1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

CEO Đặng Thành Tâm: Đừng gọi tôi là “đại gia”!

Thảo luận trong 'Khác' bắt đầu bởi vantiep, 27/12/10.

  1. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Luôn nằm trong top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, Đặng Thành Tâm rất "kỵ" từ "đại gia". Ông chỉ muốn được biết đến như một CEO, và khát khao trở thành CEO toàn cầu.

    [​IMG]
    Không "khoe" đất rẻ, nhân công rẻ

    Nhà báo Lê Vũ Phong: Bạn đọc gửi rất nhiều câu hỏi thắc mắc với anh về việc anh là một nhà xúc tiến đầu tư mát tay. Vậy trong những lần anh đi xúc tiến ở nước ngoài, câu chuyện anh trao đổi với những nhà đầu tư nước ngoài nhiều nhất là về gì? Có phải là quảng bá cho những lợi thế của Việt Nam, hay nói với những nhà đầu tư nước ngoài khả năng kiếm lợi khi ở Việt Nam?

    Ông Đặng Thành Tâm: Có 2 vấn đề rất quan trọng.

    Thứ nhất, người ta chưa biết thì mình phải làm cho người ta biết. Trong quá trình đó, người ta chưa thấy Việt Nam thì người ta phải quý mình. Nếu người ta quý mình thì người ta mới nghe mình. Nghe mình, người ta đến, người ta mới nhìn thấy, người ta mới quý tiếp.

    Còn các yếu tố, nói chung quy là lợi, nhưng mọi người nghĩ lợi là về vật chất thì không phải.

    Tiếng Anh là benefit, có nghĩa là lợi ích. Người ta đến vì lợi ích, nhưng nhiều người nhầm tưởng lợi ích vật chất, thì không phải, mà tại vì Việt Nam ổn định. Vì họ đã bỏ mấy trăm triệu đô la vào đầu tư thì liệu có ổn định lâu dài hay không? Đây là câu hỏi người ta băn khoăn nhất.

    Tôi ví dụ như vì sao gần đây doanh nghiệp của Hàn Quốc chuyển dịch sang đây? Vì bên họ mất ổn định, người ta chuyển dịch sang đây. Đó cũng là lợi ích, chứ không phải lúc nào cũng là lợi ích tiền bạc.

    Rồi nhiều người nói rằng, ở Việt Nam nhân công rẻ, nhưng nói như thế cũng là rất đáng buồn. Tại vì nhân lực như thế, trình độ sẽ thấp, toàn làm bằng tay chân thì không có gì hay ho để giới thiệu. Người ta bảo tôi có đi ăn xin đâu mà rẻ.

    Thứ hai nữa, cũng phải nói thật là, tôi ví dụ như năm vừa rồi Việt Nam với vai trò là Chủ tịch ASEAN, và tiếng nói cộng với nó là những cam kết, của những người lãnh đạo Việt Nam.

    Có bao giờ lãnh đạo cao cấp Việt Nam đi nước ngoài nhiều như thời đại này, và hiện nay ngoại giao có 2 vai trò: vai trò ngoại giao về chính trị và vai trò ngoại giao về kinh tế. Đây là 2 yếu tố mà bản thân tôi nói rất nhiều. Nhân công tôi đâu cung cấp được cho họ, lỡ đâu về sau nhân công lên giá thì sao. Đất rẻ, lỡ đầu tiên đền bù giải toả mỗi năm người ta gia tăng, rồi bất động sản, đất người ta gia tăng, tôi làm sao bán rẻ được?

    Và tổng thể là gì? Tổng thể là tạo ra một yếu tố cạnh tranh.

    Không phải nói xấu các quốc gia khác, nhưng trước đây, người ta đầu tư nhiều vào Thái Lan, nhưng hiện nay Thái Lan mất ổn định về chính trị. Mà bất ổn về chính trị thì làm sao người ta dám đầu tư được.

    Indonesia cũng là nước cạnh tranh với Việt Nam, nhân lực rẻ, nhưng lại vướng vấn đề sắc tộc. Bây giờ còn Malaysia thôi, mà Malay thì, đến đó mới biết rằng, đất nước phát triển cao rồi, lương lại quá cao.

