đại sứ Susan Swab: Những kinh nghiệm đó thực sự rất dễ áp dụng.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Còn tại VietNamNet, chúng tôi đã áp dụng các kinh nghiệm này rồi.

    Đại sứ Susan Schwab: Vậy thì thật tốt. Nếu áp dụng điều này trên một nền tảng cạnh tranh, với sự kết hợp chặt chẽ, các bạn có thể đưa các sinh viên với các chuyên ngành học khác nhau, từ các địa phương khác nhau, cấp độ và mức thu nhập khác nhau, mang sự đa dạng của cộng đồng vào chính quyền.

    Học từ sai lầm của Trung Quốc

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn bà và bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang một chủ đề khác. Bà đã có một bài thuyết trình rất hay, rất ấn tượng trước công chúng Việt Nam. Qua đó, bà đã gửi tới một thông điệp rất thú vị, đó là Việt Nam nên tìm ra một con đường riêng, khác biệt với Trung Quốc, chứ không phải đi theo rồi trở thành một "Trung Quốc thứ hai". Rất nhiều người Việt Nam thích chủ đề này nhưng làm thế nào chúng tôi có thể tạo nên sự khác biệt với Trung Quốc thì đó thực sự là một câu hỏi lớn. Bà có thể chia sẻ và đưa ra lời khuyên nào cho công chúng Việt Nam?

    Đại sứ Susan Schwab: Chắc chắn rồi. Tôi có thể mô tả một số nét về Trung Quốc mà Hoa Kỳ không hài lòng mà Việt Nam có thể làm theo cách hoàn toàn khác.

    Tôi cũng sẽ chỉ ra những điểm vô cùng đặc biệt Việt Nam có thể làm nền tảng để dựa vào đó để tạo dựng các nét "riêng biệt".

    Khi nói về Trung Quốc, tôi không nói với tư cách một người chỉ trích Trung Quốc mà với tư cách một người bạn của Trung Quốc - vì tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm thú vị khi làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng có những điều tôi cho rằng Trung Quốc đã làm theo cách không nên làm. Và, Việt Nam có thể làm theo một cách hoàn toàn khác, học từ những sai lầm đó.

    Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế của mình vào năm 1979 và phát triển khá nhanh trong suốt khoảng 15 năm qua. Nhưng trong khoảng 2 năm vừa qua, dường như là Trung Quốc đã bị tụt lùi. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong kinh tế và chủ nghĩa bảo hộ đang là một vấn đề nổi lên ở Trung Quốc.

    Chẳng hạn như, đẩy mạnh các ngành mũi nhọn của quốc gia, bảo hộ bằng các chính sách của nhà nước mà gần đây nhất là các quy định được đưa ra về vấn đề tài chính. Trong trường hợp của Việt Nam, Việt Nam có vẻ như vẫn tiếp tục mở cửa trong lĩnh vực kinh tế, chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn như là đưa ra các tuyên bố trong các kỳ họp của Việt Nam tại WTO. Việt Nam rất thông minh trong việc mở rộng tự do trong cách tiếp cận với khu vực dịch vụ.

    Ví dụ thứ hai mà tôi đưa ra là về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc thiếu quyền sở hữu trí tuệ và bị chỉ trích rất nặng nề vì đã không bảo vệ đầy đủ quyền này cũng như làm cho quyền này thiếu tính hiệu lực, ví dụ như trong việc kinh doanh phần mềm, đĩa CD, xâm phạm tác quyền trên internet... và các loại bản quyền khác cũng như bảo vệ thương hiệu.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Rất nhiều sản phẩm mang nhãn Luis Vuiton, Gucci được sản xuất bất hợp pháp và có chất lượng rất tệ "được sản xuất tại Trung Quốc", chúng ta có thể nhìn thấy đầy rẫy tại Quảng Châu với giá rẻ không thể tưởng tượng được...

    Đại sứ Susan Schwab: Đúng như vậy. Bên cạnh câu chuyện về các loại hàng hóa xa xỉ, còn có các mối lo ngại về an toàn cho sức khỏe liên quan tới việc sao chép bất hợp pháp và đóng gói sản phẩm.

    Chính phủ có thể có nguồn thu lớn từ việc buôn bán những loại sản phẩm này, nhưng đối với nền kinh tế nói chung, nó sẽ gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh chính đáng. Và nó tác động xấu tới việc đầu tư, cũng như việc xây dựng thương hiệu của Trung Quốc.

    Nó cũng có ảnh hưởng không tốt tới công chúng nước ngoài khi muốn sáng tác các bản nhạc hoặc viết các phần mềm mới cho máy tính.

    Ấn tượng của tôi là Chính phủ Việt Nam cũng nhận ra một số vấn đề tại Việt Nam ở khía cạnh sao chép bất hợp pháp và đóng gói sản phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bạn đang nỗ lực để giải quyết vấn đề trên.

    Có những vấn đề khá nhạy cảm, thế nhưng, Chính phủ Việt Nam cũng có thể quyết tâm làm khác với Trung Quốc, đó là thực hiện cởi mở với internet, không hạn chế, và chống tham nhũng.

    Đúng là internet cũng có mặt ảnh hưởng tiêu cực, thế nhưng, lợi ích tích cực của việc tiếp cận đầy đủ internet lại lớn hơn rất nhiều, đặc biệt trong việc giáo dục, cung cấp thông tin cho người dân, và thương mại điện tử. Tuy nhiên, có những chính phủ thấy rằng họ có ưu tiên khác. Họ cần hiểu rằng, điều này đồng nghĩa với việc họ đã hi sinh lợi ích giáo dục, thương mại của mình bằng việc hạn chế internet.

    Còn với vấn đề tham nhũng, hãy đảm bảo công chức, viên chức có thu nhập đủ sống, và vì thế, họ không cần phải tham nhũng.

    Tự giám sát để giảm tham nhũng

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thực ra, không phải vì lương thấp mà gây ra tình trạng tham nhũng ở Việt Nam. Có trường hợp quan chức Việt Nam giàu có nhưng vẫn tham nhũng, thậm chí tham nhũng còn nặng hơn?

    Đại sứ Susan Schwab: Ông đã nêu một vấn đề rất thú vị. Tôi có thể đưa ra hai gợi ý. Một là liên quan đến việc thi hành pháp luật. Hiện nay, tham nhũng có nhiều hình thức được xem là hợp pháp. Tuy nhiên, cũng có sẵn câu trả lời cho vấn đề này, liên quan đến cách thức chính phủ hoạt động và điều hành. Một khi quy trình và hoạt động của chính phủ được minh bạch, công khai, khả năng tham nhũng sẽ khó hơn rất nhiều. Có cạnh tranh mở, những yêu cầu về quy trình hoạt động đều công khai trên mạng, tất cả các bên có thể tham gia, theo dõi và thực hiện. Có thể nói, đó là cách thức cơ quan công quyền có thể tự giám sát và nhờ đó, các quan chức, viên chức khó lòng có thể tham nhũng.
  3. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    [​IMG]
    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Không chỉ ở Việt Nam mà ngay ở Mỹ, chúng ta vẫn đang tiếp tục vận động cho sự cởi mở, công khai hoạt động của cơ quan công quyền. Tôi có một người bạn, đồng nghiệp ở ĐH Harvard bà Mary Graham từng viết cuốn sách Full Disclosure liên quan đến vấn đề này. VietNamNet cũng từng giới thiệu cuốn sách này và nhận được sự quan tâm của độc giả.

    Tuy nhiên, việc áp dụng cách thức minh bạch không dễ với một nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam...

    Hơn nữa, minh bạch cũng không phải vấn đề riêng của Việt Nam. Ngay cả các DN đến đầu tư tại Việt Nam, không phải DN nước ngoài cũng muốn minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, mà còn sẵn sang đưa hối lộ, tạo ra tham nhũng, miễn là có được giấy phép, miễn là thắng thầu .Trong khi đó chính phủ Mỹ kiểm soát chặt và nghiêm trị việc này, vậy có làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ ?

    Đại sứ Susan Schwab: Ông hoàn toàn đúng. Ở Mỹ, luật về chống tham nhũng ở nước ngoài rất chặt chẽ và rõ ràng. Các DN của Mỹ bị ngăn cấm dính líu vào bất kì vụ việc tham nhũng quốc tế nào khi đầu tư, giao thương với bên ngoài. Và đôi khi, cách ứng xử của DN nước khác lại gây hại cho việc kinh doanh của các DN Mỹ. Để tôi đưa ra một ví dụ.

    Hãy quay trở lại với vấn đề tôi đã đề cập trước đó: đào tạo về quản lý nhà nước. Một trong những điều có thể giúp ích là xây dựng hệ thống, giáo dục các công chúng trong hệ thống về cách thức để điều hành chính phủ cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm giải trình hơn.

