1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chuyên đề 1 - Bài 05: Bê tông đà kiềng

Thảo luận trong 'Các chuyên đề' bắt đầu bởi tannhuongktxd, 21/11/13.

  1. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    + Hướng dẫn:
    - Khối lượng bê tông = Chiều dài * Diện tích mặt cắt.
    - Quan trọng nhất của việc tính khối lượng bê tông là phải xác định đúng chiều dài đà kiềng và chính xác mặt cắt tương ứng của từng đoạn đà kiềng để tính chính xác diện tích.
    ** Chiều dài:
    - Căn cứ vào mặt bằng đà kiềng, mặt bằng móng => Xác định được chiều dài tương ứng của từng đoạn.
    - Khi tính chiều dài đà kiềng, tại những vị trí giao với cổ móng bạn phải trừ giao với cổ móng.
    - Tại những điểm giao nhau giữa đà kiềng này và đà kiềng kia thì phải trừ đi chiều dài đà kiềng đã tính trước.
    - Khi tính chiều dài, bạn nên chia theo trục để tính cho chuẩn và nên quy ước thống nhất một cách tính. Thông thường một bản vẽ thường chia theo 2 trục X, Y và họ thường quy ước đặt một trục theo chiều số thứ tự, một theo chữ cái ABC. Bạn cần thống nhất tính trục số trước hay trục chữ trước. Nếu tính trục số thì tính từ trái qua phải hay là từ phải qua trái. Khi đó, mới hạn chế được việc tính sót, tính thừa khối lượng.
    ** Mặt cắt:
    - Mặt cắt thì khó hơn một tí, đòi hỏi bạn phải biết công trình có chổ nào có kết cấu đặc biệt không, bạn chỉ cần lưu ý những chỗ đó là ổn. Thông thường, khi vẽ với, các dầm, cột, người kỹ sư cũng hay lựa chọn hình thức bố trí cân xứng, hài hoà. Họ không chọn phương pháp bố trí dầm chỗ nhỏ, chỗ to đâu. Ngoài trường hợp đảm bảo tính chiệu lực cho công trình hay thiết kế đặc biệt thì mới có chổ to chỗ nhỏ.
    + Loại vữa sử dụng: Xem bản vẽ thiết kế để biết cấp phối vữa, độ sụt bê tông yêu cầu.
  2. LevanVinh
    Offline

    LevanVinh New Member

    Tham gia:
    27/08/13
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cảm ơn bạn. Đúng là mấy người trong công ty mình cũng truyền đạt lại kinh nghiệm gần như vậy đó.
    hauccbtm thích bài này.
  3. ngọc ân
    Offline

    ngọc ân Member

    Tham gia:
    07/03/12
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Thành phố Hồ Chí Minh
    em đang làm phần bê tông này, có một chút thắc mắc em muốn hỏi anh (chị). trong bản vẽ có mặt cắt của dầm RM0 (L=67,66m) nhưng trên mặt bằng dầm cos-0.05 (KC 05/16) thì lại ko có chi tiết giằng móng đó nên e ko biết là nó có có hay không? Từ trục 12-13 có xuất hiện các cấu kiện RM3', RM6',RM8'(KC05/16) nhưng lại ko có mặt cắt của chug'. Cho em hỏi là có bóc phần đó ko ạ?
    truyenlv, hauccbtm and thanh.bm like this.
  4. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Trả lời:
    - Giằng móng RM0 - là giằng móng hộp gen. Bạn xem chi tiết móng hộp gen điển hình tại bản vẽ KC04/16. Căn cứ vào số lượng hộp gen mà bênh kết cấu họ thống kê chiều dài của móng này. Dầm RM0 có 2 cote (-0,05 và +3,5).
    Trả lời:
    - Về nguyên tắc, nếu có trên mặt bằng thì bạn phải bóc tách khối lượng.
    - Sau này khi bạn đi làm dự toán, gặp các trường hợp này bạn phải chủ động liên hệ với bộ phận thiết kế (ở đây là người vẽ kết cấu) để họ bổ sụng chi tiết này vào bản vẽ.
    - Trong trường hợp này, kích thước mặt cắt chi tiết của RM3', RM6',RM8' đều là 200x300, giống như các dầm RM4.
    Thân mến.
  5. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Chia sẻ kinh nghiệm:
    1. Nguyên tắc: Nhìn trên mặt bằng kiến trúc thấy nơi nào có tường hoặc có tải tập trung thì ắt chỗ đó sẽ có đà để đỡ lấy nó.

    - Xem qua khu vực này thì đó là những cánh tường của WC, không phải tường chính. Thì có 2 cách bố trí thiết kế: Thiết kế dầm hoặc sử dụng dầm giả.
    - Trên thiết kế không có mặt cắt thì cần phải yêu cầu thiết kế bổ sung chi tiết phần này. Hoặc có thể nhẩm tính bằng cách, RM3';RM6';RM8' là đà phụ thì rộng (b) = 200 tương ứng với dầm khác để dễ thi công. còn bụng thì h = 1800/12 = 150 => Dầm min khu này 200x150 nhưng để an toàn thì nên ở mức 200x200 => Thông thường sử dụng cho dầm phụ khu vực WC... Công thức rất đơn giản h = L/12 hoặc L/8;
    - Hoặc ở đơn vị thi mà không thấy có dầm thì có thể dung dầm giả (Bởi lúc này không thể yêu cầu CĐT, TVTK.. cung cấp chi tiết) => Dùng sắt tăng cường loại giống đà gần đó để "Bổ sung" => Thành đà giả. => Nếu dự toán viên đánh giá là dầm giả thì bóc bổ sung thép tăng cường...

    Các file đính kèm:

  6. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Hihi. Cảm ơn bạn thanh.bm. Các dự toán viên nhà mình ngoài việc bóc tách khối lượng theo bản vẽ còn phải là người phát hiện ra bản vẽ có chỗ bị sai, bị bất hợp lý hay không => Nói bộ phận kết cấu, kiến trúc họ chỉnh sửa sai sót.
    - Hiện nay, các bạn thiết kế chủ yếu sử dụng Autocad là nhiều (không tính việc vẽ vời bằng Revit hay các phiên bản sau của Autodesk có hỗ trợ dựng hình). => Do vậy, từng mặt cắt cũng là thủ công do người vẽ tự dựng nên. Có lúc họ bì"quáng", nhìn gà hoá cuốc => Vẽ thiếu nét, thiếu cấu kiện là chuyện thường hay xãy ra.
    - Dự toán viên là người kiểm tra chi tiết và là người phải hình dung tất cả các mặt cắt, dựa trên các suy luận như của bạn thanh.bm tư vấn => có thể kcs được mặt cắt nào thiếu, thừa, hợp lý hay chưa...

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 258 (Thành viên: 0, Khách: 218, Robots: 40)