1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Bốc tách tiên lượng trong dự toán

Thảo luận trong 'Dự toán xây dựng công trình' bắt đầu bởi tannhuongktxd, 22/09/09.

  1. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Bốc tách khối lượng là công việc đơn giản nhất, các bạn cố gắng bốc đi bốc lại 1 hạng mục nào đó thật chính xác, sau này chỉ cần nhìn vào bản vẽ là bít bao hạng mục đó cần bao nhiêu vật liệu và gồm những loại nào. Khi đó thao tác của các bạn mới nhanh lên được
  2. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Cách tính tiên lượng cho công trình.

    Gửi các bạn trong diễn đàn cách bốc tiên lượng các hạng mục trong dự toán.
    Các bạn tham khảo cho ý kiến.
    Nguồn: gia24.vn

    1. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC CỘT :001 (46):
    Cột là kết cấu chịu lực là một phần của kết cấu khung.Bao gồm cột bên trong và ngoài tính từ đỉnh đến móng.Gồm cả cột tầng hầm.
    Công tác cột được chia theo chiều cao : <=4m và >4m
    Và chi theo tiết diện cột : <=0,1m2 và >0,1 m2.
    CÁC CÔNG TÁC THÀNH PHẦN

    1.Công tác gia công và lắp đặt cốt thép cột:
    Công tác này bóc theo kích thước bản vẽ triển khai của từng loại cột.Cần chú ý đến chiều dài thép cho biện pháp thi công ( Các mối nối chẳng hạn). Bóc thường căn cứ vào bảng thống kê cốt thép cần kiểm tra bảng thống kê so với bản vẽ thiết kế chi tiết.
    2.Công tác đổ bê tông: Chia làm 3 trường hợp:
    2.1.Trường hợp cột có tiết diện lớn hơn dầm (các cột khung) : thì bê tông cột được tính trước ,bê tông dầm tính sau .Chiều dài cột tính suốt ,chiều dài dầm trừ đi cạnh cột.
    2.2.Trường hợp tiết diện dầm bằng tiết diện cột thì bê tông dầm hay cột tính trước đều được .Nhưng nên tính bê tông dầm trước thì phù hợp hơn với quá trình thi công .
    2.3.Trường hợp cột có tiết diện nhỏ hơn dầm (các cột tăng cứng cho tường ) thì ta tính bê tông dầm trước ,bê tông cột tính sau .Chiều dài dầm tính suốt ,chiều dài cột trừ đi chiều cao dầm.
    3. Công tác gia công và lắp đặt ván khuôn.
    Về trình tự thi công thì công tác này làm trước công tác đổ bê tông tuy nhiên việc bóc tiên lượng nên bóc sau để lợi dụng số liệu bóc của phần bê tông .Khối lượng ván khuôn được tính bằng diện mặt ngoài bê tông cột ,bằng cách lấy chu vi cột nhân với chiều cao cột.

    2. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC BÊ TÔNG SÀN MÁI
    :001 (46):

    Công tác bê tông sàn mái trong định mức và đơn giá đã tính bình quân cho độ cao <=16m (tương đương toà nhà 5 tầng.Có 3 công tác thành phần:

    1.Công tác đổ bê tông sàn mái:

    Ta bóc từng sàn ,mái .Trong từng sàn ta chia thành từng hình đơn giản cùng một phép tính.Diện tích sàn nên tính cả diện tích dầm trừ đi diện tích cột sau đó trừ đi diện tích các lỗ rỗng như cầu thang thường , cầu thang máy, lỗ thông gió...Diện tích này ta lợi dụng để tính khối lượng khác.

    2.Công tác sản xuất, lắp dựng và tháo ván khuôn sàn mái:

    Ta lấy diện tích đổ bê tông ở trên trừ đi diện tích đáy dầm.Chú ý tính cả diện tích ván khuôn thành sàn và mái các tầng.

    3.Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép sàn mái:

    Tính từ bảng thống kê cốt thép sàn .Cần chú ý kiềm tra qua bản vẽ.


    3. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC BÊ TÔNG XÀ - DẦM - GIẰNG
    :001 (46):


    Trong định mức đơn giá đã tính cho độ cao trung bình <=16m.Riêng công tác sản xuất lắp dựng cốt thép phải chia ra 2 nhóm là <=4m và >4m .

    1.Công tác đổ bê tông:

    Đơn giản là bóc từng cái.Cái nào lớn tính trước nhỏ tính sau.

    2.Công tác sản xuất lắp dựng và tháo ván khuôn:

    Căn cứ vào diện tích đổ bê tông ở trên.Cố gắng đọc qua lại ván khuôn sàn mái để tránh trùng lặp hoặc bỏ sót.

    3.Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép:

    Căn cứ vào bảng thống kê. Cần đối chiếu với bản vẽ đề kiểm tra.

    4. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC CẦU THANG - CÔNG TÁC CỬA :001 (46):

    CÔNG TÁC CẦU THANG

    -Xây bậc cầu thang gạch đặc.

    -Trát láng bậc cầu thang.

    -Ốp bậc cầu thang.

    -Trát đan cốn dầm cầu thang.

    -Bả matít sơn dầm cầu thang.

    -Tay vịn cầu thang.

    -Lan can cầu thang.

    CÔNG TÁC CỬA

    -Sản xuất cửa ,khuôn cửa các loại.

    -Lắp dựng cửa ,khuôn cửa các loại.

    -Các phụ tùng cửa :ke khoá bản lề , chốt...

    5. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC: ĐÚC CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP :001 (46):

    1. Công tác đổ bê tông đúc sẵn cọc:

    -Đơn vị đo m3.

    Quy cách:

    -Kiểm tra bản vẽ thiết kế chi tiết cọc và bản thống kê cốt thép cọc kích thước hình học kích thước bản ốp đầu cọc số đài cọc lớp lưới đầu cọc...

    -Mác bê tông đọc trong phần ghi chú.

    -Tính khối lượng bê tông bằng cách chia cọc theo các hình học cơ bản để tính.

    2.Công tác gia công và lắp đặt ván khuôn cọc:

    Tính diện tích xung quanh cọc.

    3. Công tác gia công và lắp đặt cốt thép:

    Có 3 loại thép thông thường là f<=10 ;f<=18 ;f>18.

    Thân. Chúc mọi người vui vẽ.
    thanh trung919 thích bài này.
  3. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Tiếp theo

    6. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC: ĐÓNG - ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP :001 (46):


    QUY ĐỊNH ÁP DỤNG:

    - Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất đoạn cọc không ngập đất tính hao phí máy,hao phí nhân công nhân với hệ số 0.75 so với định mức đóng cọc tương ứng,Hao phí vật liệu tính theo thiết kế.

    - Khi đóng ép cọc xiên thì định mức nhân công ,máy thi công được nhân với hệ số 1,22 so với định mức đóng cọc tương ứng.

    - Trường hợp phải dùng cọc dẫn để đóng cọc âm thì định mức nhân công và máy thi công đóng ép cọc dẫn được nhân với hệ số 1,05 so với định mức đóng ép cọc tương ứng .trong định mức chưa tính đến công tác gia công và chế tạo cọc dẫn.

    - Định mức đóng cọc bằng máy đóng cọc trên mặt nước chưa tính đến công tác làm sàn đạo cà kẹp phao nổi,

    - Trong hao phí vật liệu khác đã tính đến hao phí vật liệu đệm đầu cọc chụp đầu cọc.

    - Quy định về cấp đất như sau:

    + Nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I >=60% chiều dài cọc ngập đất thì áp dụng định mức đất cấp I.

    + Nếu tổng cộng độ sâu của lớp đất cấp I < 40% chiều dài cọc ngập đất thiết kế thì áp dụng định mức đất cấp II.

    Trong trường hợp phải sử dụng cọc dẫn thì đoạn cọc đóng ép qua chiều sâu khoan dẫn tính bằng định mức đóng ép cọc vào đất cấp I.(Công tác khoan dẫn chưa tính trong định mức).

    - Công tác đóng cọc ống các loại chưa tính đến các hao phí cho việc xói hút hỗn hợp bùn đất trong lòng cọc.

    Công tác đóng ép cọc ván thép (cọc larsen) cọc ống thép,cọc thép hình được định mức cho 100m cọc đóng nằm lại trong công trình.

    Trường hợp cọc nhổ lên sử dụng lại nhiều lần thì hao phí vật liệu cọc được xác định như sau:
    - Hao phí tính theo thời gian và môi trường:

    Hao phí vật liệu cọc cho một lần đóng nhổ ứng với thời gian cọc nằm trong công trình <=1tháng bằng 1,17%, nằm lại trong công trình từ 2 tháng trở lên thì cứ mối tháng hao phí vật liệu cọc được tính thêm như sau:

    + Nếu cọc đóng trên cạn hoặc đóng trong môi trường nước ngọt thì bằng 1,17% /tháng.

