Chúng ta trao đổi không phải chê ngành mà hy vọng trong đào tạo có sự thay đổi phù hợp với nhu cầu thực tế khi ra trường để Sv không khỏi bỡ ngỡ.
1./ Kỹ thuật: Tập trung vào vấn đề Tổ chức thi công, triển khai 01 dự án thi công hay còn gọi là Tổ chức điều hành sản xuất. Lấy 03 dự án và cho thực tế.
2. Quản lý dự án: Tổng quát qua: Hoạc định, tổ chức, kiểm tra, giám sát.... Và tập trung vào nội dung chính các công việc của Quản lý dự án: Tiến độ, Chi phí, Chất lượng, Tác động môi trường & Kinh tế - Xã hội. Các công việc khi làm ở Ban QLDA: Chuẩn bị đầu tư (Hồ sơ Pháp Lý, Xin phép Đầu tư, XD...), Giai đoạn Triển khai dự án: (Thiết kế, Dự toán, Đấu thầu, Thanh toán, Quyết toán, Hợp đồng XD...), Giai đoạn kết thúc: Nghiệm thu, Bàn giao công trình, Kiểm toán...).
3./ Định mức & Dự toán/ QS: Học về Định mức, Bóc khối lượng, Lập dự toán và Phương pháp kiểm soát khối lượng chi phí, kết hợp với việc khái quát công tác triển khai thi công. Lấy 03 công trình: Dân dụng, Cầu đường, Thủy lợi: Bóc tách chi tiết và lập dự toán chi tiết, Xem thuyết minh thi công. Làm xong 03 công trình trên đảm bảo tay nghề Ok
4. Đấu thầu:
- Kiếm 03 công trình: Cầu Đường, