1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chuyên đề 1- Bài 2: Công tác đào

Thảo luận trong 'Các chuyên đề' bắt đầu bởi tannhuongktxd, 12/11/13.

  1. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Bổ sung thông tin để các bạn làm dự toán phần này.
    - Cấp đất: Đất cấp 3
    - Địa hình: Hiện trạng không có cây cối lớn.
    Hướng dẫn xác định khối lượng:
    - Để làm tốt công việc này thì trước hết bạn phải xác định được các phần việc bạn cần làm, nghĩa là đối với công trình này, chúng ta nên đào những gì (Đào móng để đổ bê tông, đào móng để làm móng đá chẻ, đào móng để làm bậc tam cấp, ..v..v).
    - Cấp đất đào: Dựa vào thông số cấp đất (đất cấp 3).
    - Chiều sâu đào: Dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật của từng loại móng tương ứng. Chiều sâu đào là chiều sâu lớn nhất tính từ mặt đất tự nhiên đến vị trí sâu nhất để thi công (thường sẽ là đến vị trí làm lớp lót móng).
    - Chiều rộng đào: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để xác định được chiều rộng.
    - Hệ số ta luy: Các bạn xem lại hệ số ta luy đã được học (thông thường được tính bằng 1/3 thể tích đào đất).
    Lưu ý:
    - Đối với trường hợp móng đá chẻ, khi tính chiều dài cần đào thì các bạn cần chú ý: tại các vị trí giao với móng cột, các bạn trừ ra khoảng chiều dài mà móng cột đã đào.
    - Các móng có cùng kích thước mình nên xếp chúng vào một nhóm nhất định để việc tổng hợp được dễ dàng hơn.
    Hướng dẫn tra cứu định mức, đơn giá:
    - Sau khi đã xác định được chiều sâu đào, chiều rộng đào, cấp đất, các bạn cơ bản đã có đầy đủ thông số để tính phần đào đất.
    - Phần này bạn cũng nên chú ý về cách thức đào (đào máy hay là đào thủ công) sẽ ảnh hưởng đến việc chọn mã hiệu định mức, đơn giá của mình.
    - Dùng phần mềm dự toán Bắc Nam để tra cứu, có thể dựa vào những ký tự đặc trưng như (Đào+móng+"& chiều rộng"&+"& chiều sâu"+"& cấp đất"...(Việc này linh hoạt do bạn chọn).

    Các bạn vướng mắc phần này tiếp tục trao đổi.
    Chỉnh sửa cuối: 12/11/13
  2. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Trước khi đi vào Bóc khối lượng các bạn nên hình dung qua công tác thực tế các đơn vị triển khai:
    1. Thuyết minh Biện Pháp Thi Công
    : Xem chi tiết trong File đính kèm
    2. Tóm tắt Quy trình thi công
    B1: Dọn dẹp mặt bằng thi công => Chuẩn bị mặt bằng thi công;
    B2. Định vị (Trắc đạc, định vị móng, ..)
    B2: Dùng máy đào hoặc Nhân công cho đào đến cos nền thiết kế. (Nếu khối lượng lớn, chiều sâu móng cao thì phải chia làm nhiều đoạn & ngừng để lắp đặt hệ vách chống sạt, lở...hoặc dưới mực nước ngầm thì phải tính chi phí hút nước)
    B3: Đắp đất đào hoặc vận chuyển đất ra khỏi công trình.
    P/s: Lưu ý: Phải có biện pháp phù hợp khi đào với khối lượng lớn và hệ chống vách => Nếu khối lượng lớn, đào sâu thì bắt buộc phải tính dự toán hệ chống vách phù hợp với thực tế.
    3. Một vấn đề đặt ra:
    - Khi nào Đào bằng máy? Khi nào đào bằng nhân công? => Phụ thuộc vào khối lượng đào, thiết kế móng, loại đất và mặt bằng thi công? => Tính toán hiệu quả kinh tế.
    - Lưu ý:
    [​IMG]
    - Hệ số Taluy: Lấy ở đâu ? => Bảng số 11 TCVN 4447:2012;
    [​IMG]

    - Hệ số chuyển từ đất nguyên thủy sang đất vận chuyển? => TCVN 4444:2012
    [​IMG]
    *Chọn máy vận chuyển: Phụ thuộc vào cự lý vận chuyển, mặt bằng thi công, đặc biệt là khối lượng đất cần chuyển:
    Tham khảo: [​IMG]

    4. Hình ảnh biện pháp thi công Móng

    - Bằng máy:
    - Bằng nhân công:

    Đầy đủ đồ nghề cho các bạn rồi nhé

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 12/11/13
  3. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Hihi. Mình thấy vậy là quá rõ rồi. Các bạn nào chưa có điều kiện ra công trình thì qua những tài liệu bạn thanh.bm cung cấp sẽ hiểu thêm về biện pháp thi công của các công việc trên thực tế, trên cơ sở đó tra cứu định mức, đơn giá để bóc tách khối lượng cho chuẩn nhé.
    Trần Quốc Huy and M tuan like this.
  4. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Đối với công trình trên, mình lấy điển hình móng M1 để làm ví dụ cho các thành viên tham khảo:
    + CSN: Viết tắt của Cốt san nền
    + Cote tự nhiên: Bên dưới cost san nền 400
    + Chiều cao đào tính từ cốt tự nhiện đến cote của lớp bê tông lót. Như vậy, dựa vào mặt cắt A-A, ta xác định được chiều cao đào = 0,6+0,8+0,1=1,5m
    + Chiều dài và chiều rộng đào: Dựa vào mặt bằng của móng M1, ta thấy kích thước của móng M1 là 1,4x2,8(m). Chiều rộng lớp bê tông lót mỗi bênh vát ra 50 => Kích thước đào móng M1 có thể được xác định: 1,5x2,9
    + Đất cấp 3
    => Xác định được công việc cần phải tra cứu trong mã hiệu định mức đơn giá : "Đào móng, móng cột trụ, chiều rộng 1,4m, chiều cao đào 1,5m".
    [​IMG]
    Chỉnh sửa cuối: 12/11/13
  5. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Nào, điểm danh cả lớp nhé!
    Danh sách đăng ký quá đông, bấm "like" lại còn đông hơn. Vậy sao mới đầu giờ mà lớp lại vắng heo vậy hả các bạn sinh viên trường Cao đẳng Xây dựng số 2??? :eek:
  6. HCM1510
    Offline

    HCM1510 New Member

    Tham gia:
    08/08/13
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Anh oi! cho e hỏi, phần đào móng tường sao e thấy có mặt cắt mà ko thấy bản vẻ chi tiết vậy a? vậy phần đào đất mình có tính phần đào móng tường ko a?
    ADMIN thích bài này.
  7. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Móng tường bạn nói đây chính là móng đá chẻ chắn đất bao quanh công trình.
    Bạn xem chi tiết tại bản vẽ KC 01/16 và 05/16 nhé.
    KC01/16:
    [​IMG]
    KC05/16:
    [​IMG]
    Lưu ý:

    - Khi tính chiều dài móng tường, tại những vị trí giao với móng cột thì bạn nên trừ đi chiều rộng của móng cột đã đào trong phần móng cột nhé.
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/13
  8. M tuan
    Offline

    M tuan Member

    Tham gia:
    30/08/13
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    18
    sv xd2 lo mấy cái bài tập lớn dữ quá đó mà :(
  9. tronghieushdk
    Offline

    tronghieushdk New Member

    Tham gia:
    10/10/13
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Nơi ở:
    tphcm
  10. Trần Văn Phát
    Offline

    Trần Văn Phát New Member

    Tham gia:
    03/09/13
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Nơi ở:
    trảng bàng, tây tinh
    dù hết thời gian nộp bài và làm chưa xong những vẫn nộp bài để mọi người sữa dùm em

    Các file đính kèm:

  11. phamquocvu93
    Offline

    phamquocvu93 New Member

    Tham gia:
    17/02/14
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    3
    Móng tường là chạy dọc theo mấy trục đó hả mọi người? (chổ mình khoanh tròn)
  12. phamquocvu93
    Offline

    phamquocvu93 New Member

    Tham gia:
    17/02/14
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    3
  13. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Đúng rồi đó bạn, bạn nên kết hợp giữa 2 bản vẽ này để nắm được kỹ hơn.
    phamquocvu93 thích bài này.
  14. phamquocvu93
    Offline

    phamquocvu93 New Member

    Tham gia:
    17/02/14
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    3
    Móng tường tại điểm A B C lấy độ dài sao đây mọi người?
    [​IMG]
    [​IMG]
  15. phamquocvu93
    Offline

    phamquocvu93 New Member

    Tham gia:
    17/02/14
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    3
    Mọi người chỉ mình cách vận chuyển đất ở bài này như thế nào được không?
  16. hauccbtm
    Offline

    hauccbtm New Member

    Tham gia:
    01/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    mấy anh chị ơi công thức tính móng tường là như thế nào? em học tiên lượng chưa nắm chắc mong anh chị giúp em với
  17. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Đơn giản thổi bạn, tính móng tường bạn chỉ cần tính thể tích móng nằm trong đất (m3) thôi = Dài * Rộng * Cao.
    - Đối với công tác đào: Tính chiêu dài đào * Rộng * Cao. Chiều dài đào lưu ý trừ giao với đoạn móng cột mình đã đào.
    - Đối với công tác xây: Cũng tính tương tự vậy, tuy nhiên chiều dài xây phải trừ đoạn giao với cổ móng nhé.
  18. hauccbtm
    Offline