    Vậy nên từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam rẻ, từ xưa vẫn rẻ, mà xưa còn rẻ hơn thế, tại sao nó không vào? Mà chẳng qua rằng đây là cam kết của Việt Nam. Khi Việt Nam vào WTO, cam kết một sự phát triển ổn định cho quý vị, cam kết tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp, và họ không sợ bị quốc hữu hoá, người ta không sợ bị phân biệt đối xử ở Việt Nam, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

    Nỗi khổ của doanh nghiệp tư nhân

    Ông Đặng Thành Tâm: Hồi xưa, nhân công rẻ nhưng các doanh nghiệp nhà nước là trên trần, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lưng lửng đâu đó, và doanh nghiệp tư nhân chúng tôi là dưới sàn.

    Về phân bổ tài nguyên, trong một quốc gia trước đây chúng ta cũng thấy phân bổ nhiều nhất là khối doanh nghiệp nhà nước. Đến bây giờ người ta vẫn thống kê thế, dần dần sẽ phải phân bổ lại cơ cấu.

    Thứ hai thì cũng phải nói thật để cho bạn đọc hiểu một cách thấu đáo các doanh nghiệp Việt Nam vất vả như thế nào. Miếng ngon thì ông đầu tư nước ngoài đến rất hoành tráng, bảo rằng đầu tư vài ba tỷ đô là choáng váng hết rồi, thế đồng ý ngay tức khắc.

    Ngay cả miếng đất chúng tôi làm cũng thế. Chẳng qua họ không làm nổi nữa, nhả ra thì mới đến lượt mình thôi. Có nghĩa là tất cả những gì đẹp, những gì tốt, không đến lượt doanh nghiệp. Mấy năm vừa rồi khủng hoảng, mấy ông mới nhả ra hết. Doanh nghiệp Nhà nước vay hồi xưa không phải thế chấp vay, nhưng bây giờ bình đẳng, cũng phải thế chấp, hạn mức như nhau, thì không thể làm được nữa, để giãn lâu quá, người ta thu hồi thì mới đến lượt các doanh nghiệp khác.

    Trong quá trình phát triển đi lên, cũng có doanh nghiệp từ tay trắng, mà hầu hết là từ tay trắng nhưng có những ông nhanh quá, không ứng xử được nổi đối với tình trạng của mình, nên đôi khi mới gọi là kệch cỡm. Người ta mới gọi những người đấy là đại gia.

    Thực ra doanh nghiệp chúng tôi chẳng ai thích nghe đại gia bao giờ cả. Chỉ thích mình là doanh nghiệp, nên gọi là CEO như tiếng nước ngoài.

    Nhiều người bảo tôi, trời ơi mày nhiều tiền thế mà vẫn tham. Tôi cũng chia sẻ, ở đây không có tham, mà thực sự tôi thấy rằng vẫn còn làm việc được tiếp thì mình làm.

    Như vừa nãy tôi nói về giá trị gia tăng, một miếng đất này, nếu nhà nước sử dụng, tiếp tục như hiện tại chỉ mang lại giá trị như này, nhưng nếu vào ta chúng tôi, nó đem lại ngàn lần giá trị hiện tại, sao không làm? Thì cả xã hội này, tổng tài sản xã hội gia tăng, thì chúng tôi nhận được nột phần, và xã hội nhận được nhiều hơn.

    Năm ngoái, người ta hỏi Carlos, người giàu nhất thế giới là sao tỷ phú Mỹ, ai cũng hứa tặng cả tài sản cho từ thiện, trong khi đó tỷ phú giàu nhất của Mexico chả thấy công bố 1 đồng nào hết.

    Ông nói rằng đối với người khác, cho tiền là từ thiện, là giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ người khác, nhưng tôi thà dùng tiền đó đầu tư vào vùng nghèo khó không sinh ra lợi.

