1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Nguyên tắc lập giá dự thầu

Thảo luận trong 'Đấu thầu' bắt đầu bởi duongvuong8820, 27/11/11.

  1. duongvuong8820
    Offline

    duongvuong8820 New Member

    Tham gia:
    02/04/10
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nguyên tắc lập giá dự thầu bao gồm:
    - Tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và phải có lợi nhuận của nhà thầu.
    - Trừ trường hợp đặc biệt phải giải quyết các mục tiêu trước mắt mà nhà thầu chấp nhận làm không có lợi nhuận.
    - Không được bỏ giá dự thầu dưới giá thành.
    Mong nhận được ý kiến đóng góp của các anh chị thêm về vấn đề này. Em cám ơn
  2. daiduongxanh_ktxd
    Offline

    daiduongxanh_ktxd New Member

    Tham gia:
    28/11/09
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đó là trong lý thuyết thôi. Chứ thực tế lập sao mà để trúng thầu là được
  3. canhchuong_kx06a
    Offline

    canhchuong_kx06a New Member

    Tham gia:
    19/09/09
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Đa số công tác là lập đúng theo định mức nhà nước, thành phần chi phí đúng theo văn bản pháp luật đã hiện hành.
    Một số công tác áp dụng định mức nhà nước quá cao thì hạ xuống vì không hợp lý. ( Ví dụ như gia công, lắp đặt cấu kiện thép...)
    Đơn vật liệu, nhân công, máy thi công thât chính xác.
    Cuối cùng để quyết định giá đấu thầu, trước khi mở thầu nhà thầu dùng thư giảm giá.:001 (76):
  4. daiduongxanh_ktxd
    Offline

    daiduongxanh_ktxd New Member

    Tham gia:
    28/11/09
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình thấy rút ra được một điều thế này. Khi lập hồ sơ dự thầu không nên chỉ lấy khối lượng mời thầu mà không quan tâm tới bản vẽ ra sao. Phải bóc lại khối lượng cho kỹ, xem phần khối lượng nào có thể phát sinh sau này thì để giá đó cao lên. hihi
  5. ndchien304
    Offline

    ndchien304 Member

    Tham gia:
    18/08/10
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Lập hs dự thầu thì đọc kỹ bản vẽ, đề ra bptc chuẩn là đúng nhưng vấn đề vượt mặt chủ đầu tư trong KL psinh không dễ vậy đâu bạn.


    1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Bên mời thầu (CĐT) đã xác định hình thức loại hợp đồng: trọn gói or theo đơn giá >> ảnh hưởng đến việc thanh toán klps hay ko?

    2. Quá trình thương thảo HĐ giữa nhà thầu và CĐT như thế nào? Về nguyên tắc lúc này nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu (chủ đầu tư) các công việc or KL thiếu của HS mời thầu để 2 bên cùng thống nhất đưa vào HĐ.

    3. Quy định trong HS mời thầu như thế nào? Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp cả bảng PTCT or Bảng giá VLiệu,.... từ đó CĐT sẽ tính ra được đơn giá công việc dự thầu.

    4. Trong quá trình thi công, KLPS rất khó thanh toán và nếu có thanh toán thì cũng cuối dự án (tránh vượt TMĐT). Ví dụ hợp đồng mình soạn thì lúc nào cũng chèn ở điều "Điều kiện thay đổi Giá trị hợp đồng" : ... Việc điều chỉnh giá, KLPS sẽ do bên A quyết định .....

    Thân!
    thanh.bm thích bài này.
  6. duongvuong8820
    Offline

    duongvuong8820 New Member

    Tham gia:
    02/04/10
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ý mình muốn các bạn cùng nhau bàn rõ về các nguyên tắc này khi lập giá dự thầu, còn việc bàn luận như bạn daiduongxanh thi đó là các căn cứ lập giá dự thầu mình không bàn ở đây. Ví dụ như với nguyên tắc thứ 3 "không bỏ giá thầu dưới giá thành vì giá thành là khoản chi phí cần thiết thấp nhất để thực hiện thi công xây dựng công trình hoặc ở nguyên tắc thứ 2 chúng ta bàn về các trường hợp nào nhà thầu chấp nhận làm không lợi nhuận.
    Một vấn đề nữa mình muốn hỏi các bạn là: Chi phí XD nhà tạm theo TT04/2010/TT-BXD thì được xác định bảng tỷ lệ phần trăm trên chi phí trực tiếp chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Như vậy trong đơn giá dự thầu nó chính bằng tỷ lệ x G (G: đơn giá dự thầu trước thuế) nhưng trong phụ lục 3 của thông tư lày thì lại ghi G x tỷ lệ x (1+ TGTGT).
    Mong nhận được giải đáp các bạn. Mình cám ơn!
  7. bienducanh
    Offline