    hauccbtm New Member

    Tham gia:
    01/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Đây là bài của bạn ngọc ân làm , em nhìn vào bản vẻ thiết kế rồi nhưng ko hiểu bạn ấy lấy số lượng và chiều dài như thế nào của MT1 VÀ MT2 ; còn phần (trừ đi phần giao móng và trừ đi phần giao với cổ móng ) bạn ấy lấy số liệu như thế nào, vì tiên lượng em nắm chưa chắc mong anh chị giúp em với .
    Đào móng xây đá chẻ SL DÀI RỘNG CAO
    MT1 1 52,2 0,4 0,75 15,66
    trừ đi phần giao với cổ móng
    C1 -1 0,2 0,2 0,75 -0,03
    C2 -11 0,2 0,2 0,75 -0,33
    C4 -5 0,3 0,2 0,75 -0,225
    MT2 -1 55,22 0,4 0,85 -18,7748
    trừ đi phần giao với cổ móng
    C1 -10 0,2 0,2 0,85 -0,34
    C2 -2 0,2 0,2 0,85 -0,068
    MT3 tại điểm A 1 1,8 0,25 0,9 0,405
    MT3 tại điểm B 1 7,2 0,25 0,6 1,08
    MT3 tại điểm C 1 1,5 0,25 0,25 0,09375
    MĐ1 4 1,1 1,1 0,7 3,388
    4 1,1 1,1 0,35 1,694
  19. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Mình chưa xem kỹ chi tiết bài làm của bạn Ngoc Ân, tuy nhiên trả lời bạn như sau:

    - Số lượng: Bạn tính theo chiều dài móng luôn nhé, số lượng thì cứ lấy 1 cấu kiện thôi.
    - Chiều dài chính là chiều dài của tất cả các đoạn cộng lại.
    Tùy theo cách bố trí trên bản vẽ mà bạn kiểm soát cho hợp lý, có thể tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại tùy bạn.
    Trong từng chiều, ưu tiên những đoạn giống nhau, và bóc theo tên của từng trục, từng đoạn để người kiểm tra nhìn vào có thể biết bạn đang tính đoạn nào:
    Ví dụ: Trục A, từ 1 đến 2: Nghĩa là đoạn cần tính nằm trên trục A, chiều dài = khoản cách từ trục 1 đến trục 2.
    Phần trừ giao móng và trừ giao với cổ móng:
    - Khi đào móng: Người ta đào móng cột trước, sau đó mới đào móng tường sau. Do vậy chiều dài móng phải trừ giao ngang với chiều rộng của móng.
    - Khi xây móng: Người ta đổ bê tông móng trước, trong đó có đoạn cổ cột. Phần móng tường khi tính phải trừ phần giao với cổ cột. Tùy theo cách quản lý của bạn, bạn có thể tính tổng chiều dài, sau đó trừ cho các cổ cột. Theo mình, trục nào thì trừ giao trục đó luôn là chuẩn nhất.
    Cụ thể thì các bạn tự nhìn bản vẽ và diễn giải nhé, kết quả các bạn đưa lên diễn đàn để mọi người xem. Bạn cứ làm từng bước là ổn thôi.
  20. hauccbtm
    Offline

    hauccbtm New Member

    Tham gia:
    01/11/13
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Em tính ra kết quả dưới đây mong anh chị góp ý kiến cho em, để em biết đúng hay sai em sẽ sữa chữa lại cho đúng.
    Đào móng xây đá chẻ SL DÀI RỘNG CAO
    MT1 1 66,92 0,5 0,85 28,441
    trừ đi phần giao với cổ móng
    C1 -1 0,2 0,2 0,85 -0,034
    C2 -13 0,2 0,2 0,85 -0,442
    C4 -5 0,3 0,2 0,85 -0,255
    MT2 1 55,82 0,5 0,95 26,52
    trừ đi phần giao với cổ móng
    C1 -11 0,2 0,2 0,95 -0,418
    C3 -2 0,2 0,2 0,95 -0,076
    MT3 tại điểm A 1 1,8 0,35 1 0,63
    MT3 tại điểm B 1 7,42 0,35 0,7 1,82
    MT3 tại điểm C 1 1,5 0,35 0,35 0,184
    MĐ1 5 1,1 1,1 1,05 25.41

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 258 (Thành viên: 0, Khách: 225, Robots: 33)