1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Một số kỹ năng cho các bạn Sinh viên mới ra trường

Thảo luận trong 'Phỏng vấn' bắt đầu bởi huynhbinh, 11/01/12.

Mods: truyenlv
  1. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    Sau một thời gian làm việc mình thấy cái này khá hay nên gửi các bạn tham khảo, làm hành trang để chuẩn bị đi làm. Nếu hay thì các bạn cho tràn vỗ tay nhé.
    VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP, CHÀO HỎI
    1. Cách chào hỏi
    - Đứng với tư thế đĩnh đạc, hướng mắt nhìn người đối diện thể hiện sự tôn trọng
    -Giữ tư thế lưng thẳng, gật đầu chào
    - Mỉm cười thể hiện sự thân thiện
    - Ánh mắt cười thân thiện bày tỏ thiện chí sau khi chào hỏi
    - Khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần cười hoặc gật đầu thể hiện sự nhận biết đối tượng


    Đối tượng Cách thức chào Thời điểm chào

    Khách hàng/Đối tác Xin chào Ông/Bà Khi khách hàng đến
    Xin chào Anh/Chị
    Bắt tay, Cười và Chào Khi khách hàng về

    Cấp dưới chào Cấp trên Chào Anh/Chị Khi mới gặp gỡ
    Chào Anh/Chị Trong ngày

    Đồng nghiệp Xin chào Khi mới gặp gỡ
    Chào Anh/Chị/Em trong ngày

    - Thứ tự ưu tiên chào: Nhân viên chào cấp trên trước, khi được chào, cấp trên chào lại; Đồng nghiệp cùng cấp: người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước
    2. Cách thức bắt tay
    - Dùng một tay và chủ yếu dùng tay phải để bắt tay
    - Khi bắt tay, mắt nhìn thẳng vào mắt người đó ( tránh nhìn vào mắt người đối diện nếu đó là chủ tịch nước hay người đứng đầu cộng đồng tôn giáo )
    - Bắt tay với tư thế bình đẳng, đứng thẳng người ( phụ nữ có thể ngồi ) hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ nên siết nhẹ biểu hiện sự nồng ấm thân thiết
    - Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn. Khi ở vị trí xã hội thấp, cần chờ đối tác chìa tay trước
    - Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay
    - Không tỏ thái độ khúm núm, cong gập người qua độ dù rằng đối tượng quan trọng đến mức nào
    - Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc nhiều lần, lắc lia lịa, bắt tay kèm theo cười nói oang oang, huênh hoang,toe toét, giơ cả hai tay


    VĂN HÓA TRONG GIỚI THIỆU VÀ TỰ GIÓI THIỆU

    1. Giới thiệu

    - Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao
    - Giới thiệu tên đi kèm theo chức vụ
    - Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác/ người mới đến ( ưu tiên giới
    thiệu theo chức vụ, tuổi tác )

    2. Tự giới thiệu
    - Với đối tác, giới thiệu ngắn gọn về tên, bộ phận làm việc tại PetroVietnam
    - Tránh rườm rà
    - Thái độ khi giới thiệu lịch sự, khiêm nhường

    VĂN HÓA TRONG SỬ DỤNG DANH THIẾP
    1. Sử dụng danh thiếp

    - Cần chuẩn bị trước một ít danh thiếp để khi mới gặp lần đầu có thể trao được
    danh thiếp ngay/ khi đến buổi tiếp khách
    - Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng, đồ lưu niệm, có thể dùng để thăm hỏi, cảm ơn
    - Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc, bẩn
    - Không viết những thông tin khác trên danh thiếp
    - Mẫu danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy định của PetroVietnam

