1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chi phí nhân công?

Thảo luận trong 'Hợp đồng thi công XD' bắt đầu bởi thanh.bm, 11/09/13.

  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Chi phí nhân công của 1 Công trình thường chiếm khoản 20% đến 30% tổng chi phí xây dựng công trình (Tùy đặc thù công trình & biện pháp thi công..)
    [​IMG]
    Nếu tính theo định mức, các thông tư hướng dẫn tính toán lương trả cho công nhân thì thấp hơn so với thị trường.
    Cụ thể, lương theo tính toán của 1 thợ xây bậc 3.0/7 là 271.920 vnd/công . Trong khi thực tế thị trường thuê 1 công nhân có tay nghề 3/7 thì phải trả mức lương từ 290.000 vnd đến 350.000 vnd/ngày công
    Nhưng một thực tế: Giá trị xây dựng càng lớn thì Nhà thầu càng lời trong chi phí nhân công, TẠI SAO ....????

    Anh em cho ý kiến!
  2. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh

    Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, mình thấy nhận định "Nếu tính theo định mức, các thông tư hướng dẫn tính toán lương trả cho công nhân thì thấp hơn so với thị trường." thì đúng nhiều hơn ở những năm trước mà thôi. Hiện nay, nếu áp dụng NĐ103 để tính tiền lương công nhân xây dựng tại từng khu vực sẽ rất cao (cao hơn thị trường rất nhiều). Do đó tại thời điểm này thực tế xảy ra chuyện, có nhiều địa phương điều chỉnh theo NĐ103 nhưng cũng có nhiều địa phương lại không điều chỉnh (xem thêm tại đây).
    Còn thực tế: Giá trị xây dựng càng lớn thì Nhà thầu càng lời trong chi phí nhân công??? Mình thì kinh nghiệm "thực tế" thi công không có nên đoán mò thôi nhé. Trúng thì khen, không trúng thì đừng chê nhé :D. Chắc ngoài yếu tố như phân tích ở trên và yếu tố tổ chức thi công khoa học (cái vụ này chắc không ăn thua) thì chủ yếu là nhờ biết cách lập giá dự thầu tốt. Đó là tiên liệu trước được những đợt sẽ điều chỉnh lương tối thiểu trong tương lai của Nhà nước để đưa giá trị phần nhân công cao lên (tất nhiên sẽ đẩy một số phần vật liệu thấp xuống). Sau này thực hiện hợp đồng, đây sẽ là điểm thắng lợi lớn của nhà thầu.
    Không biết có phải vậy không, cao thủ "thanh.bm" và các bạn khác cho xin ý kiến chỉ giáo nhé!:)
    tuan_hoangtien and thanh.bm like this.
  3. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Về vấn đề này theo mình thì như thế này:
    - Bây giờ đa số các doanh nghiệp xây lắp không trả lương cho công nhân mà sử dụng đơn vị "công" làm cơ sở tính lương cả mà sử dụng "tấn, m3, m2, 100m2..." làm cơ sở tính lương, tức là ta quay lại vấn đề tổ chức thi công và quản lý khoa học.
    - Chi phí nhân công của 1 Công trình thường chiếm khoản 20% đến 30% tổng chi phí xây dựng công trình: Nếu xét trên yếu tố dự toán thì điều này đúng nhưng nếu xét trên yếu tố quản trị một cách tổng quát để chi phí nhân công chiếm tới 30% giá thành của sản phẩm thì doanh nghiệp nên xem lại (ở đây mình không xét tới các yếu tố đặc thù). Một vài ý kiến góp vui, mong anh em chém nhẹ tay :)
    Quyet_tam and thanh.bm like this.
  4. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    + Thứ 1: Vấn đề quản lý chi phí nhân công hiện nay tại các doanh nghiệp thường theo hình thức giao khoán nhân công cho đội (chỉ quản lý đội trưởng), chi phí nhân công được hưởng trên sản phẩm họ làm ra nên rất hiệu quả tiết kiệm chi phí. Còn hình thức chấm công là của mấy ông nhà nước, cứ đi đúng giờ tèn tèn hết ngày rồi về, càng kéo dài thời gian càng nhiều công. Như vậy không có đạt hiệu quả sản xuất.