    + Nếu cọc đóng trong môi trường nước lợ thì bằng 1,22% /tháng.

    + Nếu cọc đóng trong môi trường nươc mặn thì lấy bằng 1.29% /tháng.

    - Hao hụt do sứt mẻ toè đầu cọc:

    + Đóng vào đất cấp I,II hao hụt lấy bằng 3,5% /1 lần đóng nhổ.

    + Đóng vào đất đá có ứng suất >=5Kg/cm2 lấy bằng 4.5% /1 lần đóng nhổ.

    Trường hợp cọc không nhổ được phải cắt thì phần cọc nằm lại công trình được tính 100% theo khối lượng cọc nằm trong công trình.
    PHƯƠNG PHÁP TÍNH:

    Dựa vào bản vẽ thiết kế đã ghi rõ kích thước khu vực cần gia cố,kích thước cọc, mật độ cọc, loại cọc ta sẽ định được số cọc.

    TỔNG CHIỀU DÀI = DIỆN TÍCH GIA CỐ x CHIỀU DÀI 1 CỌC x MẬT ĐỘ CỌC

    - Công tác ép (đóng) cọc :

    + Khối lượng mét dài ép cọc phụ thuộc vào cao trình thiết kế đỉnh cọc so với cốt tự nhiên .

    + Chú ý đơn vị tính và cấp đất phù hợp với đơn giá.

    + Chú ý nếu có ép âm phải tính bù riêng ( Ép âm ngoài thì chi phí nhân công và máy như ép đại trà, và công thêm vật liệu ép âm được phân bổ).

    - Công tác đập đầu cọc:

    + Đập bằng thủ công hay búa căn.

    + Chiều dài đoạn cọc cần đập là bao nhiêu.

    7. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC: KHOAN CỌC NHỒI :001 (46):

    Công tác cọc khoan nhồi trên cạn dưới nước được định mức cho trường hợp khoan thẳng đứng không có ống vách phụ, chiều sâu khoan <=30m (tính từ mặt đất đối với khoan trên cạn, từ mặt nước đối với khoan dưới nước đối với độ sâu mực nước <4m. tốc độ dòng chảy <2m/s) mực nước thuỷ triều lên và xuống chênh lệch <=1,5m, chiều sâu khoan ngàm vào đá bằng 1 lần đường kính. Nếu khoan cọc khoan nhồi khác với các điều kiện trên được tính như sau:

    -Trường hợp độ sâu >30m thì từ mét thứ 31 trở đi định mức được nhân với hệ số 1,015 so với định mức tương ứng.

    -Khoan ở nơi có dòng chảy >2m/s được nhân với hệ số 1,1, khoan tại các cảng đang hoạt động, vùng cửa sông, cửa biển, hải đảo được nhân với hệ số 1,2 so với đinh mức tương ứng.

    -Trường hợp do yêu cầu kỹ thuật phải khoan xiên vào đất được nhân với hệ số 1,2 khoan xiên vào đá được nhân với hệ số 1,3 so với định mức tượng ứng.

    -Trường khoan dưới nước ở nơi có mực nước sâu >4m thì cứ 1m mức nước sâu thêm được nhân với hệ số 1,05 so với đinh mức tương ứng, khoan ở khu vực thuỷ triều mạnh. chênh lệch mực nước thuỷ triều từ lúc nước lên so với lúc mức nước xuống >1,5m thì cứ 1m chênh lệch mực nước thuỷ triều lên xuống được nhân với hệ số 1.05 só với định mức khoan tương ứng.

    -Trường hợp khoan có ống vách phụ mà chiều dài ống vách phụ >30% chiều dài cọc được nhân với hệ số 1,1 so với đinh mức tương ứng.

    -Trường hợp chiều sâu khoan ngàm vào đá >1 lần đường kính cọc thì cứ 1m khoan sâu thêm vào đá được nhân với hệ số 1,2 so với định mức khoan vào đá tương ứng.

    -Công tác khoan cọc nhồi vào đất sét dẻo, sét cứng đến rất cứng, cát chặc vừa đến rất chặt, đát lẫn cuội sỏi có kích thước đến <=10cm thì định mức khoan vào đất này được nhân với hệ số 1,2 so với đinh mức khoan vào đất tương ứng.
    :001 (14):
    8. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC: ĐÀO - ĐẮP ĐẤT :001 (46):

    Bao gồm các công việc như: đào móng công trình, đào đường ống, mướng rãnh thoát nước, đắp nền đường, lấp chân móng...

