1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Thị trường vàng trong tháng 09/2010

Thảo luận trong 'Thông tin khác' bắt đầu bởi thanh.bm, 16/09/10.

Mods: vantiep
  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    :001 (76):
    [​IMG]
    1. Thông tin thị trường vàng:
    Vàng giao động tích luỹ trong biên độ hẹp trong giờ giao dịch Châu Á và Châu Âu, mở cửa thị trường New York tối qua 15/9 tại mức giá 1269/1270. Giá giảm nhẹ đầu giờ xuống mức 1265 trước lực mua xuất hiện khi đồng U$ giảm giá đẩy vàng tăng lên mức cao nhất trong phiên 1271.75/1272.75. Chạm mức cao, lực bán xuất hiện đẩy giá giảm trở lại mức thấp nhất trong ngày 1262.75/1263.75. Giá phục hồi dần, giao động trong biên độ không lớn vào cuối phiên, chốt giá đóng cửa tại mức 1266.5/1267.5.

    Trên sàn Comex, vàng giao tháng 12 chốt giá đóng cửa giảm $3 xuống mức $1,268.70/ounce.

    Vàng đã giảm đà tăng giá phần nào khi các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá tăng mạnh tổng ngày thứ Ba 14/9 lên mức cao kỷ lục mới 1274.5 do lo ngại về sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ và Châu Âu.

    Frank Lesh, nhà phân tích của FuturePath nhận xét “các nhà đầu tư ngắn hạn đang chốt lời”.

    Walter de Wet nhà phân tích của Standard Bank nhận xét “cho dù động năng tăng giá đã giảm bớt nhưng lực mua vẫn khá mạnh. Rõ ràng những lo ngại về nợ Châu Âu và sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ vẫn đè năng thị trường”.

    Thị trường vàng cũng đang phản ứng lại với những biến động của thị trường tiền tệ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách bán mạnh ra đồng Yên để ngăn chặn đà tăng giá nhanh chóng so với đồng đôla Mỹ. Hôm thứ ba, đồng yên đã lên đến mức cao nhất trong 15 năm so với đồng đôla khi tỉ giá U$/JPY chạm mức thấp kỷ lục 82.87. Đồng Yên kết thúc ngày giảm giá manh, tỉ giá tăng lên mức 85.60.

    Vàng thường được dẫn dắt bởi đồng U$, bởi vàng được định giá bởi U$, đồng thời cũng như vàng đồng U$ cũng được coi là nơi trú ẩn trước những bất ổn của thị trường tài chính.

    Nhiều nhà phân tích cho rằng vàng có triển vọng tăng cao hơn nữa. Ngân hàng BNP Paribas trong ngày hôm qua đã nâng mức dự báo giá vàng trong quí 4 lên mức $1270 từ mức cũ là 1245. BNP cũng dự báo mức giá trung bình của vàng trong năm 2011 sẽ là $1,290/oz.

    2. Những yếu tố tác động tới giá vàng
    a. Nhà đầu tư: Niềm tin nhà đầu tư đối với vàng tăng trong những năm gần đầy là nhân tố chính đứng sau sự phục hồi giá vàng

    b. Đôla: Mặc dù mối tương quan giữa vàng và tỉ giá euro-đôla mờ dần gần đây, thị trường tiền tệ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng đi cho vàng

    c. Giá dầu: Vàng có mối tương quan truyền thống với dầu vì vàng có thể được dùng như một hàng rào phòng thủ trước lạm phát giá dầu. Giá dầu tăng mạnh cũng có thể thúc đẩy niềm tin vào các loại hàng hoá. Gần đây mối tương quan này đã yếu đi với việc giá vàng tiếp tục tăng trong 2 năm trở lại đây khi giá dầu đi xuống từ mức kỉ lục

    d. Căng thẳng tài chính và chính trị: Những bất ổn trên thị trường tài chính như sự sụp đổ của Lehman Brothers và gần đây là vấn đề nợ công của Châu Âu cộng với những sự kiện chính trị lớn như khủng bố, bom và ám sát đều có thể ủng hộ giá vàng

    e. Dự trữ vàng của ngân hàng TW: Việc mua bán vàng của các ngân hàng TW đều có ảnh hưởng lên giá vàng

    f. Cung/cầu: Hai nhân tố này tuy không ảnh hưởng nhiều lên giá vàng nhưng cũng là một trong những nhân tố liên quan đến giá vàng chúng ta không nên bỏ qua

