1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Các câu hỏi thường thức về đấu thầu trong đồ án tốt nghiệp

Thảo luận trong 'Đấu thầu' bắt đầu bởi Chirikatoji, 17/10/13.

  1. Chirikatoji
    Offline

    Chirikatoji Well-Known Member

    Tham gia:
    04/10/13
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    673
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Web:
    Thấy các bạn đang làm đồ án tốt nghiệp đề tài đấu thầu đang găp 1 số khó khăn về lập HSDT nên mình có vài ý giúp các bạn : ( Các bạn nên tham khảo thôi nhé!)
    A/ Phần tổng quan về đấu thầu

    1. Đấu thầu khác với Giao thầu (Chỉ định thầu) như thế nào? Khi nào thì được chỉ định thầu?
    - Khác nhau cơ bản là:
    Đấu thầu (rộng rãi và hạn chế): Bên mời thầu và Các nhà thầu
    Chỉ định thầu: Bên mời thầu và Một nhà thầu
    - Được chỉ thầu khi đủ điều kiện nêu tại điều 20 Luật Đấu Thầu

    2. Có phải tất cả các Gói thầu thuộc tất cả các nguồn vốn (Nhà nước và Tư nhân) đều phải tuân theo luật Đấu thầu không?
    - Xem phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu tại điều 1 Luật Đấu thầu, lưu ý thêm điều 2 và điều 3 cho các nguồn vốn khác.

    3. Có những hình thức Lựa chọn Nhà thầu nào? Hình thức đấu thầu rộng rãi khác với đấu thầu hạn chế ở chỗ nào?
    - Xem mục 1 Chương II Luật Đấu thầu, ngắn gọn là có 7 hình thức
    + Đấu thầu rộng rãi
    + Đấu thầu hạn chế
    + Chỉ định thầu
    + Mua sắm trực tiếp
    + Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
    + Tự thực hiện
    + Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
    .... lưu ý về phương thức nữa nhé
    - Khác nhau xem chi tiết bằng cách lập bảng theo các tiêu chí sẽ thấy khác nhau

    4. Vì sao Bên mời thầu lại yêu cầu Nhà thầu nộp bảo lãnh dự thầu ? Giá trị Bảo lãnh tối đa là bao nhiêu ?
    - Chú ý phân biệt từ Bảo lãnh và Bảo đảm
    "Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu", nói gọn là nộp bảo đảm để đảm bảo việc tham dự, có gì bên mời thầu còn có chỗ mà túm
    - Giá trị phụ thuộc vào từng gói thầu (quy mô, tính chất ...), thường là không vượt quá 3% giá gói thầu xem trong Luật Đấu thầu và Nghị định 58.

    5. Khi nào thì Nhà thầu phải nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng? Giá trị bảo lãnh tối đa là bao nhiêu?
    - Bảo lãnh hợp đồng được nộp khi ký hợp đồng. Giá trị cũng tùy quy mô tính chất nhưng thường không quá 10% giá HĐ hoặc 30% giá HĐ. Xem trong Luật Đấu thầu và Nghị định 58.

    6. Kế hoạch đấu thầu là gì? Do bên nào lập?
    - Xem điều 6 Luật Đấu thầu và Nghị định 58.

    7. Có một công trình Xây dựng Nhà chung cư, trên hồ sơ dự toán được thẩm tra ghi giá trị dự toán là 40 tỷ, trong kế hoạch đấu thầu được phân ra làm hai gói thầu. Phần Xây dựng nhà chung cư là một gói có giá dự toán được duyệt là 25 tỷ, phần xây dựng các hạng mục sân vườn, cổng, hạ tầng ngoài nhà là một gói thứ hai. Hãy cho biết Giá gói thầu khác Giá dự toán như thế nào? Đâu là giá dự toán, đâu là giá gói thầu. Giá dự thầu và Giá gói thầu khác nhau ra sao?
    - Với câu hỏi này thì câu trả lời thì câu trả lời đúng nhất là "Không biết", hỏi thế thì ai mà trả lời được
    - Giá dự toán: là giá nói phét
    - Giá gói thầu: Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
    - Giá dự thầu: Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá

    8. Thời điểm đóng thầu là thời điểm nào?
    Là thời điểm cuối cùng để nộp Hồ sơ dự thầu.

    9. Thư giảm giá và các sửa đổi về giải pháp kỹ thuật công nghệ của Nhà thầu nộp sau thời điểm đóng thầu có được chấp nhận không?
    Thư giảm giá và các sửa đổi về giải pháp kỹ thuật công nghệ của Nhà thầu nộp sau thời điểm đóng thầu nói chung là không được chấp nhận, nói riêng thì phải vào tình huống cụ thể.

    10. Giấy bảo lãnh ngân hàng và đơn dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu có được chấp nhận không?

    11. Sau thời điểm đóng thầu, Nhà thầu bổ sung thêm các giấy tờ về hồ sơ pháp lý Nhà thầu để làm rõ hơn Hồ sơ dự thầu thì có được chấp thuận không?
    - Nói chung là không được chấp nhận, nói riêng thì phải vào tình huống cụ thể.

