1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Vay vốn - công việc không dễ dàng!

Thảo luận trong 'Tài chính doanh nghiệp' bắt đầu bởi huynhbinh, 13/08/09.

Mods: vantiep
  1. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Trong kinh doanh ngày nay, một vấn đề mà các chủ doanh nghiệp hay gặp phải là những việc đột xuất xảy ra và họ phải chi những khoản tiền cho các những việc này. Đó thường là những chi phí về quản lý, chi phí tai nạn lao động,…. Nhữngviệc đột xuất này có thể làm tài chính của doanh nghiệp hao hụt và hậu quả tiếp theo là làm hỏng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Và những lúc như vậy một khoản vay trở nên cần thiết để giúp cho công việc kinh doanh của bạn được suôn sẻ sau khi bạn đã bị trút sạch tiền vào một việc đột xuất nào đó. Tuy nhiên khoản vay này chỉ có thể giúp được bạn nếu công việc kinh doanh của bạn hiện đang mang lại lợi nhuận và với cơ sở là bạn đã tính toán thấy việc hoàn trả tiền vay sẽ không giết chết hoạt động kinh doanh của bạn.

    Bên cạnh đó, vay mượn luôn xảy ra khi các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho các nhà máy, cửa hàng và trang thiết bị mới. Các doanh nghiệp tìm cách vay để trang bị các cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị mới nhằm tăng sản lượng và doanh số. Các công ty trông đợi sẽ thu được lợi nhuận từ các khoản vay này trong nhiều năm, vì vậy họ sẵn sàng trả tiền lãi cho nguồn quỹ mà họ sử dụng để mua các thiết bị đó và bắt đầu sản xuất ngay lập tức.

    Tất nhiên nếu lãi suất họ phải trả cao hơn tỉ suất lợi nhuận họ có thể thu được thì doanh nghiệp sẽ không vay vốn nữa. Và thực tế, nếu bạn không có những dự định đầu tư có lợi nhuận cao hơn mức lãi suất tiền vay hiện tại thì bạn nên tiết kiệm tiền còn hơn là cố gắng vay mượn thêm. Hoặc, một điều chắc chắn hơn là bạn sẽ cố gắng chuyển các nguồn lực của mình sang một lĩnh vực kinh doanh khác có tỉ suất lợi nhuận dự tính cao hơn mức lãi suất tiền vay. Điều đó đơn giản chỉ là một cách lựa chọn khác, theo đó các nguồn lực đã được chuyển sang cho các công ty xác định được cách thức sử dụng nguồn lực có lợi nhất và như chúng ta đã thấy ở trên, nó dựa vào việc cung cấp những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu nhất, với giá cả bằng hoặc thấp hơn giá cả của các sản phẩm tương tự đang được các công ty cạnh tranh chào bán.

    Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định một trong những khó khăn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn phải tự thân vận động. Mặc dù đã tiếp cận được với khá nhiều nguồn vốn khác nhau song để tái cơ cấu cũng như nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thì không thể đủ. Vì thế việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để tiếp cận thành công với những nguồn vốn này.

    Trên thực tế, tâm lý của doanh nghiệp khi thiếu vốn đều tìm đến ngân hàng để vay nhưng không tìm hiểu bên cạnh nguồn vốn ngân hàng còn rất nhiều kênh dẫn vốn khác. Còn về phía các ngân hàng đưa ra các quy định vay nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn vốn nhưng cũng xét từng trường hợp để có thể linh động cho doanh nghiệp vay. Vấn đề là các doanh nghiệp cần phải chủ động để đáp ứng nhu cầu tiếp cận nguồn vốn hiệu quả hơn. Từ phía chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế hàng năm cũng dành một phần lớn nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp dưới hình thức trực tiếp cũng như gián tiếp. Vấn đề là làm sao doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin để tiếp cận các nguồn vốn. Một giám đốc ngân hàng lớn cho biết "Hệ thống thông tin hai chiều giữa ngân hàng và khách hàng còn rất hạn chế. Nếu như doanh nghiệp tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động dịch vụ, thanh toán qua ngân hàng sẽ tạo cơ sở thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn vay vì ngân hàng phần nào biết được thực lực hoạt động của doanh nghiệp...".

    Và sau cùng, để tối ưu hoá hoạt động cho vay, các doanh nghiệp cần đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định, “đánh bóng” chính bản thân doanh nghiệp để từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong con mắt các nhà cho vay.

