1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Lập dự toán theo đơn giá Tỉnh thành?

Thảo luận trong 'Lập & Thẩm tra Dự toán' bắt đầu bởi thanh.bm, 12/08/14.

  1. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Như chúng ta biết, chuyên viên lập dự toàn theo đơn giá tỉnh thành trên cơ sở:
    - Định mức XDCB => BXD Ban hành;
    - Các tỉnh căn cứ vào định mức của Bộ XD ban hành, theo thông tư hướng dẫn tính giá nhân công, máy thi công... Tỉnh ban hành đơn giá XDCB cho tỉnh, Bộ đơn giá này gồm 03 phần chính là : Vật liệu, Nhân Công và Máy Thi Công (Hiện nay Hướng dẫn xây dựng đơn giá trên cơ sở các TT 04;06..)
    => Người lập/ Chuyên viên dự toán sẽ phải căn cứ vào định mức của Bộ Xây Dựng, đơn giá của tỉnh và Khối lượng của từng công việc, nhân với đơn giá đã tính sẵn của từng tỉnh để tính ra giá gốc vật liệu xây dựng, giá nhân công và máy thi công; Sau đó căn cứ vào định mức để xác định/ Tổng hợp vật liệu xây dựng và tính chênh lệch giá vật liệu xây dựng.
    => Cho ra được Đơn giá công việc.
    Xin hỏi các chuyên viên dự toán: Phương pháp lập dự toán theo đơn giá tỉnh thành (Theo kiểu dùng hệ số..) đã phản ảnh đúng Đơn giá thị trường chưa? (Đứng trên quan điểm của CĐT hoặc Nhà thầu)? Có ví dụ cụ thể càng tốt.
    Thanks all!
    hung11ckt, TuLa and tannhuongktxd like this.
  2. tannhuongktxd
    Offline

    tannhuongktxd Kinh tế xây dựng Thành viên BQT

    Tham gia:
    30/08/09
    Bài viết:
    736
    Đã được thích:
    1,099
    Điểm thành tích:
    93
    Theo mình: Đã nói dùng hệ số thì sẽ không đáp ứng được tiêu chí phản ảnh đúng đơn giá thị trường!
    Tuy nhiên:
    - Phương pháp lập dự toán như thế nào sẽ phụ thuộc vào cách thức quản lý chi phí tại khu vực đang triển khai, và đó là cách để địa phương quản lý chi phí của các dự án đang triển khai trên địa phương mình.
    Nếu đứng trên quan điểm chủ đầu tư:
    - Chủ đầu tư nhà nước: Tùy thuộc vào cách thức quản lý chi phí của địa phương đó mà áp dụng cho đúng. Khi đã áp dụng đúng thì xem như phù hợp.
    - Chủ đầu tư tư nhân: Không cần thiết phải câu nệ việc này, do vậy tính thế nào đảm bảo theo yếu tố (Ngon, bổ, rẻ) là được. :D
    Nếu đứng trên quan điểm nhà thầu:
    - Giá dự thầu là do nhà thầu quyết định. Tùy theo loại hợp đồng mà nhà thầu có thể "tùy biến cách tính" sao cho vẫn đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu tư và mang lại "lợi ích cao nhất" cho nhà thầu là được. :D

