1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Tranh chấp Hợp đồng giữa nhà thầu và CĐT?

Thảo luận trong 'Hợp đồng thi công XD' bắt đầu bởi thanh.bm, 22/07/13.

  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Trong quá trình thực hiện Hợp đồng XD. Khi xảy ra tranh chấp thì Nhà thầu và Chủ Đầu Tư sẽ giải quyết trên nguyên tắc nào?
    1. Văn bản quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến Hợp đồng XD.
    2. Hợp đồng đã ký.
    Anh em tham gia phân tích tường tận vấn đề này?

    VD: Tổng giá trị HĐ: 10 tỷ
    - Nhà thầu thi công Chậm tiến độ 30 ngày.
    - Hợp đồng quy định phạt: 0,5 %/ngày x Tổng giá trị thực hiện chậm (Xác định đến thời điểm chậm là 7 tỷ) => Giá trị phạt 0,5% x 7 tỷ x 40 = 1.400.000.000 vnd ~ Tương ứng 14 % Giá trị hợp đồng.
    Hợp đồng không quy định mức max mà nhà thầu chịu phạt.

    CĐT đưa ra mức phạt, tính toán như trên nhưng nhà thầu không chấp nhận do mức phạt vượt quá 12%Giá trị hợp đồng. Nhà thầu viện dẫn: Theo NĐ48/2010 về hợp đồng thì
    Hỏi:
    - Nhà thầu không chấp nhận mức phạt như trên đã đúng chưa?
    - Nếu Quy trách nhiệm CĐT ký hợp đồng với điều khoản phạt quá 12% tổng giá trị hợp đồng thì CĐT có sai so với Quy định Luật hay không ? (TH CĐT bị kiện).
    P/s: Hợp đồng không quy định bất kỳ điều gì khác.
    chot bao ve SGC, cafe_xd and robinson like this.
  2. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Theo quan điểm cá nhân mình thì việc:
    "......
    - Nhà thầu không chấp nhận mức phạt như trên đã đúng chưa?
    - Nếu Quy trách nhiệm CĐT ký hợp đồng với điều khoản phạt quá 12% tổng giá trị hợp đồng thì CĐT có sai so với Quy định Luật hay không ? (TH CĐT bị kiện)..........."

    Cả 2 vấn đề trên đều phụ thuộc vào những yếu tố:
    - Nếu nguồn vốn sử dụng cho hợp đồng này chiếm từ 30% vốn ngân sách thì việc nhà thầu không chấp nhận mức phạt trên là hợp lý, tuy nhiên ở đây cũng xem lại việc quản lý của CĐT và trách nhiệm của cả hai bên trong việc ký kệt một hợp đồng ẩu thả, thiếu sự đầu tư cho một hợp đồng. (Ở đấy được hiểu là phải bắt buộc thực hiện theo nghị định 48 - Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng)
    - Nếu nguồn vốn sử dụng cho hợp đồng này thấp hơn 30% vốn ngân sách thì việc ai đúng ai sai thì còn phụ thuộc vào các điều khoản thỏa thuận giữa nhà thầu va CĐT trong hợp đồng vì hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự (tức là hợp đồng được lập lên dựa vào sự tự nguyện của 2 bên, cả hai bên phải tôn trọng các nội dung, điều khoản trong HĐ đã thống nhất với nhau- Điều 2. Giải thích từ ngữ - Nghị định 48)

    + Nếu 2 bên thống nhất căn cứ nghị định 48 hoặc các căn cứ khác để ký HĐ này thì lúc này NT đưa ra quyết định như vậy là hợp lý và CĐT đưa ra khoản phạt không hợp lý. Gỉa sử nếu có căn cứ NĐ 48 để ký kết HĐ này thì các điều khoản khác trái với NĐ 48 khi đưa ra sử lý tranh chấp đều vô hiệu.
    + Nếu 2 bên không có căn các văn bản pháp lý để ký mà chỉ căn cứ vào nhu cầu của hai bên để ký kết hợp đồng này thì số tiền phạt do CĐT đưa ra là hợp lý nhà thầu phải chấp nhận (xét trong điều kiện điều khoản phạt không có quy định gì khác).
    Kenny_anh, thuytrangkx10 and cafe_xd like this.
  3. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Thanks Mr. Quang.
    Phần phân tích trên khá hay và đầy đủ..