    Tạo dựng độ tin cậy của doanh nghiệp

    Trước mỗi quyết định cho vay, các nhà cho vay thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn sớm nhận được quyết định cho vay thì một bản chứng minh độ tin cậy của doanh nghiệp sẽ là rất cần thiết và càng trung thực, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.

    Các nhà cho vay sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì họ sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối của doanh nghiệp.

    Đánh bóng năng lực của doanh nghiệp

    Nếu doanh nghiệp của bạn chứng mính được với các nhà cho vay về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh thì sẽ rất thuận lợi trong việc cho vay bởi năng lực doanh nghiệp là một trong những yêu tố nhất thiết mà người cho vay sẽ phải xem xét và cân nhắc trước khi có quyết định cho vay hay không.

    Việc bạn xin vay vốn và trình bày các năng lực còn phải thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp bạn đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Nhà cho vay vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị ròng của doanh nghiệp và các hệ số chuẩn mực về tài chính.

    Bạn nên có bản báo cáo tài chính hiệu quả, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM,…). Đây sẽ là những minh chứng rõ nét nhất đối với năng lực của doanh nghiệp trong con mắt các nhà cho vay.

    Tài sản bảo đảm

    Trong quá trình cho vay, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như thị trường mà doanh nghiệp bạn đang chiếm hữu.

    Bạn nên chứng minh cho nhà cho vay thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản vô hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá doanh nghiệp của bạn sẽ là rất hữu ích.

    Hạn chế rủi ro đối với nhà cho vay

    Trong việc cho vay vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà cho vay là những rui ro tài chính do các biến động của thị trường như giá ngoại tệ lên xuống, đồng nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, giá cả tăng cao,… Các nhà cho vay sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu có thể xảy ra.

    Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cho vay sớm quyết định, doanh nghiệp nên có các phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền vay. Giải thích càng kỹ càng bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.

    Tóm lại, bạn có thể cân nhắc tới một khoản vay khi bạn tin và tính toán thấy rằng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh khác được đầu tư từ khoản vay đó sẽ cao hơn các chi phí vay vốn. Và bạn không nên vay để trang trải các khoản lỗ của công việc kinh doanh hiện tại. Vì việc này có thể làm cho bạn lâm vào tình trạng khó khăn hơn về tài chính. Thay cho điều đó, bạn có thể cắt giảm chi phí, hợp lý hoá hoạt động kinh doanh" làm tốt hơn và rẻ hơn". Bạn chỉ nên tập chung vào các hoạt động kinh doanh mà chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận. Nếu ngay cả biện pháp này cũng không hiệu quả, thì bạn nên suy nghĩ tới việc thay đổi hoạt động kinh doanh của mình.

    (Theo Finance Times và Money.com)
  2. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Lạm phát

    Những thông tin về mức tăng giá tháng 5 được công bố tuần qua đã góp phần làm tăng thêm mối lo ngại về xu hướng sắp tới của TTCK. Câu chuyện về "bộ tứ" lạm phát, lãi suất, tỉ giá và kết quả kinh doanh vẫn tiếp tục là tâm điểm của thị trường.

    Mục tiêu lạm phát 2008: Không có con số cụ thể

    Theo các số liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 đã tăng tới 3,91% và tính chung 5 tháng tăng 19,09% so với cùng kỳ. Đây là một con số bất ngờ sau khi hàng loạt biện pháp kiềm chế giá được thực hiện.

    Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc, con số lạm phát thấp nhất của năm 2008 cũng có thể lên tới 22%. Với tốc độ lạm phát cao như vậy, rõ ràng TTCK đang phải chịu áp lực rất lớn.

    Nguyên nhân chính dẫn đến biến động này là sự tăng giá chưa từng có của nhóm hàng lương thực: Tăng 22,19%. Giá lương thực tăng cao chủ yếu do giá lương thực thế giới tăng mạnh, kéo theo giá trong nước tăng lên. Ngoài ra, những thông tin thất thiệt và hiện tượng đầu cơ gạo trong những ngày cuối tháng 4 ở một số địa phương cũng góp phần làm giá lương thực tăng đột biến.