    Thay vì tôi cho, tôi chọn đầu tư những vùng không sinh lợi, nhưng tạo ra chuyển biến cả vùng đất đó, tạo ra bao nhiêu công việc làm đó, thì đối với tôi còn vui hơn. Và tôi cho rằng đấy cũng là từ thiện.

    Một năm tôi tăng trưởng 10% thì cũng giúp cho GDP bao nhiêu thì còn tốt hơn rất nhiều tại sao bắt tôi cắt cái khoản ấy đi. Do đó cách tôi nghĩ là tôi sẽ điều tiết đầu tư của tôi, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận thì phải có 1 phần đầu tư vào các vùng rất nghèo khổ tạo công an việc làm. Mà khi tôi đầu tư vào đó mà ông ấy đầu tư vào đó thì tự dưng người khác cũng theo vào, thấy Carlos đầu tư vào người ta tưởng là ngon lắm, ăn theo mà. Đầu tư vào đó thì tự dưng tạo thành một vết nứt theo phát triển.

    Tôi nói thật thôi, vấn đề giàu nghèo chỉ là một khái niệm, không phải là một sự thật.

    Tôi vẫn còn nhiều ước mơ, nhiều hoài bão, và cũng còn nhiều nghĩa vụ phải trả, tôi phải tiếp tục làm. Khi tôi hết nghĩa vụ phải trả, lúc đó tôi xem cái nào là của tôi, tôi mới quyết định được. Bây giờ tôi muốn hoành tráng tự nhiên tôi công bố tôi cho 90% tài sản nhưng mà nhỡ đâu tôi nợ nhiều hơn thì chẳng nhẽ đi cống hiến cái nợ à?

    CEO toàn cầu hoá

    Nhà báo Lê Vũ Phong: Nhưng như anh nói thì anh cũng không sợ từ đại gia, cũng không sợ từ người giàu nhưng bây giờ CEO là cái từ anh thích nhất và anh sẽ cống hiến để trở thành một CEO giỏi. Theo quan điểm của anh, một CEO như thế ở Việt Nam thì cần hội tụ những đặc điểm nào?

    Ông Đặng Thành Tâm: Nói chung, đến bây giờ Việt Nam có rất nhiều CEO được đánh giá là rất tốt, không phải trong đất nước, trong nội địa đánh giá tốt mà quốc tế người ta cũng đánh giá tốt ví dụ như thế này thôi.

    Như trước đây, một nữ doanh nhân được Bộ Chính trị đưa vào Trung ương để nhưng chị vẫn từ chối để ra làm doanh nghiệp. Sau đó, chị tiếp tục đưa doanh nghiệp từ bé đến giờ thành quá hoành tráng. Và đấy là một cái hình ảnh rất tốt để cho các cái doanh nhân Việt Nam học tập.

    Thì thực ra, tôi không biết rằng người khác nghĩ như thế nào, chứ đại đa số doanh nghiệp chúng tôi coi là làm doanh nghiệp là sự nghiệp cả đời.

    Mỗi người một kiếp mỗi người một nghiệp. Người đi theo con đường chính trị họ có "máu làm quan". Họ sẽ phấn đấu để lên bộ trưởng hoặc chức gì đó vĩ đại, để cống hiến suốt đời và họ coi đó là sung sướng.

    Thách đố đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là CEO toàn cầu hóa. Nghĩa là mình làm sao vươn ra ngoài thế giới được, mình ngang hàng với các CEO khác, tức là ngồi nói chuyện thoải mái về các vấn đề thế giới, không chỉ mỗi vấn đề về Việt Nam, mà nói cái gì CEO Việt Nam cũng tham gia được, tức là bằng vai phải lứa với các doanh nghiệp toàn cầu hóa. Đấy là cái mong ước mà tôi cho là rất là chính đáng.

    Điều đó cũng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, mà phát triển lên thì đương nhiên rằng sản phẩm của họ sẽ tiến bộ hơn. Một ông giám đốc hiểu biết thì sẽ phải nghiên cứu nâng cấp sản phẩm, giá trị gia tăng trong nước ngày càng nhiều hơn, rồi hàm lượng chất xám cao hơn, tự khắc kinh tế tốt hơn và các sản phẩm giá trị chất xám cũng cao hơn.