    Minh bạch và trách nhiệm giải trình giảm mức độ tham nhũng. Và giáo dục có thể giúp sức cùng với chính sách công trong cuộc chiến chống tham nhũng.

    Một trong những ý tưởng tôi đã nêu ra trong buổi diễn thuyết trước các DN Việt Nam là, Việt Nam nên xem xét tham gia Hiệp định về đấu thầu chính phủ trong khuôn khổ của WTO. Đài Loan đã tham gia. Trung Quốc đang đàm phán để tham gia Hiệp định thế nhưng, có vẻ những cam kết của Trung Quốc thì quá ít đến mức đáng xấu hổ. Sẽ còn chặng đường dài để Trung Quốc tham gia các quy định đầu thầu của WTO.

    Nếu Việt Nam thực hiện bước nhảy, tham gia Hiệp định này, những quy định của Hiệp định sẽ góp phần tạo dựng sự minh bạch trong đấu thầu của Việt Nam, giảm khả năng tham nhũng.

    Một quy trình đấu thầu minh bạch, cạnh tranh sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam và các DN Việt Nam trong việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng như vậy, nó sẽ giúp các DN Việt Nam tiếp cận được đấu thầu trên toàn thế giới, ở Mỹ, EU...
  4. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    DN Việt Nam quyết định con đường để Việt Nam khác Trung Quốc

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trong các cuộc diễn thuyết, bà tư vấn, Việt Nam cần phải tìm con đường đi riêng để phát triển, khác với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo bà, làm thế nào để Việt Nam tạo ra sự khác biệt?Liệu có sản phẩm, ngành hàng nào Việt Nam có thể tạo vị trí đặc biệt, chiếm lĩnh thị trường thế giới.

    Đại sứ Susan Schwab: Tôi nghĩ, vấn đề này phụ thuộc vào chính các DN Việt Nam. Họ phải là người đưa câu trả lời cho câu hỏi này.

    Tuy nhiên, hãy nhìn vào những đặc tính tích cực mà Việt Nam có thể mang tới, góp vào thị trường thế giới: Việt Nam có rất nhiều đất và một nền nông nghiệp thành công; con người Việt Nam đầu óc cởi mở, sẵn sàng tiếp thu cái mới và làm việc chăm chỉ cùng với một chính phủ luôn biết tự phê bình, dám nhìn lại bản thân, suy nghĩ về các cách thức tiếp cận khác nhau và thể hiện khả năng tiến hành đổi mới. Đây là ba đặc tính rất quan trọng và không nên đánh giá thấp.

    Như tôi đã nói trong buổi thuyết trình trước đó, Việt Nam đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn trên chuỗi giá trị toàn cầu. Bằng chứng là Intel đã đầu tư vào Việt Nam. Khi thảo luận về Hiệp định Đầu tư song phương Việt - Mỹ, sẽ ngày càng nhiều DN Mỹ đầu tư vào Việt Nam ở lĩnh vực điện tử, viễn thông... và các lĩnh vực khác và nó sẽ giúp Việt Nam tăng vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.

    Cần đảm bảo an toàn không chỉ cho DN Mỹ mà còn DN nước ngoài cũng như DN Việt Nam khi họ giữ hoặc đầu tư vào tiền Việt Nam và xây dựng nhiều DN bản địa hơn nữa.

    Hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đều hiện diện ở Trung Quốc bởi quy mô kinh tế của nước này thế nhưng, họ không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc, không muốn nước này là nơi duy nhất các tập đoàn sản xuất và tìm kiếm thị trường.

    Vấn đề là họ có thể đến nơi nào khác? Việt Nam là một trong những phân khúc thị trường được coi là điểm đến của các DN nước ngoài. Có rất nhiều việc phải làm trong chiến lược được Chính phủ Việt Nam đưa ra.
  5. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bà nghĩ thế nào về triển vọng của các ngành công nghiệp mới như ngành công nghiệp sáng tạo và nội dung số?Mặc dù là ngành rất mới nhưng tới nay Việt Nam có khoảng 200DN hoạt động trong lĩnh vực nội dung số, cung cấp nội dung và truyền thông trên mạng điện thoại di động. Đó đang là ngành rất mới và năng động. Liệu đó có phải đó là ngành có tương lai để Việt Nam tạo ra sự khác biệt và nổi trội ?