    12. Căn cứ nào lập Hồ sơ dự thầu?
    Căn cứ vào Hồ sơ mời thầu.

    13. Việc khảo sát các số liệu về điều kiện khí hậu, địa chất thuỷ văn, địa hình, kinh tế văn hoá xã hội của địa điểm xây dựng công trình thuộc gói thầu có cần thiết với Nhà thầu không? Các số liệu này để làm gì?
    - Cần, để mà lập Hồ sơ dự thầu cho chuẩn

    14. Làm thế nào mà các Nhà thầu biết được gói thầu đó có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh? Việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh nhằm mục đích gì?
    - Cho nhân viên bên mời thầu "phong bì" là biết, cũng có thể dùng "mỹ nhân kế", thu thập thông tin xã hội, vỉa hè... nói chung là phải dùng nghiệp vụ tình báo (cái này thì muôn hình vạn trạng).
    - Nhằm mục đích để trúng thầu chứ còn làm gì nữa (biết địch biết ta mới thắng được).

    B/ Phần hồ sơ pháp lý

    1. Tại sao Nhà thầu phải chứng minh năng lực tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị và kinh nghiệm? Những bằng chứng nào chứng minh các năng lực trên?
    - Để chứng minh là nhà thầu có đủ khả năng để làm ra công trình (bán) cho Chủ đầu tư (không lừa đảo, tay không bắt giặc - làm hỏng việc).
    - Những bằng chứng thì theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà xét. Lý thuyết thì xem xét các hồ sơ, giấy tờ, chứng nhận... do nhà thầu nộp.

    2. Giấy phép đăng ký kinh doanh của Nhà thầu chứng minh được điều gì với Bên mời thầu
    - Chứng minh được là: Nhà thầu Đủ điều kiện kinh doanh cái mà bên mời thầu cần theo quy định.

    C/ Phần biện pháp kỹ thuật công nghệ

    1. Thế nào là tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền? Nó có ưu nhược điểm gì?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    2. Phân chia phân đoạn thi công theo phương pháp dây chuyền phải đạt yêu cầu gì?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    3. Tổ chức thi công đào đất cần chú ý những gì?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    4. Tổ chức thi công ép cọc cần chú ý những vấn đề gì về kỹ thuật, chọn máy móc?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    5. Tổ chức thi công bê tông cốt thép móng, giằng móng cần chú ý gì? : Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    6. Tổ chức thi công BTCT khung sàn khác với tổ chức thi công Móng như thế nào?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    7. Vì sao phải thiết kế tổng mặt bằng thi công? Các chú ý cần thiết khi thiết kế tổng mặt bằng?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    8. An toàn lao động trên công trường có quan trọng không? : Có
    Nhà thầu sẽ có những biện pháp gì cơ bản để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân và tài sản trên công trường?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé
    Những biện pháp đó nếu phải bỏ chi phí ra trang bị các vật dụng an toàn lao động, thì chi phí đó tính vào đâu trong giá dự thầu?
    Chi phí chung

    9. Các công tác hoàn thiện gồm những công tác cơ bản nào? Tổ chức thi công như thế nào? Đưa các công tác này vào tổng tiến độ như thế nào, có liên hệ gì với các công tác bê tông cốt thép cột dầm sàn không?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    10. Khi nào thì dùng Cần trục tháp, vận thăng để phục vụ thi công?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    11. Nếu thi công vào mùa mưa, phải trang bị máy bơm nước để hút nước hố móng, chi phí đó tính vào đâu trong giá dự thầu?
    Lập biện pháp thi công, tính số ca máy bơm, nhân công phục vụ, rồi tính dự toán riêng (đọc NĐ99 và TT05 nhé).

    12. Khi nào thì tiến độ thi công được coi là chồng chéo?
    Là hai thằng cùng làm một việc ở một chỗ. VD: vừa đặt cốt thép móng vừa đổ bê tông móng đó luôn...
    Việc phân đoạn có ý nghĩa gì không? Có gì ưu việt hơn so với tổ chức thi công không phân đoạn, phân đợt mà chỉ tính hao phí lao động rồi bố trí công nhân làm từ đầu đến khi hết phần việc đó?
    Đọc giáo trình tổ chức thi công nhé

    13. Biện pháp tổ chức thi công có liên quan gì đến việc lập giá dự thầu không?
    Có, rất nhiều là khác, ảnh hưởng mạnh đến chi phí. VD: Đổ bê tông bằng bơm giá khác với đổ bằng thủ công, dùng máy đào dung tích gầu lớn giá khác với gầu nhỏ.

    D/ Phần lập giá dự thầu

    1. Các phương pháp lập giá dự thầu? Đồ án của bạn đang dùng phương pháp nào?
    - Phương pháp lập giá dự thầu thì theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, làm gì mà quy phương pháp được, chủ yếu là "bốc thuốc".