    2. Cách trao, đổi danh thiếp
    - Người tự giới thiệu tự đưa danh thiếp trước
    - Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau khi nhận được danh thiếp của người đối diện
    - Đứng lên khi đưa danh thiếp, đưa danh thiếp sao cho người nhận có thể lưu nhớ luôn mọi thông tin sau khi nhận
    - Nếu người đối diện đưa danh thiếp trước, nên gật đầu nhẹ khi nhận danh thiếp
    - Giữ khoảng cách 1 cánh tay khi nhận danh thiếp. Nhìn và xác nhận lại thông tin trên danh thiếp
    - Nếu cần thiết,hỏi thông tin về cách phát âm tên hoặc bất cứ thông tin gì chưa rõ trên danh thiếp
    - Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu với người ở vị trí cao nhất
    - Khi trao đổi danh thiếp với hai nhóm, hãy bắt đầu với người đứng đầu của cả hai nhóm
    - Sắp xếp lại danh thiếp sau khi nhận và làm cách nào đó để ghi nhớ những người đã gặp
    - Chú ý đưa danh thiếp tay trái và nhận bằng tay phải

    VĂN HÓA NÓI CHUYỆN

    - Diễn đạt bằng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu và truyền cảm
    - Sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ rang và chính xác, không dùng những từ ngữ trừu tượng hoặc quá chuyên môn
    -Nói đủ nghe, không nên lặp lại các sự kiện cùng một giọng điệu hoặc không nên nói nuốt lời, không nên nói khi đang ăn cũng như đang nhai kẹo cao su hoặc đang hút thuốc
    - Nói “tôi” để diễn tả ý kiến của chính mình

    VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI KHÁCH HÀNG/ ĐỐI TÁC

    - Chào hỏi khách hàng trước và chủ động giúp đỡ nếu thấy khách có biểu hiện cần giúp đỡ ( kể cả khách đến không phải để gặp mình )
    - Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ
    - Giao tiếp với thái độ ân cần, gần gũi, biểu hiện sự thân thiện
    - Bảo đảm rằng đang sẵn sàng và luôn sẵn sàng vào mọi lúc
    - Tôn trọng khách hàng/ đối tác
    - Nhanh chóng giải quyết thắc mắc, than phiền của khách hàng / đối tác nhằm phục vụ một cách hữu hiệu nhất
    - Giao lưu cởi mở với khách hàng/ đối tác trong quyền hạn, sẵn lòng chấp nhận các đề nghị và những ý tưởng cải tiến hợp lý của khách hàng / đối tá
    - Biết lắng nghe, cố gắng hiểu được khách hàng/ đối tác để có thể đưa ra những cách diễn đạt phù hợp với khả năng hiểu biết và khả năng chú ý của họ
    - Trong giao tiếp với khách hàng / đối tác đảm bảo thái độ tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp, không nói xấu tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp
    - Thực hiện đúng cam kết với khách hàng

    VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐỒNG NGHIỆP
    1. Giữa lãnh đạo với nhân viên
    Khi gặp lãnh đạo, nhân viên phải chào trước, thể hiện sự kính trọng, lễ phép. Lãnh đạo cũng phải đáp lại bằng cử chỉ chào hỏi thân thiện / có thể gật đầu mỉm cười đáp lại

    2. Giữa nhân viên với nhân viên
    - Người ít tuổi chào người lớn tuổi trước
    - Các CBCNV khi gặp nhau phải chào hỏi lịch sự, đúng mực

    VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI
    - Trả lời không quá 3 tiếng chuông
    - Khi gọi đi, câu đầu tiên: Chào hỏi + xưng danh
    - Khi nhận điện thoại, câu đàu tiên: Alô + Tên mình + xin nghe
    - Trong khi nói chuyện : nói ngắn gọn, rõ ràng, không ảnh hưởng đến những người xung quanh, giọng nói vui vẻ, tích cực thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ
    - Không nên tranh cãi trên điện thoại. Nếu cần thiết hãy giữ thái độ bình tĩnh
    - Giọng nói thật lịch sự, lắng nghe lời người khác nói, nói rõ ràng, rành mạch để người khách có thể hiểu được ý mình định nói
    - Không cắt ngang giữa chừng câu nói của người khác khi biết người ta định nói gì trước
    - Kết thúc cuộc gọi: bằng một lời chào hoặc cảm ơn và đặt máy nhẹ nhàng
    - Đặt chuông điện thoại đủ nghe, không để tiếng chuông làm ảnh hưởng đến người xung quanh ( đặc biệt là đối với điện thoại di động )
    - Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại phải có trách nhiệm truyền đạt lại lời nhắn ngay khi có thể