    - Đơn vị tính: m3 đối với đào bằng thủ công và 100m3 đối với đào bằng máy đào.

    - Nhóm đất: có 4 nhóm đất, công tác đất phụ thuộc vào nhóm đất nên cần ghi rõ nhóm đất.

    - Kích thước: có hai loại đào:

    + Loại 1: đào móng băng, móng tường, đào mương rãnh: thì chiều rộng phải phân ra: <=3m và >3m. Chiều sâu có 4 cấp: <=1m ; <=2m ;<=3m ;>3m. Như vậy có nghĩa là khi bóc tiên lượng bạn phải chỉ ra được loại móng này có chiều rồng và chiều sâu thuộc cấp nào.

    + Loại 2: Các hố độc lập: Chiều rộng được phân ra là: <=1m và >1m ; Chiều sâu được phân ra: <=1m và >1m.

    Như vậy cũng giống như trên bạn phải chỉ ra cái móng hoặc hố độc lập đó sâu, rộng thuộc loại nào.

    Đắp đất thì ta quan tâm đến nhóm đất.

    - Gợi ý về phương pháp tính:

    - Kích thước tính toán ta căn cứ vào mặt bằng và mặt cắt chi tiết móng.Ta thường chia nó ra thành các hình nhỏ đơn giản để tính tất nhiên là tuỳ vào thói quen và khả năng của từng người sẽ cho ta được kết quả chính xác đến mức độ nào.

    - Trong một số trường hợp, chằng hạn khi ta tính khối lượng dự thầu hoặc tính ước lượng mà chưa có bản vẽ thi công thì ta tính gần đúng ở một số công đoạn.

    Ví dụ: Vlấp đất = 1/3 Vđào (chính xác thì Vlấp = Vđào - Vcông trình chôn lấp)



    * MỘT SỐ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG RIÊNG CHO CÔNG TÁC ĐÀO ĐẮP ĐẤT ĐÁ CÁT:

    -Định mức đào đất được tính cho 1m3 đào đất nguyên thổ tại nơi đào.

    -Định mức đắp đất được tính cho 1m3 đất đắp theo độ chặt thiết kế tại nơi đắp.

    -Khi đào để đắp đất thì khối lượng đất đào bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi N:

    + N=1.07 khi hệ số đầm nén là 0.85 dung trọng đất là gama=1.85T/m3-1.60T/m3

    + N=1.1 khi hệ số đầm nén là 0.9 dung trọng đất là gama=1.75T/m3

    + N=1.13 Khi hệ số đầm nén là 0.95 dung trọng đất là gama=1.8T/m3.

    + N=1.16 khi hệ số đầm nén là 0.98 dung trọng đất là gama=1.8 T/m3.


    Riêng khối lượng đá hỗn hợp cần đào để đắp thì hệ số chuyển đổi N=1.13.

    :001 (14):
    9. ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG CÔNG TÁC: BÊ TÔNG

    - Đơn vị tính: m3.

    - Nguyên tắc đo bóc: Thông thường bạn bóc tách khối lượng bê tông bạn phải tìm chỗ nào có bê tông (tất nhiên là theo một trình tự nhất định) sau đó phân nó ra thành các loại sau đây:

    - Loại bê tông: bê tông đá dăm 4x6, 2x4, 1x2, bê tông gạch vỡ, Bê tông cốt thép hay bê tông không cốt thép.

    - Mác bê tông: bê tông gạch vỡ mác 100, bt mác 200...

    - Loại cấu kiện: Bê tông dầm, bê tông tấm đan, panel, lanh tô ôvăng...

    - Vị trí cấu kiện chứa bê tông: Phân ra làm <=4m và >4m.

    - Phương thức thi công: đổ tại chỗ, Đổ bằng thủ công, đổ bằng bơm bê tông, đổ bằng cần trục,

    * Lưu ý khi tính toán:

    Tất nhiên là ta phải sử dụng trí tuệ của mình để tính ra toàn bộ lượng bê tông trong công trình. Chú ý nghiên cứu kỹ bản vẽ. Khi tính khối lượng bt nên phân ra làm khối lượng bê tông trong tường (như các giằng tường, dầm trong tường..) và ngoài tường (các dầm, cột,. ..) Mục đính để khi ta tính tường thì ta tính toàn bộ cả phần bt trong tường sau đó trừ đi khối lượng bt trong tường vừa tính xong. Nghiên cứu vài dòng sau để thuận tiện trong tính toán:

    + Diện tích đào móng = diện tích bê tông lót

    + Diện tích đắp nền = diện tích bê tông lót nền

    + Diện tích giằng tường = chiều dài móng.

