1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Chuyên đề 1- Bài 1: Đọc bản vẽ

Thảo luận trong 'Các chuyên đề' bắt đầu bởi tannhuongktxd, 11/11/13.

  1. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Đọc bản vẽ có vẽ là một khái niệm hơi trừu tượng đối với các bạn thành viên khi mới tham gia bóc tách dự toán, vì các bạn không hình dung được là mình phải làm cụ thể những công việc gì trong việc "đọc bản vẽ".
    Tôi xin đưa ra một số công việc mà tôi thường hay làm trong khâu này để các bạn cùng nhau trao đổi.
    1. Trước tiên của việc đọc bản vẽ là phải hệ thống được các bản vẽ hiện có của mình.
    Bản vẽ thường sẽ chia làm một số nhóm như sau:
    + Kiến trúc,
    + Kết cấu
    + Điện (Điện trong nhà, ngoài nhà, điện thông tin...).
    + Nước
    + Hạ tầng kỹ thuật
    + San nền
    + Phòng cháy chữa cháy.
    ...
    Trên cơ sở các bản vẽ hiện có, các bạn phải thống kê được đầu mục và số lượng các bản vẽ tương ứng với từng nhóm đã liệt kê. Thông thường, cái này bên đơn vị tư vấn thiết kế lúc in bản vẽ họ đã chủ động chia sẳng cho mình thành từng nhóm như thế này rồi.
    2. Chia bản vẽ theo từng nhóm hạng mục cụ thể:
    - Sau khi đã hệ thống được các bản vẽ có trong công trình, việc tiếp theo sẽ là việc phân loại các bản vẽ theo từng nhóm hạng mục cụ thể. Nhóm này có thể bao gồm cả kiến trúc, kết cấu, điện, nước.
    - Thông thường, rất hay gặp nhiều chi tiết xem cùng lúc nhiều bản vẽ (kiến trúc, kết cấu) thì người lập dự toán mới hình dung ra cụ thể cách thi công, cấu tạo của chi tiết như thế nào.
    Ví dụ:
    - Để làm tốt phần móng, các bạn nên coi sơ qua về kiến trúc của công trình để hình dung công trình của mình hình dáng thế nào. (Xem qua mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, không cần phải xem các chi tiết nhỏ như lan can, cầu thang....).
    - Tiếp theo xem kỹ phần móng thì cần phải xem mặt bằng móng và mặt bằng kiến trúc. ..
    - Đi sâu hơn nữa rồi mới bắt đầu đến chi tiết của các móng....

    Các bạn cùng nhau trao đổi thêm nhé.
  2. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Bài viết trên khá đầy đủ.
    Mình chỉ bổ sung thêm một số lưu ý khi Tiếp nhận bản vẽ trong quá trình thực hiện:
    1. Bản vẽ chính thức: Khi tiếp nhận để thực hiện lập dự toán, bóc khối lượng thì "Phải" kiểm tra xem đây đã là bản vẽ "Chính thức" hay chưa? Bản Copy hay bản đã có dấu.
    - Kinh nghiệm: Một số Dự toán viên cứ hì hục làm, thực hiện công việc nhưng không để ý rằng bản vẽ đây chưa phải là bản vẽ được duyệt, chưa phải là bản vẽ cuối cùng đã thống nhất... Dẫn đền làm rồi lại phải làm lại... Rất mất thời gian.
    - Kinh nghiệm: Tiếp nhận bộ hồ sơ chính thức, Photo ra vài bản, dùng bản phôt để bóc (Bởi cứ lật đi, lật lại ...sẽ mau rách). Nếu thân quen CĐT thì xin File cad để thuận tiện bóc khối lượng. Nhưng khi xin file cũng phải kiểm tra xem có điều chỉnh, sai khác gì so với bản chính hay không? => Tóm lại: Tốt nhất là Dùng bản chính, photo là yên tâm nhất.

    2. Kiểm tra bản vẽ:
    *Bộ bạn vẽ đầy đủ ngoài phân loại như trên thì phải kiểm tra:
    - Hình chiếu bằng (bản vẽ mặt bằng): Hình chiếu vật thể (Tòa nhà, công trình...) lên mặt phẳng nằm ngang;
    - Hình chiếu đứng (bản vẽ mặt đứng): Hình chiếu vật thể (Tòa nhà, công trình...) lên mặt phẳng thẳng đứng ở phía sau vật thể.
    - Hình chiếu cạnh:Hình chiếu vật thể (Tòa nhà, công trình...) lên mặt phẳng thẳng đứng nằm bên cạnh vật thể;
    - HÌnh cắt - Mặt cắt (bản vẽ mặt cắt): Tưởng tượng 1 quả dưa (Hoặc táo) được bổ làm đôi => Thì những gì thể hiện ở vị trí cắt là Hình cắt.
    - HÌnh chiếu trục đo: Loại hình chiếu biểu diễn nổi, thể hiện rõ vật thể
    - Hình chiếu phối cảnh (bản vẽ phối cảnh): Thường được dùng trong bản vẽ Kiến trúc... hay còn gọi là phối cảnh 2D, 3D... thể hiện tổng thể của một công trình..

