1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chiến lược kinh doanh qua các câu chuyện

Thảo luận trong 'Chiến lược kinh doanh' bắt đầu bởi huynhbinh, 01/12/09.

Mods: vantiep
  1. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    1) Người điếc bán hàng

    Thành phố Chicago (Mỹ), ở một đường phố rất náo nhiệt, có hai anh em nhà Drubi đã dựa vào việc giả điếc mà phát tài to.

    Vốn là, một trong hai người dẫn khách vào cửa hàng, thuyết phục khách thử đủ loại quần áo mới, cứ nói đi nói lại mãi một hồi… Cuối cùng, khách luôn phải gặng hỏi:

    - Bộ quần áo này giá bao nhiêu?

    Anh ta bèn để tay lên tai và hỏi lại:

    - Ông nói gì cơ ạ?

    - Bộ này bao nhiêu tiền? – Khách hàng đành phải cao giọng.

    - À, giá cả ư? Tôi sẽ hỏi ông chủ. Xin lỗi, tai tôi hơn nghễnh ngãng.

    Rồi anh ta quay đi tới quầy có một chiếc bàn quầy mặt trên di động được, gọi to người anh:

    - Thưa ông, bộ quần áo bằng len này giá bao nhiêu?

    “Ông chủ” đứng dậy, liếc mắt nhìn khách, rồi nói:

    - Bộ ấy à? Giá 72 đôla.

    «Người điếc» quay lại mỉm cười nói với khách:

    - Thưa ông, 42 đôla ạ.

    Khách tưởng mình gặp vận đỏ, vội vã trả tiền rồi mang đi ngay, vì cứ nghĩ là mua được với giá hời. Nhưng thực ra, giá của nó đúng chỉ là 42 đôla.
    Nắm vững tâm lý hám rẻ của khách, hãy làm sao để họ tin rằng cứ mua hàng của bạn là rẻ được rất nhiều. Đây là chiêu mà các thương nhân thông minh thường dùng. Nhưng cách thể hiện ở mỗi người một khác.
  2. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ

    Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho mọi người. Vì ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có rất đông khách hàng. Chỉ dựa vào công việc này mà ông có thể nuôi sống cả gia đình.

    Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng như mọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung nhan thánh thượng.

    Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò ngẩng đầu lên, thì thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ông vội dập đầu lia lịa xin tha tội.

    Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên nghĩ ông là một người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa.

    Người thợ rèn vội quì xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi, nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.

    Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Ông vô vùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hình như không có ác ý gì. Nó đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.

    Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào. Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền ơn ông một con hươu to.

    Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông không gánh dụng cụ đi khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung: 'Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ'.

    Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình khốn đốn.

    Bài học kinh doanh:

    Sai lầm của người thợ rèn là ông lấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời, lại còn không chăm chỉ làm việc! Trên thị trường có rất nhiều công ty 'phất' lên nhờ một cơ hội đặc biệt. Nhưng cơ hội không phải ngày nào cũng có. Chỉ có dựa vào năng lực và tài nguyên kinh doanh của công ty để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, không ngừng xác định đúng vị trí của mình, và luôn xác định khách hàng là mục tiêu chính thì công ty mới có thể tồn tại được.
  3. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Mild Seven lấy “lỗ” để “phất”

    Hiện nay trên toàn thế giới có loại thuốc lá Nhật Bản có tên là “MILD SEVEN”, lượng tiêu thụ của nó từ con số nhỏ bé không ai biết đến đã nhãy vọt lên đứng hàng thứ hai thế giới. Có được thành quả như thế nhờ thực hiện kinh doanh lỗ vốn.

    Thuốc lá “MILD SEVEN” đã chủ trương thực hiện kinh doanh “lỗ vốn” như sau: Công ty tìm kiếm những đại lý ở các thành phố lớn của các nước chủ yếu trên toàn thế giới.

    Sau đó, qua các đại lý, cứ mỗi tháng gửi tặng cho một số bác sĩ, luật sư, nhà văn, nghệ nhân nổi tiếng địa phương hai cây thuốc lá nhãn hiệu này và nói rõ nếu người nhận cảm thấy không đủ thì có thể gởi tiếp.

    Cứ sau một số ngày, đại lý sẽ gửi biểu mẫu đến trưng cầu ý kiến đối với loại thuốc lá này. Để cho đối phương nghiện loại thuốc lá này rồi, đại lý ngừng gửi biếu như vậy người nghiện không thể không bỏ tiền ra mua thuốc lá “MILD SEVEN”.

    Cứ thế, thuốc lá nhãn hiệu này xây dựng được hình ảnh của mình trong xã hội thượng lưu, người hút loại thuốc lá này hầu như tượng trưng cho dòng dõi cao quý. Trên thị trường phương Tây, lượng tiêu thụ tăng lên hàng ngày.

    Thuốc lá “MILD SEVEN” khởi điểm kinh doanh bằng cách biếu tặng, cuối cùng đạt được mục đích lợi nhuận kếch sù. Lỗ lãi, dư hao trong buôn bán là điều không tránh khỏi.

    Tuy nhiên, kiêm luôn bán lỗ vốn không có căn cứ, không biết tính toán thì không nên làm. Thực hiện kinh doanh thua thiệt phải có lựa chọn, mục đích.