    VĂN HÓA TRONG LÀM VIỆC
    1. Nơi làm việc

    Đối với nơi làm việc của cá nhân
    - Giữ gìn cảnh quan nơi làm việc sạch sẽ, gọn gàng
    - Sắp xếp các thiết bị phục vụ công việc vật dụng cá nhân gọn gàng, khoa học
    - Khi đứng dậy khỏi nơi làm việc, tài liệu phải được xếp lại ngay ngắn
    - Phân loại, lưu trữ tài liệu nghiên cứu, phục vụ công việc khoa học, thuận tiện khi tra cứu

    Đối với môi trường làm việc chung
    - Chủ động giữ gìn công sở xanh, sạch , đẹp hoặc liên hệ với bộ phận có trách nhiệm để kịp thời xử lý những vấn đề có liên quan đến vệ sinh chung của công ty
    - Không vứt rác bừa bãi, không hút thuốc và ăn quà vặt tại nơi làm việc
    - Không tụ tập, tán gẫu , trò chuyện ồn ào gây ảnh hưởng đến người xung quanh
    2. Tác phong
    - CBCNV tuân thủ mặc đồng phục theo quy định, đeo biển hiệu tên của mình trong thời gian làm việc và trong khi đi giao dịch công tác
    Nam giới
    Tóc không được che hết khuôn mặt
    Tóc không được che hết tai
    Tóc không được phủ hết cổ áo
    Râu và ria mép cần được tỉa gọn gàng
    Đồng phục gọn gàng, sáng sủa, phẳng nếp
    Nữ giới
    Tóc không được che lấp khuôn mặt
    Kiếu tóc gọn gàng, tránh những ruy băng, đồ trang trí rườm rà trên tóc
    Đồng phục gọn gàng, sáng sủa, phẳng nếp
    Cách trang điểm nhẹ nhàng, thanh thoát
    - Tác phong giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sử
    - Đi đứng trong tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc, chững chạc, không quá vội vàng và hấp tấp nhưng cũng không quá chậm chạp
    - Không đẻ tay trong túi quần trong quá trình giao tiếp
    - Phải biết nhường lối cho người lớn tuổi, cấp trên , phụ nữ
    - Đi lại đóng mở cửa nhẹ nhàng
    - Khi đi lại trong công ty không khoác vai, nắm tay nhau, nhìn chằm chằm vào ai hoặc chỉ trỏ vào phòng làm việc
    - Gặp chỗ chật chội phải nhường bước, nếu muốn vượt lên cần xin phép
    - Không dựa vào tường hay bất cứ vật gì xung quanh khi nói chuyện

    3. Khi làm việc
    - Đi làm đúng giờ
    - Chào hỏi mọi người khi đến chỗ làm
    - Liên lạc trước với cán bộ quản lý khi vắng mặt hay đi làm muộn
    - Luôn ý thức được hành vi của mình
    - Cố gắng để lời nói ngắn gọn, dễ nghe. Tránh cắt ngang người khác hoặc gây ra sự hài hước khiến người khác bực mình
    - Không rời chỗ làm trong thời gian làm việc trừ trường hợp phải đi giao dịch công việc hoặc trong trường hợp cần thiết
    - Tránh cản trở người khác trong quá trình làm việc
    - Tỏ thái độ vui vẻ, không biểu lộ vấn đề cá nhân khi làm việc
    - Tắt hết thiết bị điện và đặt các thiết bị an toàn vào đúng chỗ quy định và chào tạm biệt trước khi rời khỏi văn phòng