    + Thứ 2: Góp ý bạn Thành 1 tí: Thời buổi kinh tế khó khăn thất nghiệp tràn lan như hiện nay nên giá nhân công rất rẻ. Lương công nhân 3/7 thuê ngoài hiện nay tầm 180.000 đồng đến 200.000 đồng tại Tp HCM và 150.000 đồng tại các tỉnh, luôn thấp hơn so với cách tính nhân công theo quy định hiện hành. Tôi là 1 đơn vị thi công và hiện tại rất nhiều nhân công đang không có việc làm (kinh nghiệm thi công trên 5 năm) ai có nhu cầu thì liên lạc giá cả như trên.

    + Thứ 3: Theo bản tính nhân công như bạn Thành nêu trên: Phụ cấp lưu động được tính bằng 20% lương tối thiểu chung, có 1 số nơi phụ cấp lưu động được tính bằng 20% lương tối thiểu vùng. Như vậy cái nào đúng cái nào sai và nghị định thông tư nào quy định vấn đề này? Các bạn cho ý kiến đóng góp vì mình thấy cái này rất hay và thực tế.

    Vài ý kiến đóng góp các bạn cho ý kiến chia sẻ nhé! Thân!
  5. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Về phần này, caonguyenktxd xem giúp mình trong Nghị định 205/2004/NĐ-CP. Tất cả các loại phụ cấp đều được quy định tại điều 4.
    Quyet_tam thích bài này.
  6. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Mình sẽ tham gia trả lời vấn đề thứ 3 của caonguyen trước.
    Đầu tiền sẽ thắc mắc "Dùng lương tối thiểu chung hay tối thiểu vùng" để làm cơ sở tính toán?

    Cơ sở Pháp lý để tính toán lương hiện nay đang áp dụng là:
    Thứ nhất: TT04/2010 về Hướng dẫn lập và Quản lý chi phí có trích như sau:
    .

    Thứ 2: Nghị định 205/2004/NĐ-CP Như tannhuong đã trích dẫn (Xem chi tiết trong NĐ 205/2004/NĐ-CP;

    Thứ 3: NĐ Số: 70/2011/NĐ-CP, Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động
    Trong đó có Quy định như sau:
    Như vậy, cơ sở để xác định chi phí nhân công là Lương tối thiểu vùng được quy định trong NĐ NĐ Số: 70/2011/NĐ-CP;
  7. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Bổ sung thêm 1 căn cứ tính toán lương trong "Lập dự toán"
    Theo Số: 1461/BXD-KTXD V/v: áp dụng tiền lương tối thiểu để lập dự toánxây dựng công trình; Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2012

    "Khi lập dự toáncông trình theo quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của BộXây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, chủ đầutư vận dụng tiền lương tối thiểu theo vùng là phù hợp."

    [​IMG]
    pooh_pooh thích bài này.
  8. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Ở đây cách tính giá nhân công của bạn Thành tại thời điểm lương tối thiểu vùng là 2.350.000 đồng (NĐ103/2012/NĐ-CP), khi tính 20% phụ cấp lưu động x Lương tối thiểu chung là 1.150.000đồng/tháng (66/2013/NĐ-CP) theo quản điểm tôi là chưa hợp lý. Lý do như sau:
    + NĐ204/2004/NĐ-CP hướng dẫn tính 20% PCLĐ x Lương tối thiểu chung là vì tại thời điểm đó chưa tách lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng (áp dụng chung). Tham khảo "đối tượng áp dụng" của nghị định 118/2005/NĐ-CP. Các nghị định ra sau này mới tách lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng.
    + Đối tượng áp dụng của NĐ103/2012/NĐ-CP như sau:
    1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
    2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
    3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
    Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
    + Đối tượng áp dụng của NĐ 66/2013/NĐ-CP như sau:
    Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:
    1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
    2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
    3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010;
    4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
    5. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
    6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
    7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
    8. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
    9. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
    10. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
    + Như vậy rõ ràng khi tính bản lương công nhân trong các doanh nghiệp sản xuất, thuê mướn lao động là ta áp dụng lương tối thiểu vùng, hoàn toàn không liên quan gì tới lương tối thiểu chung.
    *** Tôi thấy hiện tại vẫn còn tồn tại song song 2 cách tính ngay cả trong giảng dạy và các doanh nghiệp. Các bạn cho ý kiến đóng góp về vấn đề này!
  9. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:

    Cơ sở lý luận của bác chính xác. Tôi đồng ý. Nhưng bản tính của bác ở trên lại ngược lại. Tôi cũng thấy khá nhiều sinh viên thực tập bị nhầm chỗ này và ngay cả các công trình của các ban QLDA cũng bị như vậy, phải chăng đây là sự nhầm lẫn do áp dụng rập khuôn theo 205/2004/NĐ/CP vì tại thời điểm đó chưa phân ra theo lương tối thiếu chung và lương tối thiểu vùng.
  10. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Mình cũng tán thành ý kiến của nguyên: Lúc trước không phân biệt ra khái niệm lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng nên các đơn vị cứ áp dụng rập khuôn. Vì vậy mới có điều chỉnh dự toán bằng hệ số và các hệ số này cũng được xác định bằng mức lương tối thiểu tại hai thời điểm chia nhau.
    Tuy nhiên, về cách tính lương nhân công mình nghĩ như sau:
    Lương nhân công = Lương Cơ bản + Phụ cấp
    + Lương cơ bản theo từng cấp bậc thì tính theo lương tối thiểu vùng.
    + Phụ cấp thì chia làm 2 nhóm: Phụ cấp theo lương tối thiểu chung + PC theo lương tối thiểu vùng.
    ++Phụ cấp nào mà văn bản ghi rõ là tính theo lương tối thiểu chung thì cứ như vậy tính theo lương tối thiểu chung.
    ++ Phu cấp nào tính theo lương cơ bản thì mặc nhiên sẽ tính theo lương tối thiểu vùng.
    Vì vậy, nếu điều chỉnh dự toán phần nhân công theo hệ số theo cách nghĩ lúc trước (Lương tối thiểu tại 2 thời điểm chia nhau) cũng chưa hợp lý lắm.
    Cả nhà cùng cho ý kiến.
  11. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Mình thấy chủ đề của bạn chủ thớt đã được chuyển hướng sang việc "bóng bàn" về khoản Phụ cấp lưu động tính theo mức lương tối thiểu chung hay tối thiểu vùng? Cơ sở pháp lý nào?

    Xin trao đổi như sau:
    - Phụ cấp lưu động được quy định trong Nghị định 205/2004/NĐ-CP và được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH (http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=17383). Văn bản này chính là cơ sở để xác định khoản phụ cấp đó của Chi phí nhân công trong đơn giá XDCT từng địa phương.
    - Tại thời điểm trên, chưa có khái niệm Lương tối thiểu vùng. Tất cả đối tượng cơ quan đơn vị của NN, đoàn thể,... hay các doanh nghiệp đều áp dung mức lương tối thiểu chung. Do đó, đương nhiên khoản phụ cấp này tính theo lương tối thiểu chung là hoàn toàn chính xác.
    - Nhưng, kể từ khi Nghị định 70/2011/NĐ-CP ra đời và đến nay được thay thế bằng Nghị định 103/2013/NĐ-CP thì xuất hiện khái niệm "Lương tối thiểu Vùng". Chính vì văn bản này dẫn đến nhiều cơ quan, đơn vị bị rối và việc tính toán, áp dụng cũng không nhất quán.