    Các bạn chia sẽ thêm nhé.
    hung11ckt thích bài này.
  3. TuLa
    Offline

    TuLa Member

    Tham gia:
    09/03/14
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    18
    Đồng ý với câu nói của anh tanhuongktxd "dùng hệ số thì sẽ không đáp ứng được tiêu chí phản ảnh đúng đơn giá thị trường!". Nhưng cái gì nó cũng có 2 mặt:
    * Về đơn giá Vật liệu:
    - Phương pháp 1 (đa số hiện tại đang áp dụng): Dùng thông báo báo giá vật liệu XD của tỉnh thành (Sở XD hay Sở Tài chính công bố):
    + Ưu điểm: đỡ cãi nhau về báo giá đó đúng hay sai, đỡ nghi ngờ sự gian dối trong con số báo giá.
    + Nhược điểm: phản ánh không sát giá thị trường. Báo giá nhanh thì vẫn chậm 1 tháng so với thực tế, có tỉnh thành chậm đến 3 tháng. Trong khi đó, giá thị trường thay đổi từng ngày. Hôm nay giá thép 12.000 đồng/kg thì hôm sau đã là 18.000 đ/kg. Trong khi dùng báo giá của tỉnh thành vẫn là con số lỗi thời 12.000 đ/kg.
    - Phương pháp 2: dùng báo giá của nhà sản xuất hay nhà cung cấp
    + Ưu điểm: phản ánh kịp thời đúng giá cả thị trường. Khoa học và khách quan.
    + Nhược điểm: hay bị thẩm định vặt vẹo, tra hỏi độ chính xác rồi nguồn gốc pháp lý như thế nào. Trả lời bảo vệ phát mệt. Nếu có đơn vị tư vấn chuyên nghiệp làm công tác báo giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác thì công việc này đơn giản.
    * Về đơn giá Nhân Công:
    - Phương pháp 1: lấy theo báo giá nhân công trên thị trường tại thời điểm lập dự toán.
    + Ưu điểm: phản ánh chính xác nhất, khoa học nhất về đơn giá thị trường.
    + Nhược điểm: chẳng biết lấy báo giá nhân công đó ở đâu. Bởi Việt nam chưa có các công ty tư vấn chuyên nghiệp chuyên thu thập thống kê, cập nhật số liệu này. Nên mặc dù ai cũng biết mức giá nhân công thực tế thuê lúc đó nhưng để chứng minh số liệu và đảm bảo pháp lý thì postay.
    - Phương pháp 2: lấy theo giá nhân công tính toán theo mức lương cơ bản của nhà nước quy định. Hay công bố của địa phương (bản chất là tính theo mức lương quy định của nhà nước mà ra)
    + Ưu điểm: có số liệu nhanh. Đỡ cãi nhau khi thẩm tra thẩm định.
    + Nhược điểm: phản ảnh không đúng đơn giá thị trường. Bởi nó được tính toán trong phòng máy lạnh. Trong khi thị trường thì giá cả thay đổi từng ngày theo quy luật cung cầu. Tính theo mức lương cơ bản và quy định của nhà nước sẽ ra 1 con số đơn giá nhân công nào đấy (ví dụ 135.000 đ/công) nhưng khi thuê thực tế giá thị trường đã là 200.000 đ/công. Đố ai lấy đơn giá tính trong phòng lạnh ra làm việc thuê họ xem họ nhận làm không? hay là họ chửi: "giá đấy thì bác tự mà làm nhé".
    * Về đơn giá Máy:
    - Phương pháp 1: lấy theo báo giá cho thuê ca máy trên thị trường tại thời điểm lập dự toán.
    + Ưu điểm: phản ánh chính xác nhất, khoa học nhất về đơn giá thị trường.
    + Nhược điểm: chẳng biết lấy báo giá thuê ca máy đó ở đâu. Bởi Việt nam chưa có các công ty tư vấn chuyên nghiệp chuyên thu thập thống kê, cập nhật số liệu này. Nên mặc dù ai cũng biết mức giá cho thuê ca máy thực tế thuê lúc đó nhưng để chứng minh số liệu và đảm bảo pháp lý thì pótay.
    ==> Hiện nay, chẳng có ai dùng PP này cả mặc dù rất khoa học.

    - Phương pháp 2:
    Lấy theo giá ca máy TÍNH TOÁN TRONG PHÒNG MÁY LẠNH như sau:
    - Cơ bản dựa trên định mức ca máy theo Thông tư 06/2005/TT-BXD.
    - Mức lương cơ bản của nhà nước quy định. Hay công bố của địa phương (bản chất là tính theo mức lương quy định của nhà nước mà ra).
    - Giá nguyên nhiên liệu đầu vào...
    * Lưu ý: việc các tỉnh thành công bố giá ca máy thì cơ bản cũng là tính trong phòng máy lạnh như trên.
    + Ưu điểm: có số liệu nhanh. Đỡ cãi nhau khi thẩm tra thẩm định.
    + Nhược điểm: phản ảnh không đúng đơn giá thị trường. Bởi nó được tính toán trong phòng máy lạnh. Trong khi thị trường thì giá cả cho thuê máy thay đổi từng ngày theo quy luật cung cầu.

    Tính theo kiểu PHÒNG LẠNH chẳng khác nào ngồi đáy giếng mà phán chuyện thế giới. Ví dụ tính toán sẽ ra 1 con số đơn giá ca máy nào đấy (ví dụ 300.000 đ/ca) nhưng khi thuê thực tế giá thị trường ca máy đó đã là 600.000 đ/ca.
    (Nguồn: không nhớ lấy từ đâu)
  4. hung11ckt
    Offline

    hung11ckt Active Member

    Tham gia:
    06/10/13
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    dự toán luôn là nỗi ám ảnh sinh viên tụi em . hjhj
  5. quangnv.ksxd
    Offline

    quangnv.ksxd Active Member

    Tham gia:
    18/12/13
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Đã tính chênh lệch và hệ số thì chẳng có yếu tố thị trường.
    Bị bắt buộc thì ta phải làm vậy thôi.
  6. caonguyenktxd
    Offline

    caonguyenktxd Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    03/08/09
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    63
    Nơi ở:
    HCM
    Web:
    - Về phương pháp lập dự toán theo đơn giá tỉnh thành hay dựa vào bộ định mức Xd và các thông tư nghị định hiện hành để xây dựng đơn giá đều cho kết quả như nhau.
    - Vấn đề Chủ thớt muốn nói ở đây là đơn giá Vật Liệu theo thông báo giá địa phương, giá Nhân công, Máy TC công bố của địa phương có phản ánh đúng giá thị trường chưa?
    - Trả lời như sau:
    + Giá vật liệu theo thông báo giá của địa phương không bao giờ bám sát thị trường. (thông thường tính bình quân)
    + Giá nhân công, Ca máy theo đơn giá địa phương ban hành cũng không phản ánh đúng với giá thực tế.
    Nhưng khi lập dự toán các bạn buộc phải áp dụng giá Vật liệu theo thông báo giá VL tại địa phương, đối các vật liệu không có trong thông báo giá thì lấy báo giá nhà cung cấp (ít nhất 3 nhà cung cấp uy tín trên thị trường và chọn Min).
    đơn giá NC, MTC buộc phải lấy giá công bố của địa phương.
    - Vì sao chúng ta vẫn áp dụng, chủ đầu tư chấp thuận, nhà thầu vẫn làm và có lợi nhuận ... Vì chúng ta là người Việt Nam
    (Đính kèm dự toán lập theo kiểu áp dụng đơn giá NC, MTC địa phương ban hành, giá VL tính trực tiếp để các bạn tham khảo)