    bienducanh Member

    Tham gia:
    19/08/09
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Thành Phố Hà Tĩnh
    Chi phí nhà tạm tính sau thuế VAT
    Chỉ có cách tỉnh vùng biên thì được miễn thuế VAT
    Chi phí nhà tạm tại hiện trường:Gxdlt=G*(2%x1,1)
    bạn phải nhân thêm 1,1 mới đúng!
  8. duongvuong8820
    Offline

    duongvuong8820 New Member

    Tham gia:
    02/04/10
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình trích nguyên quy định theo TT 04/2010/TT-BXD như sau:
    " 1.1.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình còn lại."
    Nhưng trong phần phụ lục số 2 lại hướng dẫn tính như thế này G x tỷ lệ x (1+TGTGT)
    Nên mình muốn hỏi cụ thể là có hay không có thuế VAT cho chi phí này.
    Đồng thời mình hỏi các bạn thêm vấn đề xác định hệ số trượt giá, hệ số rủi ro và dự phòng trong việc lập đơn giá dự thầu cụ thể tính như thế nào?
  9. bienducanh
    Offline

    bienducanh Member

    Tham gia:
    19/08/09
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Thành Phố Hà Tĩnh
    Chi phí này phải có thuế VAT
    hệ số trượt giá, hệ số rủi ro và dự phòng
    mình chưa thấy trong các hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất!
    khi lập dự toán thì có
  10. Nấm lùn
    Offline

    Nấm lùn Administrator

    Tham gia:
    07/08/09
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Chi phí nhà tạm đặt ở đâu chả được hả em, miễn là nó nằm trong đơn giá dự thầu là được. Thoát ly khỏi cách lập giá dự toán theo quy định đi! Giá dự thầu là giá do nhà thầu lập bao gồm tất cả các khoản chi phí, lợi nhuận (nếu có), phí, lệ phí, thuế... để xây dựng và hoàn thành công trình.
    thanh.bm thích bài này.
  11. ndchien304
    Offline

    ndchien304 Member

    Tham gia:
    18/08/10
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Mình có ý kiến chút. Rất nhiều người (kể cả lãnh đạo công ty mình chỉ đạo các đội xây lắp - mình ko liên quan và ko được góp ý kiến do làm bên Đầu tư) đưa Dự phòng+ trượt giá + .... vào trong giá dự thầu.

    Nhưng mình nghĩ khác, Đúng là Bên mời thầu hoặc dự thầu đều phải tính các chi phí dự phòng, trượt giá ,.. .... Nhưng tính để làm gì? sử dụng thời điểm nào mới quan trọng. Ở đây mình nói nhà thầu (bên dự thầu):

    1. Tại sao ko đưa các chi phí này vào giá dự thầu? Đơn giản rất dễ sai với các quy định hsmt, dễ bị loại (trong giai đoạn giá đánh giá)

    2. Nhà thầu tính lúc nào? và để làm gì?

    + Nhà thầu tính lập hs dự thầu để biết và căn cứ vào khả năng của mình (hoặc các thầu phụ) làm được hay không? Nếu làm được thì giá dự thầu thế nào là hợp lý.

    + Trong quá trình thương thảo HĐ Các nhà thầu nên đưa vấn đề liên quan đến trượt giá or phát sinh (chính xác đó là trường hợp điều chỉnh giá trị hợp đồng) ra thảo luận với bên mời thầu để đưa vào HĐ chính thức.