  2. huynhbinh
    Offline

    huynhbinh Thành viên danh dự

    Tham gia:
    22/06/09
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    HCM
    VĂN HÓA HỘI HỌP
    1. Nghi thức cuộc họp

    - Đến trước ít nhất 5 phút trước khi cuộc họp bắt đầu
    - Hiểu rõ những yêu cầu và nội dung cuộc họp nói chung và trách nhiệm của bản thân nói riêng, nếu có những điểm chưa rõ hoặc không đồng ý thì phải trao đổi với người có trách nhiệm tổ chức cuộc họp. Trong trường hợp vì lý do chính đáng không thể tham gia cuộc họp hoặc đến muộn giờ phải thông báo với người tổ chức ngay khi có thể và trước khi cuộc họp được bắt đầu
    - Tuân thủ quy tắc điều hành của người chủ trì cuộc họp
    - Để điện thoại ở chế độ rung để không ảnh hưởng tới những người xung quanh
    - Hạn chế nghe điện thoại trong giờ họp, chỉ nghe điện khi thỏa mãn 2 điều kiện : người nghe điện thoại không phải là người đang thuyết trình, đang phát biểu và không thuộc đối tượng chính của việc thuyết trình, phát biểu.
    - Trong trường hợp phải nghe điện thoại, người nghe bắt buộc phải ra khỏi phòng họp. Thời gian gián đoạn khỏi cuộc họp tối đa là 5 phút.
    - Không làm việc riêng trong giờ họp như : đọc sách, báo, chơi trò chơi trên máy điện thoại…
    - Tôn trọng ý kiến của người khác, không thể hiện thái độ tích cực, thiếu tinh thần xây dựng trong khi họp
    - Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác trước khi trình bày ý kiến của riêng mình
    - Tránh ngắt lời người khác
    - Luôn nghĩ về bức tranh toàn cảnh trước khi trình bày ý kiến
    - Đăng ký/ đưa ra tín hiệu trước khi phát biểu

    2. Chỗ ngồi trong buổi họp
    Trong các buổi họp có đối tác
    - Lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn ngồi vào ghế chủ tọa
    - Đối tác ngồi đối diện với Lãnh đạo
    - Người quan trọng thứ hai của Tập đoàn ngồi phía bên tay phải của lãnh đạo Tập đoàn
    - Người quan trọng thứ hai của đối tác ngồi phía bên tay phải của đối tác
    - Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo theo thứ tự ưu tiên ( ngồi phía bên tay phải quan trọng, phía tay trái kém quan trọng hơn )
    Trong các buổi họp nội bộ
    - Lãnh đạo ngồi vào ghế chủ tọa được bố trí ở trung tâm quay mặt ra hướng cửa ra vào
    - Người quan trọng ngay sau lãnh đạo ngồi ở vị tria ngay bên cạnh phía tay phải của lãnh đạo
    - Tiếp đến người quan trọng tiếp ngồi phía tay trái cạnh lãnh đạo
    Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo theo thứ tự ưu tiên ( ngồi phía bên tay phải quan trọng, phía tay trái kém quan trọng hơn )
    (SƯU TẦM VĂN HÓA PETROVIETNAM)
  3. thanhnhutdang
    Offline

    thanhnhutdang Active Member

    Tham gia:
    07/05/10
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Mì Quảng- Tam Kỳ- QN
    Em đang cần kiến thức này! hay quá! cảm ơn chủ thớt!
  4. AQUY2612
    Offline

    AQUY2612 Member

    Tham gia:
    24/04/11
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    hihi
    Về cách ngồi trong cuộc họp và tầm quan trọng của vị trí ngồi, các bạn cứ ra nhà sách mà mua cuốn ngôn ngữ cơ thể ( BODY LANGUAGE ) về xem thì hiểu được nhiều hơn. Sách cũng hay phết đấy !
Mods: truyenlv

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 218 (Thành viên: 0, Khách: 197, Robots: 21)