    Mình muốn bổ sung thêm và làm rõ vấn đề thêm.
    +Thứ nhất: Cần phải làm rõ NĐ48/2010 áp dụng cho nhà thầu hay chủ đầu tư?
    - Khẳng định. NĐ48/2010 đưa ra để Giúp Nhà nước dễ dàng quản lý nguồn vốn, quản lý hợp đồng.., đồng thời yêu cầu rõ CĐT cần ... và phải... thực hiện các nội dung theo NĐ48 (CĐT sử dụng vốn NN nha) => Đối tượng "phải" thực hiện, tuân thủ là CĐT
    - Đối với Nhà thầu thì không quan trọng, thích thì áp dụng, không thích thì thôi.

    => Vì vậy, Hợp đồng dân sự giữa Nhà thầu và Chủ Đầu Tư trên tinh thần thỏa thuận, thương thảo ...tự nguyện, sự thỏa thuận của các bên. Ở đây sẽ tách làm 2 dạng:
    - CĐT sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên: Thì thỏa thuận ký HĐ với nhà thầu vẫn trên tinh thần thỏa thuận, thương thảo... tự nguyện nhưng phải đáp ứng được theo quy định hiện hành. Cụ thể như trên thì mức phạt Max 12% giá trị HĐ. Nếu ký sai thì trách nhiệm thuộc về CĐT (Không ai quy trách nhiệm Nhà thầu ký sai)
    - CĐT sử dụng vốn ít hơn 30% vốn NN (Hoặc vốn tự có...): Thì thỏa thuận ký HĐ với nhà thầu tinh thần thỏa thuận, thương thảo tự nguyện và không bị ràng buộc (Phải) theo NĐ48/2010 (chỉ tham khảo, khuyến khích dùng).

    *Trở lại vấn đề trên: Mấu chốt là Hợp đồng đã ký. Và nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp cũng dựa trên cơ sở cao nhất là Hợp đồng.
    + Nếu hợp đồng mà CĐT và Nhà thầu thống nhất căn cứ vào NĐ48/2010 thì mức phạt trên là không hợp lý (Bởi NĐ quy định max 12% Giá trị HĐ); (Thường thì trong HĐ có phần I nêu ra các căn cứ để ký hợp đồng, hoặc trong điều khoản có quy định thực hiện theo NĐ....)
    + Nếu HĐ không có bất kỳ điều khoản nào khác, cũng không có quy định căn cứ vào Văn bản luật thì mức đề xuất của CĐT như trên là hợp lý (Trên tinh thần thỏa thuận, thống nhất của HĐ đã ký).

    Tóm lại:
    - Trong quá trình thực hiện Hợp đồng XD. Khi xảy ra tranh chấp thì Nhà thầu và Chủ Đầu Tư sẽ giải quyết trên nguyên tắc: Căn cứ vào HĐ đã ký (Các điều khoản đã thống nhất).
    - Văn bản Luật chỉ có hiệu lực khi cả hai bên thống nhất thực hiện theo VB Luật đó (Bất kỳ nguồn vốn)
    vantiep and cafe_xd like this.
  4. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Mở rộng thêm vấn đề cho anh em tiếp tục thảo luận, như sau:
    + Vẫn tình huống Nhà thầu bị phạt như trên: 1.400.000.000 vnd ~ Tương ứng 14 % Giá trị hợp đồng.
    + Trong HĐ không quy định phải tuân thủ, thực hiện theo NĐ48/2010 (Không có ý nào bắt buộc phải thực hiện theo).
    + Trong hợp đồng có quy định 1 điều khoản chung, như sau:


    => Nhà thầu quyết định khởi kiện CĐT ra tòa.


    Hỏi: Tòa sẽ xử trên cơ sở nào? (Hợp đồng hay NĐ48/2010)
  5. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    - Văn bản Luật chỉ có hiệu lực khi cả hai bên thống nhất thực hiện theo VB Luật đó (Bất kỳ nguồn vốn)

    Bạn thanh.bm xem lại chỗ này thử nha, theo mình thấy theo Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của NĐ 48 thì
    1. Nghị định này quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây viết tắt là hợp đồng xây dựng) thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

    2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên trên lãnh thổ Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng ít hơn 30% vốn nhà nước áp dụng các quy định tại Nghị định này.