    3. Chú ý:

    + Nhà thầu cần bóc tách khối lượng+ giá phải chính xác trước khi nộp hs dự thầu. Trong quá trình thi công, Bên mời thầu sẽ có quyền ko tính phần KL phát sinh do lỗi nhà thầu kiểm tra KL trong HSKT không tốt và không đưa ra trong quá trình thương thảo HĐ
    (nếu gặp dự án do mình làm sẽ có điều này)

    + Nhà thầu không được đưa kl ps sai khác với tiên lượng mời thầu để tính giá dự thầu. Phần KL sai # so với tiên lượng mời thầu đưa riêng hoặc đưa ra trong quá trình thương thảo HĐ
  12. mimi.online.205
    Offline

    mimi.online.205 New Member

    Tham gia:
    18/05/12
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    :001 (15): vậy k so sánh với tổng kinh phsi sao? nếu cao quá so với tổng kinh phí sao chấp nhận đc> hay thấp hơn quá nhiều thì giá gói thầu hoàn toàn có vấn đề nhỉ?
  13. hoangthecuong.xd
    Offline

    hoangthecuong.xd Active Member

    Tham gia:
    26/07/13
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    chủ đề này được nè. ae bàn cũng xôm tụ. mình thấy nguyên tắc 3 thừa rồi :P
  14. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Mình thường làm theo cách này:
    Khi lập giá dự thầu mình dùng phần mền dự toán lập giá dự thầu. Khảo sát vật liệu tại địa phương, cước vận chuyển... bảng giá nhân công ca máy tại địa phương đó đang áp dụng đưa ra một giá tương đối chính xác. (Giá trần).

    Sau đó mình lập 1 cái dự toán thi công dựa trên năng lực của nhà thầu (giá vật liệu phải chuẩn, giảm giá nhân công, ca máy, biện pháp thi công, giảm các % theo đuôi) để đưa ra giá đơn vị làm được.Sau đó lấy giá dự toán thi công vừa lập chia cho giá trần ----> % giảm giá.

    Khi đi đấu thầu lấy giá lập chuẩn in hồ sơ + thư giảm giá (thư giảm giá có tỷ lệ giảm giá = % giảm trên).

    Chút ít kinh nghiệm chia sẻ anh em! thân!
    thanh.bm and thuytv like this.
  15. thuytv
    Offline

    thuytv Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    22/06/13
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    567
    Điểm thành tích:
    93
    Mình thấy đấu thầu mà làm được 2 bước như trên thì quá tốt rồi. Nhưng bạn có thể nói rõ hơn về việc xác định CPC trong dự toán thi công được ko?
  16. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    Phần dự toán thi công nó rất linh hoạt, ở mỗi đơn vị khác nhau thì có cách lập khác nhau, tùy vào năng lực của nhà thầu. Riêng về định mức, đơn giá vật tư phải chuẩn theo định mức nhà nước và báo giá VL đến chân công trình.
    Giảm các định mức sử dụng ván khuôn, cọc ván thép, ống vách ... vì nó mang tính luân chuyển và hết khấu hao.
    Máy thi công hiện có của nhà thầu + khảo sát máy đi thuê, vì là tài sản của nhà thầu nên đã khấu hao gần hết.
    Đơn giá nhân công giảm tùy vào điều kiện thực tế quân lính của nhà thầu.
    Các hệ số chi phí chung, thu nhập CTTT giảm theo năng lực quản lý của nhà thầu.

    *** Một số nhà thầu, khi đấu thầu họ xác định là làm để nuôi quân, duy trì doanh nghiệp, chống cháy họ có thể bỏ giá thầu = giá thành, chấp nhận làm không có lời.
    thanh.bm and tannhuongktxd like this.
  17. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Cảm ơn bạn Cao nguyên rất nhiều.
    Phần tính luân chuyển của ván khuôn trong công tác sử dụng ván khuôn, cọc ván thép,.... cả là một vấn đề rồi. Phần này anh em mình lúc đi lập dự toán thì ít bạn gặp trường hợp tính luân chuyển ván khuôn, mình thấy trong công trình lớn thì mới sử dụng đến => Giảm chi phí này cũng giúp nhà thầu giảm một phần giá chào thầu.
  18. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Chuẩn không cần chỉnh.
  19. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    hehe, các bác nhầm rồi, chưa chuẩn nên cần chỉnh đó ;)

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 156 (Thành viên: 0, Khách: 143, Robots: 13)