    (Tham khảo Vanginfo)
  2. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Giá vàng hiện nay và những yếu tố hỗ trợ

    Trong những ngày qua, giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh và đã lên tới 30,7 triệu đồng/lượng vào ngày 27/9. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thị trường ngoại hối quốc tế khi giá vàng thế giới đang tiến gần tới ngưỡng kháng cự 1.300 USD/ounce, sớm hơn nhận định của đa số dự báo là kỷ lục này phải đạt được vào cuối năm nay. Nguyên nhân vàng tăng giá đã được nhiều chuyên gia đề cập khá đầy đủ, chủ yếu do bất ổn kinh tế - chính trị trên phạm vi toàn cầu với đỉnh cao là khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2009 và suy thoái toàn cầu hiện nay.


    [​IMG]
    Ngoài ra, phải kể đến những yếu tố làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế thế giới và hỗ trợ tăng giá vàng, đó là khủng hoảng nợ Dubai vào cuối năm 2009 kết hợp với làn sóng mua vàng của một số ngân hàng trung ương (NHTW) và đỉnh cao khủng hoảng nợ Hy Lạp vào tháng 5 vừa qua, hai cuộc khủng hoảng này đã làm cho những nhược điểm của kinh tế toàn cầu ngày càng bộc lộ rõ nét, nhất là mức thâm hụt tài khóa trầm trọng tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới, từ Mỹ, châu Âu, đến Nhật Bản.

    Cú sốc gần đây nhất được Bloomberg đưa ra ngày 22/9 về kết quả đánh giá của một số nhà phân tích là, NHTW các nước hàng đầu thế giới đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp thoát khỏi khủng hoảng và phải tiếp tục các công cụ kích thích không có trong tiền lệ do phục hồi toàn cầu bị mất động lượng.

    Trong tháng này, NHTW châu Âu (ECB) bắt đầu tiến hành hỗ trợ thanh khoản không giới hạn cho các ngân hàng với các khoản vay một tuần lễ, một tháng và ba tháng cho đến năm 2011 để các ngân hàng có thể cải thiện bảng cân đối tài sản khi tín hiệu phục hồi khu vực đồng euro yếu ớt. Từ đầu tháng 9, Nhật Bản phải bán đồng yên, lần đầu tiên trong 6 năm do đồng yên tăng giá đang đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế. Sau khi mua 1.750 tỉ USD nợ cầm cố và trái phiếu kho bạc từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010, cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) vào ngày 21/9 thông báo là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang chuẩn bị để tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ nếu thấy cần thiết và nhấn mạnh biện pháp mua tài sản là một lựa chọn. Sau khi kết thúc đợt mua trái phiếu với tổng giá trị 200 tỉ bảng vào tháng 01/2010, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã thực hiện chính sách cắt giảm tài khóa, nhưng cuộc họp vào ngày 21/9 mới đây đã phát tín hiệu là các nhà tạo lập chính sách đang cân nhắc đưa ra gói hỗ trợ thứ hai. Tín hiệu từ Fed và BoE đã lan sang các NHTW Canada, Australia và Nauy với rất ít công ty bị thắt chặt tín dụng.

    Dữ liệu do Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đưa ra ngày 9/9 cũng cho thấy, kinh tế 6 tháng cuối năm tại các nước G7 có thể chỉ tăng khoảng 1,5%, thấp hơn mức dự báo 1,7% trước đây và tăng trưởng 3% trong sáu tháng đầu năm. Đây là yếu tố làm nản lòng các nhà đầu tư, ngay đến gói hỗ trợ 750 tỉ euro mà Liên minh châu Âu và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) dành cho Hy Lạp hồi tháng 5 vừa qua cũng không được các nhà đầu tư hưởng ứng do chương trình này chưa hội đủ điều kiện để thực thi. Câu hỏi đặt ra là, với đối tượng hỗ trợ khác nhau và đang lan sang các nền kinh tế khác trên thế giới, liệu các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo có nhanh chóng phát huy tác dụng để có thể thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hay không ? Hay cũng chỉ đưa lại kết cục như đối với tỉ giá, khi hầu hết các nước đều hạ thấp giá trị nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu ?