    2. Hãy nêu cách lập dư toán chi phí xây dựng? Các văn bản áp dụng hiện nay? Khi nào dùng bảng Chênh lệch vật liệu thì trình bày Bảng tổng hợp chi phí xây dựng Khác với dùng bảnh Giá trị vật tư như thế nào?
    - Câu hỏi không rõ nghĩa. Các văn bản hiện nay thì cơ bản là NĐ99, TT08, TT18 ... và các văn bản hướng dẫn, nhiều lắm đấy, trên google.com.vn có đủ cả ở mục kho công cụ, tư liệu.

    3. Lập giá gói thầu dự đoán (phần xây dựng) có giống với lập dự toán chi phí xây dựng không?
    Đã đoán thì sao biết có giống hay không giống, nhưng cơ bản là giống vì cùng đoán.

    4. Có nhất thiết phải lập Giá dự đoán khi Lập hồ sơ dự thầu không? Lập để nhằm mục đích gì?
    - Câu hỏi không rõ

    5. Các chiến lược tranh thầu của doanh nghiệp? Khi nào thì doanh nghiệp bỏ thầu với giá cao, giá thấp và thậm chí là khi nào Doanh nghiệp chấp nhận bỏ thầu với giá thấp hơn giá thành? [LATEX]G_d_t_h[/LATEX]<Z nhưng thấp tới mức nào thì chấp nhận được?
    - Không ai nói chính xác chiến lược tranh thầu cả
    - Khi nào thì doanh nghiệp bỏ thầu với giá cao: Khi thông đồng được với chủ đầu tư
    - Khi nào thì doanh nghiệp bỏ thầu với giá thấp : khi đấu thầu thực sự
    - Khi nào Doanh nghiệp chấp nhận bỏ thầu với giá thấp hơn giá thành: khi không có việc và sắp phá sản cố gắng giãy chết.
    - Thấp tới mức nào thì chấp nhận được: Thấp tới mức mà trúng thầu được thì đấy là giới hạn

    6. Chi phí chung (C) và chi phí trực tiếp khác (Tk) gồm những khoản mục nào? Chi phí chung khác với chi phí trực tiếp khác như thế nào?
    - Đọc giáo trình kinh tế xây dựng nhé + NĐ99, TT05

    7. Các căn cứ nào để lập giá dự thầu?
    - Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

    Các định mức, đơn giá tham dự thầu là của Nhà thầu hay phải tuân theo Nhà nước?
    - Cái nào tốt và phù hợp với yêu cầu của HSMT thì chọn.

    Nhà thầu lấy định mức được công bố theo công văn số 1776, 1777 của Bộ xây dựng ban hành có được không?
    - Được, quá tốt.

    Nếu được, tại sao Nhà thầu vẫn muốn lập định mức riêng?
    - Vì định mức của Bộ không phù hợp hoặc thậm chí không có.

    9. Đơn giá chi tiết một công tác xây dựng được trình bày như thế nào? Đơn giá tổng hợp khác với đơn giá chi tiết như thế nào?
    - Xem kỹ NĐ99 và TT05

    10. Nhà thầu tính đơn giá nhân công và giá ca máy như thế nào? Dựa vào thông tư nghị định nào? Có nhất thiết phải tuân theo các thông tư, nghị định đó không?
    - HSMT bảo thế nào thì lập theo thế đó, nếu HSMT yêu cầu lập theo các thông tư, nghị định đó thì nhà thầu phải lập theo nếu muốn trúng thầu, không muốn trúng thầu thì lập thế nào cũng được

    Tôi chỉ trả lời bạn các nội dung thực tế thôi, còn cái nào có trong giáo trình thì bạn phải tự đọc nhé.
    Khi đọc Luật Đấu Thầu nhớ tham khảo cả luật 38 và Luật xây dựng nữa nhé.

    Chúc bạn thành công trong đồ án
  2. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Bạn này có vẽ kinh nghiệm đầy mình nhé.
    Cố gắng phát huy bạn nhé.
    Chirikatoji thích bài này.
  3. Chirikatoji
    Offline

    Chirikatoji Well-Known Member

    Tham gia:
    04/10/13
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    673
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Web:
    Em mới đi làm 1 năm thôi sư huynh ơi! Đó chỉ là e rút ra từ nhf trường và thực tế thôi! hihi
  4. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Mới làm 01 năm mà kinh nhẩy. Hồi xưa năm đầu của tớ lao đao lắm. Đi làm gần 1 năm mới biết cách bóc dự toán sơ sơ. :(
    phạm việt and Chirikatoji like this.
  5. Chirikatoji
    Offline

    Chirikatoji Well-Known Member

    Tham gia:
    04/10/13
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    673
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Web:
    tại lúc trước e vừa đi học vừa học khóa dự toán nên cũng biết sơ sơ thôi!
  6. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Ồ, lộ bí kíp rồi. Đề nghị các thầy tham gia trên diễn đàn nhớ phải làm mới "ngân hàng" câu hỏi nhé :D
    Chirikatoji thích bài này.
  7. hung11ckt
    Offline

    hung11ckt Active Member

    Tham gia:
    06/10/13
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    hjhj chuẩn bị bảo vệ đồ án rùi
    cái này làm bỉu bối hay quá

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 198 (Thành viên: 0, Khách: 176, Robots: 22)