    - Theo phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng này thì các dự án có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên thì phải áp dụng. Giả sử một dự án có sử dụng nguồn vốn nhà nước khi hoàn thành thường được kiểm toán giá trị quyết toán hoàn thành công trình khi đó các nhà kiểm toán thường kiểm toán rất kỹ các khoản chi, đặc biệt các hợp đồng đã tiêu tiền của dự án, giả sử kiểm toán có phát hiện một số sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng lúc đó các vị kiểm toán căn cứ vào NĐ 48 bảo bạn sai phạm, lúc đó có đơn vị nào dám phản bác lại bằng biện luận: Văn bản Luật chỉ có hiệu lực khi cả hai bên thống nhất thực hiện theo VB Luật đó (Bất kỳ nguồn vốn) không ?
    - Căn cứ và đâu mà kết luận được điều này ?

    Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ :)
  6. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    1. Kinh nghiệm hợp đồng của mình không đáng kể. Nhưng theo tình huống đầu tiên và từ cách giải thích phía dưới thì mình được hiểu như sau có đúng ko nhé:
    - Hợp đồng ký giữa A và B mà ghi căn cứ theo NĐ48 thì chỉ được phạt tối đa là 12%
    - A và B ký ko ghi căn cứ theo NĐ48 thì căn cứ vào thỏa thuận trong HĐ. Tức là A được phạt B cao hơn 12%
    - Vốn 30% NN trở lên bắt buộc A phải ký HĐ theo NĐ48. Tức lad A chỉ được phạt tối đa 12%

    2. Tình huống thứ 2 thì do ko theo NĐ48 nên mình nghĩ Tòa sẽ giải quyết trên cơ sở Luật dân sự. Tức là tự nguyện. Mà đã tự nguyện thì A được phạt B và B thua kiện. Ko biết đúng ko bạn???
    Kenny_anh, caonguyenktxd and kinhtexd like this.
  7. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    P/s: Mình trả lời thêm bác Quang về phần này:

    => Nó chỉ ràng buộc bắt buộc Chủ Đầu Tư (Tổ chức, cá nhân ... cá nhân ở đây được hiểu là người ký quyết định ...) phải tuân theo thôi. Đối với Nhà thầu thì không cần, thích thì dùng, không thì thôi.
    VD: Tổng thầu giao Hạng mục công tác cho thầu phụ, đội thì công (Vốn nhà nước trên 30%) không cần tuân thủ NĐ 48/2010. mà hoàn toàn dựa vào "Thoản thuận, thương thảo giữa 2 bên" có ký sai quy định trên, có thất thoát chi phí thì Nhà nước cũng không truy cứu trách nhiệm.


    Trích Quang:


    Trả lời Quang:
    - Công việc liên quan đến Kiểm toán, thanh tra, thẩm tra của Cơ quan NN là trách nhiệm của Chủ Đầu Tư, của tổ chức, cá nhân sử dụng vốn Nhà nước. Không liên quan đến Nhà thầu nhận thầu.
    - Sau khi kiểm toán: Phát hiện sai, không đúng với NĐ 48 thì CĐT phải chịu trách nhiệm.

    Còn Đối tượng, chủ thể của Hợp đồng là Nhà thầu, Chủ Đầu Tư.... không liên quan đến các thành phần khác.
    Chẳng lẽ: Khi kiểm toán phát hiện sai thì Nhà thầu đi giải trình....???
    - Cần phải phân biệt rõ: Vai trò trách nhiệm ai phải tuân theo.
    => Như ở trên mình đã phân tích rất rõ: CĐT là đại diện vốn NN phải tuân theo. Trách nhiệm của CĐT "phải" tuân thủ, nếu sai sẽ quy trách nhiệm.
    Còn đối với HĐ thì "Chỉ thể hiện ý chí, nguyện vọng của 2 bên". Và Ý chí nguyện vọng của CĐT "phải", bị ràng buộc bởi Quy định hiện hành.
  8. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43