    Đại sứ Susan Schwab: Truyền thông mới là một ví dụ điển hình về cơ hội để bước lên nấc thang mới trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đài Loan là một ví dụ. Có rất nhiều đầu tư vào lĩnh vực nội dung số và các DN này hoạt động rất hiệu quả, giúp cho sự phát triển của nền kinh tế này: phát triển game, kinh doanh phần mềm, chương trình ứng dụng.... Đó là các cơ hội có thể giúp Việt Nam cạnh tranh hơn và xây dựng cầu nối với thế giới.

    Đó cũng là ví dụ minh chứng cho tầm quan trọng của internet. Bởi vì qua internet, qua những trang như facebook, twitter... người ta có thể học tập cũng như trao đổi, buôn bán để thu lợi.

    Không cho phép tiếp cận internet, bạn sẽ không thể thu lợi trong giáo dục cũng như lợi ích thương mại từ nó. Bạn cũng sẽ không thể học và phát triển được những chương trình ứng dụng mới.

    Và hạn chế internet sẽ tạo hố sâu ngăn cách, không cho phép tận dụng cơ hội của truyền thông mới.

    Có thể nói, truyền thông mới là một ví dụ tuyệt vời. Việt Nam có dân số đông, cả trong nước và ở nước ngoài, và nhiều người yêu thích các nội dung tiếng Việt. Đóng cửa internet, ngôn ngữ Việt Nam cũng không có điều kiện qua internet để ra với thế giới.

    Không nước nào muốn tự đá vào chân của mình

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tôi băn khoăn, không riêng gì Mỹ mà cả EU cũng phàn nàn về hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc. Tại sao thế giới không hợp tác cùng nhau buộc Trung Quốc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

    Đại sứ Susan Schwab: Khi còn là Đại diện thương mại Mỹ, chúng tôi đã đưa Trung Quốc hội nhập WTO. Có những ý kiến phản đối vì chính sách của Trung Quốc không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, chúng tôi cũng đang có tư vấn cho Trung Quốc về những việc nước này cần làm để sửa sai trong chính sách về quyền SHTT.

    Một số nước cũng bày tỏ mối quan ngại về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc và may mắn là, với WTO, chúng ta có được phương tiện để giải quyết vấn đề.

    Nhưng tôi nghĩ, vấn đề là, không nước nào muốn tự đá vào chân của mình bằng cách không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đó chính là động lực để xử lý vấn đề này. Bởi nếu không, bạn sẽ làm tổn thương chính các DN của mình, gây tổn thương các nhà đầu tư, các đối tác. Việc làm hàng nhái, hàng giả ngày càng trở thành tội phạm có tổ chức. Vì thế, tôi ngạc nhiên khi Trung Quốc không làm nhiều hơn.

    Họ có làm nhưng không đủ. Và theo thời gian, họ sẽ nhận ra, chính họ là nạn nhân của tình trạng này, nền kinh tế sẽ phải trả giá cho cách làm ngắn hạn của mình.
  6. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Liệu vị trí của đồng đôla có thể bị đe dọa thay thế bởi một đồng tiền thanh toán quốc tế khác như nhiều người quan ngại và cũng là vấn đề được Trung Quốc nêu ra?

    Đại sứ Susan Schwab: Rõ ràng là, đây là vấn đề rất nóng hiện nay. Tôi tin đồng USD vẫn sẽ tiếp tục là đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế trong vài năm tới.

    Giám đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đề xuất một đồng tiền thanh toán quốc tế khác, đồng "quyền rút vốn đặc biệt" SDR thế nhưng thực tế, đồng tiền này đã lưu hành vài năm, và chỉ rất ít quốc gia sẵn lòng bỏ tiền để mua đồng tiền này làm đồng tiền dự trữ quốc gia.

    Về phía Trung Quốc, chỉ khi nước này cho phép đồng nhân dân tệ được linh hoạt, phản ánh biến chuyển của kinh tế vĩ mô thì lúc đó, đồng nhân dân tệ mới được coi trọng và cạnh tranh với đồng USD. Cho tới lúc đó, đồng nhân dân tệ không thể là đồng tiền dự trữ quốc tế và không thể là đồng tiền dự trữ quốc tế tốt.