    *Kinh nghiệm: Chúng ta chủ yếu quan tâm & theo một trình tự như sau:
    1. Bản vẽ phối cảnh: Đầu tiên xem bản vẽ phối cảnh để hình dung được tổng thể công trình (kiến trúc) của tòa nhà, cầu... => Cho ta cái hình dung tổng quát nhất;
    2. Bản vẽ mặt bằng: Thể hiện, cách bố trí các bộ phận, phân chia khu vực chức năng...
    => Cho ta cái hình dung về công năng, vật dung, thiết bị... được bố trí trong tòa nhà... Hoặc ở Bản vẽ kết cấu thì cho chúng ta hình dung được việc bố trí cột, dầm, giằng....;
    3. Bản vẽ mặt đứng: Thể hiện rõ các bộ phận kết cấu, kiến trúc xung quanh của công trình .... chiều cao công trình
    VD: Công trình dân dụng: Thể hiện chiều cao, mái hắt, cửa... các chi tiết trang trí, hoặc chi tiết cầu thang bộ...

    4. Bản vẽ mặt cắt (Chi tiết):
    - Trên các bản vẽ tổng thể có những chi tiết không thể thể hiện được ngay trên đó thường thì Thiết kế sẽ ghi ký hiệu CT01... (Do người thiết kế ký hiệu) để thể hiện rằng đây là chi tiết phức tạp... cần phải xem ở bản vẽ riêng;
    - Khi ký hiệu như vậy thì các bạn tìm chi tiết đó để xem kỹ... các

    5. Thuyết minh biện pháp thi công:
    - Là công tác quan trọng nhất tiên quyết đến các vấn đề về lập dự toán. Đối với một người có kinh nghiệm công trình hoặc có kinh nghiệm trong thi công thì chỉ cần xem qua là Ok. Nhưng với nhưng dự toán viên mới vào nghề hoặc mới ra trường thì cần phải đọc kỹ thuyết minh biện pháp, công nghệ xây đựng trước khi lập dự toán và bóc khối lượng...
    - Trong thuyết minh sẽ thể hiện rất rõ trình tự thực hiện công việc để hoàn thành công trình.
    * Kinh nghiệm: Các bạn chỉ cần đọc thuyết minh Biện pháp thi công thật chi tiết vài cái là Ok. Những công trình sau này thì các công tác đơn giản... là như nhau. Chỉ cần tập trung vào các Biện pháp, kỹ thuật mới là ổn.
    Lưu ý: Phải kết hợp giữa Bản vẽ thiết kế và thuyết minh biên pháp thi công của Thiết kế để bóc khối lượng & lập dự toán chính xác nhất. Hầu như các dự toán viên bỏ qua khâu quan trọng này mà chỉ lâm le, chăm chăm vào cái thiết kế... Để rồi bóc, lập dự toán thiếu công tác.

    Tóm lại: Các bạn lưu ý một số vấn đề:
    1. Bản vẽ: Chính thức đã duyệt chưa?
    2. Bản vẽ cần quan tâm nhất: Phối cảnh; Mặt bằng; mặt đứng; các chi tiết (mặt cắt);
    3. Đọc kỹ Thuyết minh thi công để hiểu rõ công tác thực hiện./
  3. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Bổ sung thêm:
    Khi đọc bản vẽ các bạn nên tưởng tượng một tí nhé. Bạn nào học tốt môn hình học hoạ hình thì sẽ hình dung ra, với lại hình dung sơ qua về phương pháp thi công như bạn @thanh.bm đã đề cập ở trên.
    Last edited by a moderator: 13/11/13
  4. mr.akirasi
    Offline

    mr.akirasi Member

    Tham gia:
    03/10/13
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    8
    Giờ thì mình đã hiểu rõ hơn vấn đề về lập dự toán và bóc tách khối lượng các hạng mục công trình..............hihi :)

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 222 (Thành viên: 0, Khách: 208, Robots: 14)