    Tôi lấy ví dụ châu Âu đang lặn ngụp trong nợ nần quốc tế, không chỉ mỗi doanh nghiệp, chính phủ cũng nợ nần. Trong khi mọi người không nghe, không nghĩ, không thấy thì mình cũng canh me, cũng bốc được một cái công ty con con nhưng mà rất hay. Đặc biệt là trước kia công ty đó lỗ nhưng bây giờ bắt đầu hoạt động có lãi. Mặc dù nó rất nhỏ thôi nhưng mang mầm mống công nghệ, cơ khí công nghệ cao rất lớn.

    Các anh em khác nghe thấy thế cũng phải nghiên cứu để làm như thế.

    VEF​
  2. nxh07
    Offline

    nxh07 Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    20/06/09
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    482
    Điểm thành tích:
    63
    sưu tầm tiếp về CEO Đặng Thành Tâm

    sưu tầm tiếp về CEO Đặng Thành Tâm

    Đặng Thành Tâm: 'Tiền bạc sẽ có lúc trở thành vô nghĩa'


    Một loạt biến cố về khả năng bãi yết cổ phiếu, đóng cửa phân xưởng nhà máy đến dự án bị chỉ trích chậm tiến độ nhưng Đặng Thành Tâm vẫn vượt qua sóng gió và lọt vào Top 3 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2010.