    Nhiều người hiện nay đánh giá hơi quá cao sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc cũng như hơi đánh giá thấp sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, nước Mỹ chúng tôi cũng phải làm rất nhiều để xử lý những vấn đề của mình trong kinh tế vĩ mô. Chúng tôi cần tiết kiệm nhiều hơn, tiêu dùng ít hơn, giảm thâm hụt thương mại. Đó cũng là phần trách nhiệm của chúng tôi nếu chúng tôi muốn USD vẫn tiếp tục là đồng tiền dự trữ quốc tế. Chính quyền Obama đã nhận thức được vấn đề này.

    Tạo đường riêng để giành và giữ sự quan tâm của thế giới

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: TS Larry Summer, cựu Hiệu trưởng trường Harvard, Cố vấn trưởng về kinh tế của Tổng thống Obama có nhận xét các nhà vận động hành lang Mỹ đang sử dụng "danh sách các bác sĩ nhận bảo hiểm gắn với nguy cơ chết người" như một chiến thuật nhằm ngăn chặn việc lập ra một cơ quan bảo hiểm về tài chính cho người tiêu dùng. Bình luận của bà?

    Đại sứ Susan Schwab: Tôi đã ở Việt Nam vài ngày qua, khá bận rộn nên chưa đọc được bình luận của TS Summer. Ở Mỹ, thời gian qua, người ta dành sự quan tâm, và tập trung vào vấn đề cải cách hệ thống y tế và bây giờ, chúng tôi bắt đầu chuyển sang vấn đề cải cách tài chính kinh tế. Và có vẻ như cuộc tranh luận ở Nghị viện cũng như giữa một bên là giới tài chính và bên kia là chính quyền đã bắt đầu nóng lên.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bên cạnh một đối tác khổng lồ và lớn mạnh như Trung Quốc, liệu Việt Nam có nguy cơ bị các đối tác như Mỹ, EU lãng quên? Hoặc Việt Nam sẽ như thế nào nếu bỏ qua các đối tác như Mỹ, EU ? Và làm thế nào để Việt Nam có thể xác lập và củng cố vị thế của mình trong con mắt của các đối tác khác, đặc biệt là Mỹ và giới doanh nhân Mỹ?

    Đại sứ Susan Schwab: Trong vài năm qua, Việt Nam đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của Mỹ và thế giới nhờ những thành tựu cải cách kinh tế của mình. Và Việt Nam đang tiếp tục quá trình đổi mới, cải cách này, với việc tiến hành đổi mới kinh tế, xã hội và chính trị. Tất cả các khía cạnh đổi mới này đang được triển khai và thảo luận ở Việt Nam.

    Việt Nam có thể tiếp tục được xem là thay thế đáng hài lòng cho Trung Quốc ở khu vực trong con mắt của các DN Mỹ để đa dạng hóa đối tác ở khu vực.

    Việt Nam là một điểm đến đầy hứa hẹn với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, với những đặc tính như tôi đã mô tả.

    Việt Nam đang tạo con đường của mình để giữ và giành sự quan tâm tích cực từ các Chính phủ khác cũng như giới doanh nhân trên toàn thế giới.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhều người quan ngại, chính sách của Mỹ và các nhà vận động hành lang của Mỹ có thể bị tác động bởi chính phủ và DN Trung Quốc?

    Đại sứ Susan Schwab: Tôi không nghĩ đó là vấn đề lớn. Như tôi đã nói hôm qua, giới doanh nhân Việt Nam có rất nhiều mối quan tâm và lợi ích chung với giới DN Mỹ. Ví dụ, khi PNTR được thảo luận ở Nghị viện Mỹ, rất nhiều các DN Mỹ đã tới để vận động Quốc hội Mỹ trao PNTR cho Việt Nam.

    Nói cách khác, càng có nhiều thương mại và đầu tư giữa hai bên, sợi dây kinh tế thương mại này sẽ tạo nên những nhóm vận động hành lang riêng cho Việt Nam. Nó không nhất thiết phải là một nhóm vận động hành lang được đăng kí và đóng tiền một cách chính thức mà là lợi ích chung giữa cộng đồng DN và nhân dân hai nước.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ơn bà Susan Schwab đã dành thời gian cho độc giả VietNamNet và có cuộc trò chuyện rất thú vị. Chúc bà có chuyến đi bổ ích ở Việt Nam, chúc nền kinh tế Mỹ sớm phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 5%.
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 521 (Thành viên: 0, Khách: 338, Robots: 183)