1. Mức đóng từ 01/01/2012 như sau: - Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 24% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: người lao động đóng 7%; đơn vị đóng 17%. (Từ 01/01/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%). - Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%. - Mức đóng BHTN hàng tháng bằng 3% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%; ngân sách nhà nước hỗ trợ 1%.
Anh em nào biết: Khi nghỉ việc thi được hưởng những gì? VD: Đã làm việc được hơn 2 năm hoặc hơn 3 năm.....? Cách tính mức hưởng.
1. Bạn chỉ được nhận trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc trước 31/12/2008: - Theo đó, tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động quy định trợ cấp thôi việc như sau: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”. 2. Thời gian từ 01/01/2009 trở đi KHÔNG tính trợ cấp thôi việc, mà tính bảo hiểm thất nghiệp, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu bạn chưa đi làm sau khi nghỉ ở cty: Tại Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp nêu rõ: “Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; - Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp; Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A làm việc liên tục theo ba hợp đồng lao động tại Công ty X: - Hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005; - Hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2008; - Hợp đồng lao động thứ ba không xác định thời hạn, được thực hiện từ ngày 01/01/2009 cho đến ngày 31/12/2010 thì ông A chấm dứt, - Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba là 2.500.000 đồng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2010, ông A liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định (2 năm). Công ty X chưa thanh toán trợ cấp thôi việc khi chấm dứt từng hợp đồng lao động, theo đó tổng thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của ông A là 4 năm (01/01/2005 đến 31/12/2008) (6 năm làm việc trừ đi 2 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp). Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là 2.500.000 đồng. Tiền trợ cấp thôi việc của ông A là 5.000.000 đồng (4 năm x 2.500.000 x 1/2).