    Xuất hiện ở Hà Nội giữa tiết trời lạnh giá trong chiếc áo sơ mi cộc tay, quần âu và đôi giày đen, Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc khiến người ta ngạc nhiên vì tài chịu rét. Ông vui vẻ giải thích, vừa đi từ thiện ở tận Lào, nhiệt độ có 6 độ C nên ở Hà Nội thời tiết này vẫn còn rất dễ chịu.
    Là người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2007 và liên tiếp nằm trong Top 3 từ năm 2008 đến nay, Đặng Thành Tâm nổi lên như một doanh nhân đi xuyên qua khủng hoảng để thành công. Trong năm 2010, ông cùng với đối tác đã nhanh tay mua lại được một công ty sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ với giá "rẻ như mơ".
    Điều quan trọng nhất là công ty này nắm trong tay công nghệ sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác phục vụ cho các thiết bị điện tử công nghệ cao như máy tính, máy in, điện thoại di động... Mua xong nhà máy cũng là lúc nhiều hãng lớn như Canon, Foxconn cần các nhà sản xuất thiết bị phụ trợ phục vụ cho nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao của họ. Cũng trong năm nay, ông đã có kế hoạch xây dựng tòa tháp Lotus trở thành công trình thế kỷ mang đậm phong cách Việt Nam với số vốn lên tới một tỷ đôla.
    [​IMG] Doanh nhân Đặng Thành Tâm thuyết trình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2010. Ảnh: KBC "Năm 2010 về cơ bản khủng hoảng đã qua nhưng không ai ngờ tài chính tiền tệ lại bị thắt chặt đến mức 'kinh dị' như thế. Nhưng nếu tận đụng được cơ hội thì sẽ biến những khó khăn thành cơ hội", Đặng Thành tâm hóm hỉnh.
    Trong năm qua, Đặng Thành Tâm cũng thẳng thắn thừa nhận có rất nhiều "âm mưu" mà ông chưa làm được, trong đó phải kể đến vụ mua hụt một tòa nhà làm trụ sở ở Nhật Bản. Đã đàm phán xong về giá cả nhưng việc chuyển ngoại tệ khó khăn khiến công ty nước ngoài khác nẫng mất tòa nhà rẻ bất ngờ ở xứ sở hoa anh đào. "Không ai có thể tưởng tượng được nhà ở khu vực đắt nhất nhì thế giới chỉ khoảng 10 triệu đôla, một cái giá rẻ hơn cả Hà Nội và TP HCM. Nắm bắt đây là cơ hội, vậy mà người tính không bằng... 'chính sách' tính", Đặng Thành Tâm đùa vui.
    Tuy nhiên, 2010 cũng là năm xảy ra liên tiếp những ì xèo xung quanh các doanh nghiệp của ông. Đầu tiên là cổ phiếu SQC có nguy cơ phải xin bãi yết vì hoạt động không thuận lợi. Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (mã chứng khoán SQC) đã chuyển từ sản xuất thô sang chế biến.
    Thế nhưng, chính sách thuế không như dự kiến khiến công ty ông phải dừng hoạt động phân xưởng nhà máy tinh chế quặng Titan. Tiếp đến là hàng loạt các dự án Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ, Công viên Phần mềm Thủ Thiêm mà công ty ông tham gia góp vốn... bị chê trách vì chậm tiến độ. Đầu tư ở khu công nghiệp miền Trung thất bại, không đạt kết quả như mong đợi.
    Người ta tưởng ngần ấy biến cố sẽ khiến Đặng Thành Tâm lao đao. Nhưng không, vượt qua những sóng gió ấy, ông vẫn lọt vào Top 3 những người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2010.
    Những xui xẻo liên tiếp đổ ập lên đầu nhưng dần dần "trời lại sáng". Giá xi Titan trên thế giới đã tăng từ 500 USD lên 750 đôla mỗi tấn vào đầu năm nay khiến doanh nghiệp có thể yên tâm hơn. Hơn 5.000 tấn tồn kho có thể xuất xưởng mang lại lợn nhuận lớn hơn. Công ty của ông cũng ồ ạt nhận được nhiều đơn đặt hàng, đủ để sản xuất cho cả năm. Thêm vào đó, thuế xuất khẩu Titan cũng đã giảm từ 15% xuống 10%.
    "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai. Những cái không may đó vẫn là bài học của tôi trong quá khứ. Sự cố gắng của con người luôn xảy ra vào những lúc khó khăn vì chính thời điểm giữa sự sống và cái chết, người ta mới phát huy được năng lực tiềm ẩn", ông Tâm chia sẻ.
    Ông tư nhận mình là một người ốm yếu nhưng không chờ khỏi bệnh mới đi làm mà cố gắng vận động để tinh thần sảng khoái. Ông vẫn luôn tâm niệm, đừng vì mình ốm mà nằm ở nhà chờ khỏe, hãy vận động kể cả lúc ốm yếu thì sẽ thành công. Nhiều người đặt câu hỏi bí quyết nào để Đặng Thành Tâm có thể kêu gọi nhiều doanh nghiệp công nghệ cao của thế giới đến với Việt Nam đến thế, trong đó, Foxconn là một điển hình. Ngoài ra, đại gia Panasonic cũng từng thổ lộ, họ đã đóng góp 5% GDP cho Malaysia và họ cũng muốn đóng góp một tỷ lệ như thế ở Việt Nam nếu có điều kiện.
