1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Tuýt còi công văn có nội dung sai Luật của Bộ Xây dựng

Thảo luận trong 'Quyết định/Công văn' bắt đầu bởi Quyet_tam, 31/03/15.

  1. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật vừa có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét tính hợp pháp và việc xử lý Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng (hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ).
    Theo Cục, từ đơn thư phản ánh của doanh nghiệp, Cục KTVB đã tổ chức họp thảo luận nội bộ, đồng thời tổ chức họp với đại diện một số cơ quan, đơn vị liên quan để xem xét, kết luận về nội dung sai trái của Công văn nói trên.
    Sau đó, Cục KTVB đã có Thông báo số 368 kết luận: Công văn số 551 thuộc loại công văn hành chính, tuy nhiên, nội dung của Công văn này lại có chứa các quy phạm pháp luật. Điều này đã vi phạm quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL, cần phải hủy bỏ.
    Cạnh đó, Công văn nói trên còn đưa ra một số hướng dẫn không phù hợp với pháp luật hiện hành. Chẳng hạn, điểm 1 Công văn số 551 hướng dẫn: “Đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ đã phù hợp với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì không điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP”.
    Với hướng dẫn này, Cục Kiểm tra văn bản cho rằng, quy định về mức lương tối thiểu vùng được Chính phủ quy định cho các thời kỳ sẽ không được tuân thủ. Thực tế sẽ có hai khả năng xảy ra. Thứ nhất, sẽ có trường hợp doanh nghiệp không được điều chỉnh giá dự toán công trình xây dựng về chi phí nhân công theo mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định cho từng thời kỳ. Đây sẽ là một lý do để doanh nghiệp duy trì việc trả lương theo mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu mới, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện, hoặc thậm chí gây ra “điểm nóng” tại các địa phương có công trình xây dựng.
    Thứ hai,trường hợp doanh nghiệp thực hiện trả lương cho người lao động đúng quy định của Chính phủ về lương tối thiểu cho từng thời kỳ (mức lương tối thiểu mới được quy định cao hơn) thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hạch toán - có khả năng buộc phải bù trừ từ các khoản chi khác đã được dự toán dẫn đến ảnh hưởng chất lượng, tiến độ hoàn thành công trình hoặc doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ.
    Công văn số 551 cũng giao cho “các địa phương tính toán, xác định và quyết định việc công bố các hệ số điều chỉnh mức chi phí nhân công cho phù hợp với từng khu vực của địa phương mình quản lý”. Nội dung này làm cho các địa phương lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong phạm vi toàn quốc…
    Tuy nhiên, ngày 25-2, Cục KTVB nhận được Công văn phản hồi của Bộ Xây dựng, nội dung khẳng định, Công văn 551 của Bộ này hoàn toàn không cản trở các doanh nghiệp xây dựng trong việc trả lương cho người lao động theo quy định về mức lương tối thiểu vùng quy định tại các Nghị định của Chính phủ. Nội dung Công văn số 551 là có căn cứ, phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng…
    Không đồng tình với những lập luận của Bộ Xây dựng, Cục KTVB đề nghị Bộ trưởng xem xét tính hợp pháp và việc xử lý tiếp Công văn số 551.
    “Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý để bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN; tính hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, của doanh nghiệp”- văn bản nêu rõ.
    Đức Minh (PLO)
  2. quangnv.ksxd
    Offline

    quangnv.ksxd Active Member

    Tham gia:
    18/12/13
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Về bản chất cái công văn 551 này to hơn cả nghị định 103/2012. Ai đời nghị định có hiệu lực thì sau đó công văn lại hướng dẫn theo chiều hướng ko áp dụng nghị định. Hậu quả rối loại hết cả nên. Cùng 1 công trình đường giao thông qua hai tỉnh, hạng mục này của tỉnh A lại có chi phí nhân công cao hơn gấp nhiều lần hạng mục kia ở tỉnh B. Tuýt là nhẹ mà phải xử lý trách nhiệm cá nhân mới đúng
    thanh.bm thích bài này.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 306 (Thành viên: 0, Khách: 294, Robots: 12)