    MÌNH NGHĨ ĐÃ VỐN NN THÌ DÙ A VÀ B KÝ KIỂU GÌ THÌ KIỂM TOÁN VẪN CĂN CỨ THEO 48 LÀ ĐÚNG.
  9. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Cảm ơn Mr. Thành, vấn đề mình muốn chúng ta cần chỉ ra là: "Còn đối với HĐ thì "Chỉ thể hiện ý chí, nguyện vọng của 2 bên". Và Ý chí nguyện vọng của CĐT "phải", bị ràng buộc bởi Quy định hiện hành"
    Còn ở trường hợp 2: Mình cũng không rành về thủ tục pháp lý nên cũng chưa hiểu lắm về câu "..phán quyết của Tòa án sẽ là chung thẩm ràng buộc hai bên phải tuân thủ theo. ". Mr có thể giải thích thêm về câu này nha :)
  10. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Đấy là trách nhiệm của CĐT. CĐT thỏa thuận, thương thảo với nhà thầu nhưng phải phù hợp với Quy định là OK.
    Nên lưu ý: Phải tách một cách rõ ràng đối tượng của Hợp đồng và trách nhiệm phải tuân theo VB Luật.
  11. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    Thanks bạn nhiều nhé ;)
  12. nxh07
    Offline

    nxh07 Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    20/06/09
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    482
    Điểm thành tích:
    63
    Các bạn tranh luận vui quá, để mình trình bày một ý kiến khác theo hiểu biết của mình

    Trường hợp 1: nếu CĐT sử dụng bằng hoặc lớn hơn 30% vốn nhà nước trở lên thì các bạn đã phân tích quá rõ. Mình không phân tích thêm

    Trường hợp 2: nếu CĐT sử dụng ít hơn 30% hoặc không sử dụng vốn nhà nước thì xem đây là hợp đồng dân sự và sẽ xử lý theo luật nào?

    Theo tìm hiểu của mình, cũng có thể áp dụng

    Điều 301 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định như sau:
    Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
    Mức khống chế 8% theo điều này được hiểu là tính theo giá trị (của) phần nghĩa vụ bị vi phạm, tức không bao gồm phần nghĩa vụ không bị vi phạm. (Xác định đến thời điểm chậm là 7 tỷ)
    Áp dụng vào trong ví dụ trên: mức phạt cao nhất trong trường hợp này sẽ là: 8% X 7 tỷ = 560.000.000 đ

    Nếu so sánh 2 mức khống chế phạt vi phạm thì theo Luật Thương mại là 8% và Luật xây dựng là 12% (đối với công trình sử dụng vốn Nhà nước), riêng công trình không có vốn Nhà nước thì căn cứ theo Hợp đồng, không khống chế mức phạt.

    Do dó cần căn cứ theo Luật áp dụng được ghi ở phần mở đầu của "Hợp đồng xây dựng" để xác định mức khống chế về phạt vi phạm hợp đồng

    Ghi chú: Điều 266 Luật Thương mại số 36/2005/QH11
    Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
    1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
    2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
    3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
    tannhuongktxd and cafe_xd like this.
  13. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    Giờ phát sinh thêm Luật Thương mại. Lại căng thêm rồi đây :D!
  14. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113

    Anh em nhà mình bị ám ảnh bởi các văn bản Luật. Ở đây là Hợp đồng. Hiểu rõ về thế nào là Hợp đồng thì mới giải quyết được. Còn theo kiểu liệt kê, hoặc trích văn bản Luật... thì có tranh cãi cả ngày không xong. Trong khi, Nói đến hợp đồng là nói đến Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm... mà nó được thỏa thuận, thương thảo của 2 chủ thể với nhau. Một trong 2 Chủ Thể này bị chi phối bới các Quy định khác không ảnh hưởng đến những thỏa thuận đó. Các thỏa thuận... chỉ bị chi phối khi cả hai đồng ý sử dụng, hoặc thực hiện các công việc Luật cấm (Nó chỉ được soi mói khi Cơ quan quản lý NN kiểm tra phát hiện) . Nếu 2 chủ thể đồng ý tuân thủ theo cái này, hay cái kia ... VB này, hay VB kia...thì khi xảy ra tranh chấp, hay ngồi làm việc với nhau mới cần lôi cái mà cả 2 đã thống làm theo ra để tranh luận.

    Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự" (Điều 388 BLDS).
    => Nói một cách cụ thể hơn, Hợp đồng thể hiện nguyện vọng, ý chí của các bên => Tôi muốn thế này, tôi muốn thế kia....và được xác nhận với nhau, thể hiện chi tiết trong Hợp đồng => Ký, tức là đồng ý. Nếu hai bên không tự giải quyết, đồng thời thống nhất mang ra tòa dân sự xử trên các Quy định pháp luật thì lúc này Tòa sẽ lôi các VB Luật để xử... ai đúng sai.
    - Riêng trách nhiệm về CĐT, tổ chức cá nhân sử dụng vốn NN thì phải tuân thủ theo Quy định. Nhưng khi CĐT ký với Nhà thầu mà không xem xét kỹ, không hiểu, cẩu thả...Dẫn đến ký hợp đồng trái với Quy định thì trách nhiệm thuộc về CĐT, về người ký....
  15. nxh07
    Offline

    nxh07 Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    20/06/09
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    482
    Điểm thành tích:
    63
    Đúng như bạn nói, nếu 2 bên thỏa thuận được thì chẳng cần tranh luận làm gì, ở đây mình giả định giống như một tranh chấp thực tế, khi hai bên không thống nhất được và phải đưa ra tòa xử thì luật sư hai bên sẽ viện dẫn những luật nào để biện hộ cho thân chủ của mình.

    Ở VN có một số công ty thích ra tòa xử hơn là thỏa thuận vì cho dù tòa xử như thế nào, thiệt hại của họ vẫn thấp hơn thiệt hại do họ gây ra do không xem xét kỹ, không hiểu, cẩu thả..
  16. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43

    Giải thích như bạn thì mình có thể hiểu như vầy có đúng ko nhé:
    A ký hợp đồng với B những gì thì phải tuân theo đúng những thứ trong đó (miễn là không thuộc các hành vi bị cấm). Và ai ký sai thì cơ quan đó, đối tượng đó tự chịu. Ko liên quan đến đối tác, ko liên quan đến hợp đồng. Ví dụ cụ thể:
    - Vốn NN từ 30% trở lên và căn cứ theo NĐ48: Tổng mức phạt sau này (nếu có) mà lớn hơn 12% thì sẽ phải theo 12%
    - Vốn NN từ 30% trở lên và căn cứ ko nói đến NĐ48: Tổng mức phạt sau này (nếu có) mà lớn hơn 12% thì cũng ko được thay đổi về 12% mà được giữ nguyên theo thực tế.
    - Vốn NN dưới 30%: Căn cứ theo cái gì thì tính theo cái đó. Ví dụ căn cứ theo Luật Thương mại thì tối đa 8%. Theo NĐ48 thì chỉ tối đa 12%. Còn lại chỉ nói theo Luật Dân sự thì theo thực tế (có thể lớn hơn 12%).
    Bạn Thanh.bm và các bạn khác cho ý kiến xem mình hiểu vậy đúng ko nhé?
    vantiep and thanh.bm like this.
  17. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113

    Tiếp tục mở rộng, Vấn đề:
    +Nếu hai bên thống nhất đưa ra tòa và thỏa thuận tuân thủ theo quy định VB Luật thì: Toà sẽ sử trên cơ sở các văn bản Luật.
    Thường trong Hợp đồng sẽ có Quý định, đại loại như sau:

    + Nếu hai bên thống nhất đưa ra tòa và Tòa phân sử trên những gì đã ký thì: Toà sẽ sử trên cơ sở "Điều khoản thỏa thuận đã ký" => Tòa sẽ dùng các khái niệm, phân tích các câu chữ.... để phân xử hai bên. Lúc này, Nếu trường hợp Điều khoản Hợp đồng không quy định cụ thể, không quy định thì tòa sẽ Dùng VB Luật để phân xử.
    Một ví dụ đơn giản nhé:
    - Hợp đồng ký CĐT ký hợp đồng trọn gói Xây lắp là: 250.000.000 vnd. (Không quy định nào khác về việc điều chỉnh hợp đồng, các hệ số nhân công... quy định rõ trong HSDT là 1,3).
    - Khi thanh toán quyết toán: Nhà thầu thấy lỗ, kiện CĐT áp dụng sai hệ số. Hệ số quy định của Nhà nước là 1,5. Chẳng lẽ lúc này Tòa lại lôi quy định Luật ra mà phán CĐT áp dụng sai hệ số. Mà Tòa sẽ phán ngay: Hợp đồng trọn gói 250 triệu => Nhà thầu chỉ được nhận 250 triệu mà thôi, Còn hệ số thì ngay khi ký hợp đồng hai bên đã thống nhất, không bàn cãi lại nữa.