    Các file đính kèm:

  7. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Thanks tất cả anh em đã thảo luận.
    Tôi nhận thấy đa phần chúng ta đều hiểu rằng: Cái đó không đúng. Nhưng vẫn áp dụng, để vượt qua một lý do nào đó.... Đúng là Người Việt Nam.
    Thanks all!
  8. quangnv.ksxd
    Offline

    quangnv.ksxd Active Member

    Tham gia:
    18/12/13
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Chẳng lý do nào hết ngoài nguyên nhân đó là các quy định liên quan đến vốn nhà nước, bắt buộc các bên phải theo thôi
  9. quangnv.ksxd
    Offline

    quangnv.ksxd Active Member

    Tham gia:
    18/12/13
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Người nào cũng thế thôi. Không thích thì đi làm nguồn vốn khác thôi
  10. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Đấy chỉ là lý do ngụy biện của Đồng chí. TT04; 06 đã thể hiện, phản ảnh rất rõ phương pháp thực hiện.
    Chẳng qua lý lẽ không đủ thuyết phục mới phải áp như vậy.
    Tôi đang làm việc về Dự toán với Ban QLDA Khu Công Nghiệp Bắc Chu Lai Tỉnh Quảng Nam, cũng sử dụng vốn ngân sách từ Trung Ương (Chiếm 70% Tổng Đầu Tư của dự án; Vốn tự có 30%). Nhưng vẫn áp Cách tính theo phương pháp mới như thông thường (Tức ko sử dụng Đơn giá tính thành đã ban hành) => Vẫn được duyệt như thường (Duyệt từ A->Z, không mất bất kỳ một xu nào trong việc đi đêm, ngoài việc họp hành.);
    Quan trọng là Đồng chí có đủ lý lẽ, đủ tầm ... để làm việc thôi.
    TuLa thích bài này.
  11. TuLa
    Offline

    TuLa Member

    Tham gia:
    09/03/14
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    18
    Đồng ý với bác thanh.bm; Em cũng từng thử như bác nhưng khả năng lập luận để bảo vệ thì lại kém nên đành quay về chỗ cũ thôi. Hình như Đà Nẵng, Quảng Nam đa số làm dự toán theo phương pháp mới thì phải, vì e cũng có biết đến bác Nguyễn Phú Bình cũng là người tiên phong cho cách tính toán này.
    thanh.bm thích bài này.
  12. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Khẳng định với các bác trong tất cả văn bản đều thể hiện, CĐT có quyền được lựa chọn phương pháp lập, miễn sao cái dự toán TMĐT này phải phản ảnh đúng giá thị trường:
    Trích TT04/2010
    Tất cả thể hiện một điều CĐT có quyền quyết định phương pháp lập dự toán TMĐT, Miễn sao cái giá và đơn giá ấy có phản ảnh được đúng, đủ theo công thức mà BXD đã ban hành. Và CĐT phải chịu trách nhiệm về đơn giá ấy.
  13. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Làm nguồn vốn nào phải theo quy định của nguồn vốn đó là hoàn toàn chính xác. Thông tư 04 hay 06 cũng là biểu hiện của các quy định đó. Quảng Nam cũng giống như Gia Lai hoặc Tây Ninh, cũng phải hướng dẫn theo một trong các phương pháp đã được quy định rõ trong Nghị định số 112/2009/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-BXD.
    Phương pháp còn lại thì hầu hết các tỉnh đang áp dụng.
    Chung quy, địa phương hướng dẫn cách gì thì phải theo cách đó (vốn nhà nước nhé). Ví dụ làm tại Đồng Nai, đố làm khác hướng dẫn của Sở Xây dựng. :D
    Phải là người có tiền, bỏ vốn ra đầu tư xây dựng thì người đó mới có thể là người "tiên phong" nhé! Ví dụ: Nhà nước bỏ vốn hoặc tư nhân bỏ vốn ...:D
  14. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    C
    Chẳng qua là vì lợi ích nhóm. Quan điểm làm việc của các Sở Ban Ngành, Thanh tra ... là Cố gắng tìm ra lỗi của CĐT, của người thực thi để "Chung chi". Nếu thực sự "Tìm ra lỗi.." để bắt buộc CĐT thực hiện theo đúng chuẩn thì hoàn toàn nhất trí.

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 301 (Thành viên: 0, Khách: 242, Robots: 59)