    Tuy nhiên, chúng ta từ từ suy xét sẽ thấy:
    + Tính đến ngày hôm nay, NĐ205 vẫn đang có hiệu lực. Tức là Phụ cấp lưu động vẫn phải được tính theo lương tối thiểu chung (1.1.50.000 đồng theo NĐ66/2013, xem thêm tại đây)
    + Chúng ta lưu ý thêm là: Lương tối thiểu chung là lương tối thiểu áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách NN. Lương tối thiểu vùng là mức "thấp nhất" làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương. Có nghĩa là thỏa thuận như thế nào, ra sao cũng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.Từ đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao Nghị định 103/2012 đã ra đời từ lâu và đang có hiệu lực, nhưng nhiều địa phương lại quyết định không áp dụng để điều chỉnh.
  12. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Tôi khẳng định với cậu là không có cái phụ cấp nào tính theo lương tối thiểu chung khi tính giá nhân công trong các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức thuê mướn người lao động. (khi có các nghị định quy định lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng riêng biệt) đối tượng áp dụng nó khác nhau hoàn toàn, không liên quan.
  13. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn là "bóng bàn" của thớt này. Vì chủ để lời lỗ quán lý như thế nào nó là 1 phạm trù khó bàn ở đây. Tôi thấy ở đây có 1 vấn đề khá hấp dẫn, bị vướng rất nhiều ở các doanh nghiệp.
    Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn ở lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng mới quy định ở nghị định 70/2011, mà tách ra từ Nghị định 166/2007, 167/2007. Và hướng dẫn phạm vi áp dụng rất chi tiết trong từng Nghị định điều chỉnh lương tối thiểu chung và vùng sau đó.
    Đồng ý với bạn là nghị định 205/2004 vẫn còn hiệu lực nhưng cái mới ra hướng dẫn bổ sung cho cái cũ thì ta phải áp dụng.
    "+ Tính đến ngày hôm nay, NĐ205 vẫn đang có hiệu lực. Tức là Phụ cấp lưu động vẫn phải được tính theo lương tối thiểu chung (1.1.50.000 đồng theo NĐ66/2013, xem thêm tại đây)" Tôi khẳng định bạn là sai khi tính giá nhân công hoạt động trong các doanh nghiệp xây lắp và tổ chức thuê mướn người lao động.
  14. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Nhất trí với bạn, cái này do chủ quan ỷ vào trí nhớ nên có sự nhầm tên văn bản.:oops:

    Cái này thì trước tiên phải nói cho rõ, không thì mọi người đọc sẽ hiểu sai. Cụ thể:
    Tôi chỉ khẳng định tại thời điểm ngày hôm nay, Phụ cấp lưu động vẫn phải được tính theo lương tối thiểu chung.
    Năm ngoái, tôi có tham gia làm Chỉ số giá XD cho một số địa phương thì vẫn áp dụng như vậy. Đến tận ngày hôm nay, ngay cả bên Viện Kinh tế xây dựng (Bộ XD) cũng đang áp dụng cách tính này để làm Đơn giá XDCT cho các địa phương (Đồng Tháp là một ví dụ). Nếu cần, nhờ đ/c Nhượng chụp ảnh phần Thuyết minh tính toán của cuốn Đơn giá XDCT tỉnh Đồng Tháp ban hành tháng 5/2013 cho mọi người tham khảo nhé.
    Theo tôi được biết, hiện nay một số địa phương vẫn có những vướng mắc khi triển khai Nghị định 103 mà được thể hiện rõ nét ở văn bản số 551/BXD-KTXD ngày 02/4/2013 của BXD cũng như các văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của từng địa phương trong thời gian vừa qua.
    Cái này cũng có những cái khó nói trên diễn đàn. Tôi chỉ trao đổi được như vậy thôi.:)
  15. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Bạn Nguyên xem giúp mình trong Thông tư
    05/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về cách tính phụ cấp lưu động.
  16. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Bạn Nguyên xem giúp mình trong Thông tư
    05/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về cách tính phụ cấp lưu động.
  17. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    05/2005 nó chưa tách lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng, năm 2008 nó mới tách ra.
    pooh_pooh thích bài này.
  18. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Theo mình biết hiện nay đối với phụ cấp lưu động thì chưa có văn bản hướng dẫn nào thay thế cái Thông tư 05 cả! Mình nghĩ trong thông tư quy định rõ ràng là nhân với mức lương tối thiểu chung thì mình phải áp dụng!
    Cả nhà cùng cho ý kiến
    thanh.bm thích bài này.
  19. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Tôi thấy vấn đề ở đây rất hay nên mới đề cập đến. Có rất nhiều nhầm lẫn về vấn đề này ngay cả các sở xây dựng tại 1 số địa phương cũng bị, lý do áp dụng rập khuôn 205/2004 mà không update các văn bản nghị định ra sau này bổ sung hướng dẫn cách tính nhân công theo 205/2004. Sở dĩ các sở XD vẫn chấp thuận vì giá trị theo cách tính LTT chung < hơn giá trị theo cách tính LTT vùng. (Sở xây dựng thì họ cũng tính toán dựa theo các nghị định thông tư của bộ, nếu họ hiểu sai thì họ làm sai thôi nên mới có chuyện là đa số là các tỉnh tính theo LTT vùng còn lại 1 số tỉnh tính theo LTT chung)
    Như tôi trích đối tượng áp dụng của 2 nghị định về lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng trên bạn thấy nó hoàn toàn khác nhau, 1 cái áp dụng cho nhà nước, 1 cái áp dụng cho tư nhân, hoạt động sản xuất. Như bạn thanh.bm trích dẫn TT04/2010, công văn trả lời của BXD... vẫn khẳng định là áp dụng theo lương tối thiểu vùng.
    Vấn đề hiện nay tại 1 số tỉnh chưa áp dụng NĐ 103/2012 (vd HCM...) tôi đồng ý với bạn, nhưng không phải là vướng mắc không thực hiện được mà trong điều kiện kinh tế hiện nay áp dụng NĐ70 vẫn còn phù hợp với địa phương đó.
    tannhuongktxd and Quyet_tam like this.
  20. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    - Hoàn toàn nhất trí với Quyet_tam về phần này.
    Mình thấy anh em nên bám sát vào mục đích ý nghĩa của khái niệm "Luơng tối thiểu vùng & Tối thiểu chung" => Từ đó đi đến việc áp dụng như thế nào là phù hợp. Mục tiêu chính là đảm bảo quyền lợi cho Người lao động, đồng thời tiết kiệm chi phí cho Doanh nghiệp.
    - Riêng bản thân khẳng định: Khai niệm & diễn giải áp dụng hư Quyet_tam là hoàn toàn phù hợp. Riêng phần này mình tự tin và khẳng định bởi Doanh nghiệp bên mình tổ chức nghiên cứu rất kỹ và áp dụng theo đúng quy định hiện hành các VB. Kể cả đã thuê Kiểm toán nước ngoài, và kiểm toán trong nước tư vấn áp dụng lương theo Quy định VB như Quyet_Tam đã đưa ra là hoàn toàn phù hợp, đúng quy định. Hiện nay, doanh nghiệp bên mình áp dụng trong hệ thống Tổng Cty & Các Cty Con theo đúng cách tính trên. (P/s: Không chỉ áp dụng riêng đối với tỉnh BD mà toàn hệ thống trên toàn quốc, các tỉnh Tp lớn như HN, HCM, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ.... => Chưa có 1 cơ quan thuế, kiểm toán hoặc sở lao động... nào phàn nàn cách áp dụng, kể cả đã dính đến Tòa Án trong việc kiện tụng với Người lao động)

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 247 (Thành viên: 0, Khách: 207, Robots: 40)