    Theo báo cáo của Chính phủ, ngoại trừ mặt hàng lương thực, hầu hết giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ tháng 5 đã giảm nhẹ hoặc chỉ tăng ở mức 0,3% đến dưới 2%. Nhóm hàng lương thực chiếm tới 42,85% cơ cấu hàng hoá tính CPI, đồng thời còn là tác nhân kích giá các hàng hoá và dịch vụ khác tăng theo. Giả sử giá lương thực tháng 5 có mức tăng tương đương tháng 4 (6,11%) thì chỉ số giá tháng 5 chỉ tăng 2,08% và tổng cộng 5 tháng là 13,9%.

    Mặc dù việc tăng giá lương thực gần đây có bao hàm cả yếu tố đầu cơ nhưng việc hạ giá lương thực để giảm mức tăng lạm phát xuống một cách cấp kỳ không đơn giản.

    Theo giải trình của Chính phủ trước Quốc hội, để giảm giá lương thực có thể sử dụng biện pháp đánh thuế cao xuất khẩu gạo hoặc giảm mạnh lượng xuất khẩu, nhưng như vậy sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu, tăng nhập siêu, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống nông dân.

    Ngoài ra nguyên nhân khiến lạm phát tăng mạnh còn do nhiều yếu tố như nhập khẩu tăng trong bối cảnh giá quốc tế biến động, giữ giá đồng nội tệ càng khuếch đại tình trạng "nhập khẩu" lạm phát...

    Ngày 31.5 vừa qua, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội chấp nhận mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2008 là: "Tích cực phấn đấu kiềm chế lạm phát và tốc độ tăng giá; bằng các biện pháp tổng hợp, đưa tốc độ tăng giá tiêu dùng theo hướng giảm dần, tạo cơ sở để đưa tốc độ tăng giá xuống một con số trong vài năm tới".

    Lo ngại kết quả kinh doanh quý II?

    Tính đến thời điểm này, gần như toàn bộ DN niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý I.2008 với những con số khá lạc quan. Một số DN công bố kết quả lỗ do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ khó khăn.

    Câu hỏi lớn là liệu kết quả kinh doanh quý II sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào từ biện pháp thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát, lãi suất vay qua hệ thống NH tăng cao, thậm chí là khả năng thiếu hụt vốn khiến DN phải thu hẹp sản xuất. Liệu kết quả kinh doanh quý I đã phản ánh thực sự những tác động đó hay chưa? Lãi suất cho vay khó có thể giảm nếu lạm phát tiếp tục tăng cao bởi khả năng huy động vốn của NH bị hạn chế.

    Theo nhận định ngay trong báo cáo cuối quý I.2008 của CTCK Euro Capital, vấn đề lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ chưa ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động kinh doanh của các DN ngay.

    Tuy nhiên sang quý II thì các yếu tố này chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn rất lớn đối với tình hình hoạt động kinh doanh. Mặt khác, lãi suất tiền gửi NH tăng cao, giá dầu phi mã, nguy cơ lạm phát rình rập đang tạo lý do cho dòng tiền ngày càng có thêm động cơ rút khỏi TTCK.

    Theo chuyên gia tiền tệ Kelly Wong của CTCK TPHCM (HSC), thị trường ngoại hối đang có sự chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và không chính thức. Theo ý kiến này, chính sách cho vay bằng đồng USD gây khó khăn cho một số nhà xuất khẩu. DN buộc phải bán USD để đổi lấy VND để trả những khoản nợ dựa trên VND.

    Với lãi suất vay bằng VND có thể lên tới 18%, khả năng duy trì lợi nhuận biên vốn rất hẹp là khá khó khăn. Sự tăng giá của nguyên vật liệu cũng đã không ủng hộ các nhà sản xuất trong nước, ví dụ như nông/ngư dân nuôi cá và hải sản đã phải chịu chi phí đầu vào cao hơn.

    Từ góc độ thị trường, chỉ số giá chưa cho thấy bất kỳ tín hiệu lạc quan nào khi trải qua tròn một tháng mất điểm liên tục. Mức 400 điểm có thể được chạm tới trong tuần này chỉ với 3 phiên giảm sàn nữa. Các CTCK đều hết sức dè dặt khi tư vấn cho khách hàng về một "mức đáy" nào đó. Điều quan trọng lúc này là áp lực bán không hề suy giảm.

    Theo nhận định của CTCK Euro Capital: "Với đà sụt giảm như hiện nay, ngưỡng 400 điểm trở nên mong manh. Theo khuyến nghị của chúng tôi, NĐT nên chờ cho đến khi các điều kiện kinh tế vĩ mô được cải thiện một cách rõ rệt"
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 211 (Thành viên: 0, Khách: 191, Robots: 20)