Mình thấy chủ đề của bạn chủ thớt đã được chuyển hướng sang việc "bóng bàn" về khoản Phụ cấp lưu động tính theo mức lương tối thiểu chung hay tối thiểu vùng? Cơ sở pháp lý nào?
Xin trao đổi như sau:
- Phụ cấp lưu động được quy định trong Nghị định 205/2004/NĐ-CP và được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH (
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=17383). Văn bản này chính là cơ sở để xác định khoản phụ cấp đó của Chi phí nhân công trong đơn giá XDCT từng địa phương.
- Tại thời điểm trên, chưa có khái niệm Lương tối thiểu vùng. Tất cả đối tượng cơ quan đơn vị của NN, đoàn thể,... hay các doanh nghiệp đều áp dung mức lương tối thiểu chung. Do đó,
đương nhiên khoản phụ cấp này tính theo lương tối thiểu chung là hoàn toàn chính xác.
- Nhưng, kể từ khi Nghị định 70/2011/NĐ-CP ra đời và đến nay được thay thế bằng Nghị định 103/2013/NĐ-CP thì xuất hiện khái niệm "Lương tối thiểu Vùng". Chính vì văn bản này dẫn đến nhiều cơ quan, đơn vị bị rối và việc tính toán, áp dụng cũng không nhất quán.
Tuy nhiên, chúng ta từ từ suy xét sẽ thấy:
+
Tính đến ngày hôm nay, NĐ205 vẫn đang có hiệu lực. Tức là Phụ cấp lưu động vẫn phải được tính theo lương tối thiểu chung (1.1.50.000 đồng theo NĐ66/2013, xem thêm
tại đây)
+ Chúng ta lưu ý thêm là: Lương tối thiểu chung là lương tối thiểu áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách NN. Lương tối thiểu vùng là mức "
thấp nhất" làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương. Có nghĩa là thỏa thuận như thế nào, ra sao cũng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.Từ đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao Nghị định 103/2012 đã ra đời từ lâu và đang có hiệu lực, nhưng nhiều địa phương lại quyết định không áp dụng để điều chỉnh.
Click mở rộng...