    Một nguyên lý cơ bản của Tòa khi xử và nguyên lý quan trọng nhất khi thực hiện Hợp đồng đó là:
    *Đối với Hợp đồng dân sự:
    1. Hợp đồng là cơ sở pháp lý cao nhất giữa 2 Chủ Thể, là cơ sở pháp lý cao nhất khi giải quyết tranh chấp.
    2. Nếu Điều khoản Hợp đồng không quy định phải tuân thủ Luật thì Luật bị vô hiệu hóa (Trừ vi phạp các Vấn đề Luật Cấm). Và nếu Hợp đồng không rõ ràng, không quy định thì Tòa xử trên cơ sở Luật.
    * Đối với Hợp đồng sử dụng vốn Nhà nước (Lớn hơn 30%) thì:
    - Nếu thỏa thuận được giữa CĐT và Nhà thầu thì: Thỏa thuận trên nguyên tắc Các điều khoản đã ký hoặc hai bên tự thương lượng.
    - Nhưng nếu cả hai không tự giải quyết được thì đưa ra Tòa: Tòa sẽ viện dẫn, căn cứ vào các văn bản Luật ban hành để phân xử các bên. Các nội dung, điều khoản trái với Luật (hoặc bị cấm) sẽ bị vô hiệu hóa, lúc này sẽ có 2 trường hợp: Hợp đồng bị vô hiệu hóa hoàn toàn hoặc bị vô hiệu hóa một phần (Thường thì bị một phần thôi).
    P/s: Mình chỉnh sửa lại nội dung trên (Chém gió giữ quá không để ý bị nhầm, sai).
    vantiep, tannhuongktxd and cafe_xd like this.
  18. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    P/s: Mình có một đính chính. Đang bận nên chưa viết liền được. Sorry
  19. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Chủ đề này thật hữu ích với mọi người. Chỉ có điều là kiến thức về lĩnh vực này mình còn hạn chế quá nên không thể vào trao đổi cùng mọi người. :( hịc.
    Mong bạn Thành và mọi người chia sẽ thêm về chủ để này! :)
    vantiep thích bài này.
  20. nxh07
    Offline

    nxh07 Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    20/06/09
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    482
    Điểm thành tích:
    63

    Tuy không phản biện ý trên nhưng theo mình tìm hiểu thì có nguyên tắc “ khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật”.

    Ở trường hợp VD trên nếu áp dụng luật dân sự thì đúng như bạn nói cứ căn cứ vào hợp đồng mà bồi thường tuy nhiên cần phải làm rõ,
    Qui định tại Bộ luật dân sự là “áp” cho các giao dịch dân sự giữa cá nhân – cá nhân (hoặc tổ chức) không nhằm mục đích kinh doanh
    Còn qui định tại Luật Thương mại chủ yếu “áp” cho đối tượng và doanh nghiệp (thương nhân) và giao kết hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh, sinh lợi.

    Bộ luật dân sự là bộ luật có tính chất “nền tảng” trong hệ thống pháp luật một quốc gia. Nguyên tắc và các qui định tại Bộ luật dân sự mang tính lan tỏa và định hướng cho các luật khác (gọi là luật chuyên ngành). Tuy nhiên, trong trường hợp có sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự và Luật chuyên ngành thì luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng. (Tất nhiên là phải “áp” đúng đối tượng).

    Nhưng trong ví dụ này nếu chủ đầu tư và nhà thầu đều là doanh nghiệp, ký với mục đích KD sinh lợi,do vậy, trong trường hợp này luật áp dụng mang tính ưu tiên hơn chính là Luật Thương Mại.
    Vì vậy, các bạn nhìn thấy có vẻ mâu thuẫn giữa Bộ luật dân sự và Luật Thương mại thực ra không hẳn là mâu thuẫn nhau. Nguyên tắc “ưu tiên luật chuyên ngành” thường được ghi rõ trong luật chuyên ngành, trong phần đầu của luật.
    vantiep thích bài này.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 187 (Thành viên: 0, Khách: 158, Robots: 29)