    Thân. Chúc mọi người vui vẽ.
  4. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    Xin Bản vẽ "BỂ NƯỚC CÔNG NGHIỆP"

    Chào CÁC ANH CHỊ
    Anh Chị đi làm rùi,Vậy anh chị có file autocard banr vẽ "BỂ NƯỚC CÔNG NGHIỆP" Không vậy anh có thể cho em về tham khảo bốc tách kl
    Rất mong phản hồi của anh chị
    Thân chào
    Xin chân thành cảm ơn:001 (25):
  5. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Gửi van tham

    Gửi van tham. Tuy anh không làm dự toán nhưng có mấy file này không biết có giúp gì cho vantham không
  6. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    @vantham.
    - Mình gửi cho bạn file bể nước mái của một công trình trường học.
    Bạn tham khảo nhé!!

    Chúc bạn thành công!!!
  7. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    Anh Tannhuong ah
    hôm trước anh có post cho em file bản vẽ bể bước
    mà ở đay em cần bể bức "Lộ thiên_dự trữ nước"đó,Kiểu bể hình tháp tròn,chóp nón đó
    Nếu anh có thì post cho em với nha
  8. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    @vantham
    Sory vantham. Mình hiện không có file bản vẽ như hình bạn cần!!
    Theo mình nghĩ, bể nước như hình của bạn đưa ra có thể tính được.
    Bạn tham khảo bài viết của bạn Bình trong diễn đàn. Có file tính thể tích của các hình kèm theo chương trình dự toán ADTpro Xem trong đó, thì bóc tách khối lượng cho khối bể nước này thì không khó. Cái khó ở đây là bạn phải biết liệt kê tất cả các công việc có trong việc xây dựng cái bể nước này (vì ở độ cao) nên việc tính ván khuông, cách thức đổ bê tông cho công tác cũng khác, nhân công không thể áp dụng định mức đối với việc đổ bê tông của bể nước thông thường.

    Thân. Chúc bạn thành công.
  9. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Một số bản vẽ và dự toán kèm theo để mọi người tham khảo

    Mình gửi các bạn một số bản vẽ và dự toán kèm theo để các bạn nào chưa tiếp xúc với dự toán của các công trình dân dụng có thể tham khảo.
    - Phần Điện.
    - Trường học.
    - Nhà cao tầng:
    1. Bể nước
    2. Cọc + móng
    3. Cầu thang.
    .....
    Các bạn tham khảo cho ý kiến.
    Thân. Chúc các bạn thành công.
  10. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Dự toán anh em xem thử

    Dự toán mẫu
  11. cuomktxd
    Offline

    cuomktxd New Member

    Tham gia:
    22/12/09
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bài này em chưa đọc . thấy mấy anh khen hay . có anh Tiếp nữa . em ưng download về . chúc mấy anh làm thành công trong công việc.
  12. hhxx
    Offline

    hhxx New Member

    Tham gia:
    08/10/09
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nguyen ak

    hik lan dau tien t thay co ng noi boc tach khoi luong de nhat do. Ngay ca lap du toan chuyen nghiep cung k dam noi the,,, sao moi ra truong ma kinh the
  13. vantiep
    Offline

    vantiep Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia:
    21/06/09
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    183
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Bạn hhx lưu ý post bài có dấu nhé, chúc bạn vui vẻ!
  14. Nấm lùn
    Offline

    Nấm lùn Administrator

    Tham gia:
    07/08/09
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Hì hì, đúng thế, trên đời tớ sợ nhất là bóc tách khối lượng.
  15. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    Phương pháp đo ,bốc tách khối lượng

    Gửi các bạn giáo trình tham khảo cách đo và bốc tách khối lượng trong dự toán
    Chúc vui vẻ
  16. kx05dl
    Offline

    kx05dl New Member

    Tham gia:
    28/09/09
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Đăk Lăk
    Cảm ơn bạn rất nhiều.
  17. thegia
    Offline

    thegia New Member

    Tham gia:
    20/04/10
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    thank ban nha
  18. estimator
    Offline

    estimator Member

    Tham gia:
    10/05/10
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Muốn dự toán tương đối chính xác thì đòi hỏi phải đi công trường thực tế nhiều vào. Như thế sẽ không bỏ xót được trình tự thi công hay lắp đặt các hạng mục.