    Các biện pháp cắt giảm thâm hụt tại các nước phát triển hàng đầu thế giới đã làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phục hồi sản xuất và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ những nền kinh tế khác. Nhu cầu yếu ớt trên thị trường thế giới đang dẫn dắt sản xuất nhưng chỉ tăng cục bộ và mang tính ngắn hạn với hiệu quả đầu tư rất thấp, điều này làm nản lòng các doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào khu vực sản xuất thực. Các nhà đầu tư cũng ngại đầu cơ tiền tệ do tương quan tỉ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế thay đổi thất thường và các dự báo ngắn hạn cũng không còn chính xác, mà nguyên nhân là do các chính phủ phải hỗ trợ phục hồi kinh tế bằng cách thực hiện chính sách tỉ giá thận trọng theo hướng kiềm chế tốc độ tăng giá bản tệ để đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế luồng vốn vào. Do tỉ giá thất thường, các NHTW cũng thận trọng trong việc đa dạng hóa cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc gia, nhưng so với dòng vốn đầu tư trên thị trường thì nguồn vốn này rất nhỏ và không có khả năng chi phối thị trường ngoại hối thế giới.

    Tâm lý của nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng của các qui định Basel 3 với tỉ lệ vốn tự có của các ngân hàng tăng trên hai lần so với qui định hiện hành, nhất là đối với các ngân hàng đang hoạt động tại châu Âu do yêu cầu vốn cao hơn có thể gây tổn thương cho các ngân hàng châu Âu vì phải cắt giảm cho vay vào thời điểm phục hồi kinh tế toàn cầu đang chậm lại, nhiều ngân hàng sẽ phải bán bớt tài sản (cổ phiếu) để đảm bảo thanh khoản và qui định tăng vốn, làm cho thị trường vốn rơi vào tình trạng thừa ế các loại giấy tờ có giá, chưa kể lượng trái phiếu khổng lồ của các nước mắc nợ châu Âu đang nằm ứ đọng tại nhiều ngân hàng châu Âu và nhiều tài sản rắc rối khác do các ngân hàng ôm vào trong thời kỳ đổ vỡ tín dụng 2008. Mặc dù, Basel 3 dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 11 tới tại Hội nghị thượng đỉnh các nước G20 tổ chức tại Seoul và có hiệu lực thi hành từ tháng 01/2013 trên phạm vi toàn cầu, nhưng tâm lý ngại đầu tư vào ngân hàng ám chỉ là kinh tế toàn cầu còn ẩn chứa nhiều rủi ro, chí ít là trong trung hạn.
    Trong bối cảnh sản xuất và nhu cầu trên toàn cầu còn yếu ớt, hiệu quả đầu tư sản xuất còn thấp, tỉ giá hối đoái bất ổn, các nhà đầu tư còn thận trọng trong việc tái đầu tư để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lúc nhàn rỗi, nhiều nhà đầu tư đã quan tâm đến vàng nhằm tranh thủ cơ hội để “lướt sóng” khi giá vàng đang xu hướng tăng, một số nhà đầu tư cũng liều lĩnh như các nhà đầu cơ và sẵn sàng chịu lỗ một khoản tiền nhất định nào đó. Tuy nhiên, kinh doanh vàng có mức độ rủi ro rất cao do lượng vàng trên thế giới không nhiều, nên nhà đầu tư cần thận trọng khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Đợt tăng giá vàng lần này chưa hẳn là chu kỳ cuối cùng, nhưng có thể tạm lắng dịu sau khi vượt ngưỡng kháng cự 1.300 USD/oz và chờ phản ứng thị trường về các gói kích thích kinh tế bổ sung, giống như diễn biến giá vàng trước và sau khủng hoảng nợ Dubai. Riêng yếu tố chính trị không còn tác động đến giá vàng, khi Mỹ chuẩn bị rút lui khỏi Afganistan và xung đột vũ trang đang xu hướng lắng dịu trên phạm vi toàn cầu.
    (www.sbv.gov.vn)
    Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Mods: vantiep

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 216 (Thành viên: 0, Khách: 194, Robots: 22)