    Sự thành công của “MILD SEVEN” ở chổ quyết tâm “buông dây dài, câu cá lớn”.

    Một thương phẩm mới, độ nổi tiếng của nó trên thị trường không cao người sử dụng cũng rất ít để mở đường tiêu thụ, ngoài tiến hành tuyên truyền quảng cáo, in phát catalogue ra, bán hạ giá, thậm chí biếu tặng miễn phí một số sản phẩm mẫu là cần thiết.

    “Trước thử sau mua, mới biết tốt xấu”. Đây là câu cửa miệng về buôn bán của thời xưa, kiểu thử trước mua sau, về sau người ta gọi nó là “quảng cáo sống”.

    Câu nói cổ xưa này, đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi, và từ thực phẩm mở rộng ra thiết bị máy móc, đồ dùng hàng ngày không phải thực phẩm. Mọi người đều biết, chi phí thực hiện quảng cáo, biếu tặng dùng thử rất lớn.

    Quảng cáo truyền hình nửa phút tốn hàng chục ngàn thậm chí hàng trăm ngàn đô la Mỹ gửi tặng hàng triệu phần quà thuốc lá hút thử chi phí không dưới 1 triệu USD.

    Nhưng nhà kinh doanh có tâm huyết không tiếc “ném tiền qua cửa sổ”, “Khẳng khái” biếu tặng miễn phí và ra sức đăng quảng cáo, mà đã qua tính toán chi li, đã từng tiến hành điều tra và dự đoán thị trường mục tiêu.

    Vì thế, buông dây dài để nhắm đích cuối là “câu được cá lớn”. Nếu buông dây dài vào trong bể bơi, kết quả tất nhiên uổng công vô ích, vốn liếng không thể trở về.

    “Buông dây dài” phải buông ở nơi có “cá lớn” mới có khả năng “câu được cá lớn”. Cho nên, tiến hành kinh doanh lỗ phải luôn ở thị trường có tiềm năng phát triển.
  4. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    “Thuốc lá chết người” lại bán chạy

    Nước Mỹ có một nhà buôn tên là Wilson, chuyên kinh doanh thuốc lá. Nhưng, mấy năm nay hàng của ông hầu như không có ai hỏi, luôn luôn lỗ vốn, gần như sắp phá sản. Nguyên nhân nằm ở khâu nào? Một thời gian dài ông khổ tâm khổ não suy nghĩ, quyết định thay đổi kinh doanh.

    Một hôm, ông đặt một bức quảng cáo to trước cửa hàng và viết “Xin đừng mua thuốc lá tại cửa hàng này, theo đánh giá, hàm lượng nicotin có trong thuốc lá ở đây cao hơn 1% so với nơi khác”. Ngoài ra còn dùng mực đỏ viết chữ lớn: “Có người từng hút thuốc ở đây mà chết”.

    Loại quảng cáo khác người này đã tạo nên sự chú ý của các phóng viên truyền hình, thông qua mục tin tức, mọi người đã biết được cửa hàng bán thuốc lá này, họ lập tức kéo đến xem và mua thuốc ở đây, còn nói: “Mua mấy bao hút thử, xem có chết người không!” Có nhiều người đến đây mua thuốc, là muốn thể hiện khí phách nam nhi của mình. Kết quả, công việc mua bán của cửa hàng này ngày càng phát đạt, bây giờ đã trở thành một xí nghiệp lớn có 5 phân xưởng và mười bốn cửa hàng.
    Tài trí của Wilson là ở chỗ ông ta đã biết lợi dụng “tâm lý nghịch phản” của mọi người mà phát tài.
  5. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Bí quyết: Bán lược cho nhà sư!

    Bí quyết: Bán lược cho nhà sư!-Sưu tầm
    Có một chủ cửa hàng bán lược thông báo tuyển nhân viên bán hàng. Trong buổi phỏng vấn ông bảo mọi người: Tôi sẽ nhận nhưng ai có thể bán được lược cho các nhà sư. Tình hình thấy khó quá mọi người thi nhau đi đến các ngôi chùa tiếp thị nhưng rồi thất bại họ bỏ cuộc gần hết chỉ còn 3 người bán được lược. Chủ cửa hàng gọi họ đến và hỏi: Các anh làm sao bán được lược cho các nhà sư?
    Anh bán được 10 cái lược nói: Tôi đã nan nỉ gãy lữi dể các vị sư mua về chải lông mày!
    Anh bán được 100 cái lược nói: Tôi đã bày cho vị chụ trì rằng người hành hương khi đến chùa tóc sẽ bị rối không tiện lại phật thấy vậy chụ trì bèn mua để các vị khách có lược chỉnh chu mình trước khi lại phật.
    Anh bán được 1000 cai lược nói: Tôi đã bày cho một vị chủ trì mua lược về khắc chữ lên lược nhắc nhở mọi người nên hành thiện tích dức từ đó tiếng tăm của chùa sẽ vang xa người mọi người sẽ đến nhiều hơn tiền công quả cũng sẽ nhiều hơn, vị chủ trì nghe nói có lý nên mua 1000 cái lược.

    ---> Ai ngờ sư sãi cũng mua lược? Tùy vào khả năng thuyết phục của bạn mà người khác có làm theo ý bạn hay không!
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 374 (Thành viên: 0, Khách: 358, Robots: 16)