    Từ ngữ đã thể hiện hết tất cả. Dự toán là chỉ tương đối, giá trị công trình chỉ được xác định khi xong công trình và quyết toán. Còn dự toán là cơ sở ban đầu để thương thảo hợp đồng và quyết toán sau này. Không ai dám khẳng định mình bóc chính xác 100%.

    Trong quá trình bóc khối lượng để ý đến phần hao hụt vật tư, nhất là phần thép. Một cây thép chuẩn dài 11,7m. Nếu một dầm dài 12,5m, cộng với đoạn nối thép thì bạn phải mua 02 cây, Phần hao hụt rất lớn nên chú ý.

    Dự toán thì tạm chia ra 02 lĩnh vực. Dự toán theo vốn ngân sách và dự toán theo tư nhân. Dự toán theo vốn ngân sách thì theo thông tư, đơn giá, định mức,.. thì cứ theo đó mà làm. Còn dự toán tư nhân thì đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng hai cái có điểm chung là đều bóc khối lượng. Bóc khối lượng giữa 02 lĩnh vực này có khác một số hạng mục. Ví dụ: phần mái ngói trong dự toán vốn ngân sách chia ra ngói (viên), xà gồ + cầu phong (tấn),.. trong khi đó dự toán tư nhân chỉ cần tính theo m2 là được,...
  19. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Cảm ơn thông tin mà bạn đã đóng góp khá hay
  20. estimator
    Offline

    estimator Member

    Tham gia:
    10/05/10
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Đây là trình tự cơ bản của một bảng dự toán do mình làm. Các bạn đóng góp ý kiến nha

    A. PHẦN CỌC, GIA CỐ NỀN
    1. Cọc ép, cọc khoan nhồi,..
    2. Đập đầu cọc
    3. Cừ tràm gia cố
    4. Gia cố chống sạt lỡ tầng hầm (nếu có)

    B. PHẦN THÔ

    1. Công tác đất
    - Đào đất: Móng, hầm tự hoại,..
    - Lấp đất hố móng
    - Vận chuyển đất đi đổ
    - Xây bó nền
    - Nâng nền bằng cát hoặc đất đào

    2. Công tác bê tông, cốt thép, ván khuôn
    - BT lót móng, hầm tự hoại,...
    - BT Móng
    - Cốt thép móng
    - Ván khuôn móng bằng ván hoặc xây gạch
    - ... Tương tự cho Giằng móng, Cột, đà sàn, sàn, cầu thang, lanh tô + tấm đan

    3. Công tác xây, tô, trát ,láng
    - Xây hầm tự hoại, hố ga,...
    - Trát hầm tự hoại , hố ga
    - Láng nền hầm tự hoại, hố ga,..
    - Xây tường các tầng
    - Trát tường các tầng (trong, ngoài). Nhớ trừ tường giáp đối với nhà liên kế
    - Láng nền nhà
    - Xây bậc tam cấp, bậc cầu thang
    - Trát bậc tam cấp, bậc cầu thang

    4. Phần mái
    - Mái ngói + xà gồ
    - Mái tole,..

    5. Ống nước các loại
    - Ống nước nguội + Co, cút,..
    - Ống nước nóng + Co, cút,..

    6. Dây điện
    - Dây các loại :1.5mm2, 2.5mm2,..
    - Ống luồn;
    - Dây tivi, anten, ADSL;
    - Hộp nối

    C. PHẦN HOÀN THIỆN

    1. Phần mái
    - Mái lấy sáng
    - Khung sắt bảo vệ, per trang trí

    2. Chống thấm:
    - Ban công, wc, sân thượng, mái BTCT
    3. Phần thạch cao
    - Trần khung nhôm chìm, chống ẩm
    - Vách thạch cao trang trí
    4. Cửa đi, cửa sổ
    5. Lan can, tay vịn
    6. Tủ bếp, tủ áo âm tường
    7. Ốp lát gạch nền nhà, wc
    8. Ốp gạch, đá trang trí
    9. Các trang trí khác: giấy dán tường, ốp gỗ, kẻ ron, đắp chỉ...
    10. Sơn nước, sơn dầu
    11. Thiết bị vệ sinh
    12. Thiết bị điện
    13. Chống sét

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 373 (Thành viên: 0, Khách: 332, Robots: 41)