1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Qui trình thi công cọc Barrette

Thảo luận trong 'Thi công xây dựng' bắt đầu bởi thanh.bm, 03/12/09.

  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    I/ Thi công cọc barrette thường thì quy trình như sau:

    1/ Làm tường dẫn:

    Có 2 loại tường dẫn:

    + Tường dẫn bằng BT M200.

    + Tường dẫn bằng thép đúc sẵn.

    Mục đích làm tường dẫn:

    + Dẫn hướng gầu đào trong suốt quá trình đào.

    + Hỗ trợ cho thiết bị thi công barrette ( hạ lồng thép, đổ bê tông)

    + Tăng cường sự ổn định của lớp đất ở đỉnh hố đào

    2/ Đào đất:

    + Việc thực hiện đào cọc barrette được thực hiện bởi gàu ngoạm hình chữ nhật treo trên xe cẩu vận hành bằng dây cáp.

    + Đào đất sâu theo độ sâu thiết kế.

    + Trong quá trình đào phải bơm dung dịch bentonite hoặc dung dịch Polymer đạt tiêu chuẩn để chống sạt lở thành hố đào. trong quá trình đào, dung dịch bentonite được giữ trong khoảng không thấp hơn 0,4m từ đỉnh tường dẫn và cao hơn 1,0 m trên mực nước ngầm.

    + Phải kiểm tra chất lượng dung dịch bentonite trước khi đào và trong quá trình đào phải chú ý đến độ thẳng đứng của hố đào vì tư vấn có thể yêu cầu Koden để kiểm tra độ thẳng đứng của hố đào.

    3/ Gia công lồng thép:

    + Gia công cốt thép theo bản vẽ thiết kế.

    4/ Hạ lồng thép:

    + Sau khi nghiệm thu gia công lồng thép, tiến hành triển khai hạ lồng thép vào hố đào đúng với thiết kế về cao độ thép treo lồng.

    + Lồng thép được đặt những con kê bê tông với khoảng cách giữa 2 con kê theo phương đứng tối đa là 6m.

    5/ Đổ bê tông:

    + Đổ bê tông vào hố qua ống tremie, khoảng cách giữa đáy ống tremie và đáy hố đào thực tế từ 0,2 đến 0,3m.

    + Khi mực bê tông trong rãnh đào dâng lên, ống tremie được nhấc lên theo nhưng đảm bảo tối thiểu 3m ngập trong bê tông để tránh bê tông lẫn lôn với bentonite.

    II/ Cọc barrette phụt vữa quy trình như sau:

    1/ Tường dẫn: giống như cọc Barrette thường.

    2/ Đào đất: giống như cọc barrette thường.

    3/ Gia công lồng thép: giống như cọc barrette thường nhưng ở đây có lắp thêm ống D49: lần lượt cứ 1m dài khoan 2 lỗ nhỏ. 2 lỗ này được bịt bằng ống cao su chuyên dụng phục vụ cho việc phụt vữa sau này.

    4/ Hạ lồng thép : giống như cọc barrette thường.

    5/ Đổ bê tông: giống như cọc barrette thường.

    6/ Phá nước:

    + Dùng máy thủy lực bơm nước áp lực cao để phá vỡ lớp cao su bịt 2 lỗ phục vụ phụt vữa.

    + Công việc này thực hiện sau công tác đổ bê tông khoảng từ 24 đến 48h ( theo thực tế để phá nước tối thì sau khoảng 10h để tránh bê tông đông cứng quá nhanh gây khó khăn trong việc phá nước)

    7/ Phụt vữa:

    + Dùng hệ thống Sinus điều khiểm máy bơm phụt vữa ( cấp phối vữa tùy thuộc vào từng công ty) bơm thông qua 2 lỗ trên ống D49 đã được phá nước.

    Trong 2 cách thì phương pháp dùng cọc barrette phụt vữa có khả năng chịu lực cao hơn do vữa sau khi đông cứng tạo ma sát thành rất lớn, với phương pháp này thì chiêu sâu cọc barrette thi công sẽ ngắn lại.
  2. duchieu.arcogen
    Offline

    duchieu.arcogen New Member

    Tham gia:
    22/11/12
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn Thanh có nhiều tài liệu hữu ích nhỉ. Thanks bạn

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 200 (Thành viên: 0, Khách: 183, Robots: 17)