    Đặng Thành Tâm cười. Ông cho rằng, kêu gọi đầu tư cũng vi như việc kêu gọi khách đến nhà hàng. Nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư tạo giá trị gia tăng cho họ và cho cả Việt Nam chứ không phải khách đến nhà hàng để xin ăn. "Khi đến một nhà hàng ở Hà Nội, tôi hỏi gà của nhà hàng là gà công nghiệp hay gà ta. Cô nhân viên quắc mắt trả lời: 'Chú có ăn không, chú không ăn thì thôi nhé, hỏi mãi'. Hai anh em tôi đứng dậy đi chỗ khác", Đặng Thành Tâm nói.
    Theo Đặng Thành Tâm bí quyết đối với ông chỉ là làm cho các nhà đầu tư tin tưởng quý mến, yên tâm và tạo ra giá trị gia tăng cho họ. Muốn khách đến đầu tư thì phải có thái độ chân tình, phục vụ thật tốt. "Cũng giống như nhà hàng, dẫu giá có cao một chút nhưng phục vụ tận tình, món ăn ngon thì vẫn có thể hút khách. Đừng nghĩ họ là người đi xin ăn để đưa ra giá đất, nhân công rẻ mà dịch vụ chẳng ra gì, đối xử chẳng ra sao", ông nói.
    Say sưa nói về công việc, vị doanh nhân nổi tiếng không để ý tới nhiều người khách đến quán cà phê này đang tò mò quan sát buổi trò chuyện. Đặng Thành Tâm cho rằng, đến một giai đoạn nhất định, nhu cầu về tiền bạc sẽ bị bão hòa và sẽ trở nên vô nghĩa. Ông vẫn nhớ như in cái ngày mình mới ra trường, sau vài năm thất nghiệp, ông tham gia viết dự án và được trả công tới 1.000 USD. Lúc đó, số tiền này đối với chàng trai trẻ thật ý nghĩa.
    Nhưng đến thời điểm này khi tiền bạc không còn là vấn đề, vị doanh nhân cho rằng, điều quan trọng nhất là tìm cho mình một lẽ sống. Đối với ông, lẽ sống ấy chính là xây dựng được các khu công nghiệp phụ trợ rồi để làm ra những linh kiện "Made in Việt Nam", thu hút thật nhiều nhà đầu tư. Và điều quan trọng nhất là được làm một CEO giỏi sánh vai các CEO quốc tế, để doanh nghiệp của mình tăng trưởng tăng gấp đôi, gấp 3, công nhân có đời sống no đủ.
    "Tất cả những người giàu nhất trên sàn chứng khoán cũng không hẳn đã giàu. Bởi doanh nghiệp kiếm được một đồng cũng phải từ đi vay một đồng mà có. Thời tiết may mắn thì kiếm được đồng hai, đồng ba. Top này top kia chỉ là động lực để lớp trẻ phấn đấu mà thôi", Đặng Thành Tâm chia sẻ.
    [​IMG] Ông Đặng Thành Tâm cùng Thủ tướng Nhật Bản tại hội nghị ABAC năm 2009. Ảnh: KBC Đặng Thành Tâm tâm sự, với ông hạnh phúc gia đình là điều cốt lõi. Có 4 con, ông tự nhận mình là người "góp công" làm dân số Việt Nam trẻ và tăng trưởng nhiều hơn. Vị doanh nhân cho rằng, con cái là của trời cho và ông hạnh phúc khi thấy các con ngoan ngoãn, học giỏi.
    Khi chưa lập gia đình, hạnh phúc là được nhởn nhơ tự do tự tại nhưng khi trở thành một doanh nhân thành đạt, công việc ngập đầu thì hạnh phúc với ông là những giây phút đầm ấm cùng gia đình. Quay cuồng với công việc, Đặng Thành Tâm vẫn luôn cầu mong có thời gian ở bên gia đình nhiều hơn để vơi bớt những nhọc nhằn trong cuộc sống đời thường. Chắt chiu thời gian bên gia đình một cách tối đa, Đặng Thành Tâm thường "ăn gian" bằng cách mời đối tác về nhà để vừa có thể bàn chuyện công việc, vừa gần vợ con hơn.
    "Trẻ con có phản xạ rất tự nhiên. Nếu mình xa lánh nó thì nó sẽ xa lánh mình. Có đôi khi máy bay bị hoãn, đã hứa nhưng không kịp giờ, nhận lời trách 'ba vô tâm', thì cũng đành chịu rồi lại phải nịnh khéo để con cái không rời xa mình chứ biết làm sao", Đặng Thành Tâm chia sẻ.
    Hỏi ông về những ước mơ, Đặng Thành Tâm cười xòa cho rằng, mình không có ước mơ sắp tới, mà chỉ có ước mơ của hiện tại và quá khứ chưa làm xong. Có những điều mình làm được thì cố gắng làm cho xong mà thôi. Thích đi học đánh golf và học nhảy đầm nhưng lời ước năm ngoái bị lỗi hẹn vì quá bận rộn. Năm nay ông lại cố thực hiện lời hứa dang dở từ năm ngoái dù rằng không dám chắc mình liệu có bị công việc cuốn trôi không...
    Hoàng Lan

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 277 (Thành viên: 0, Khách: 233, Robots: 44)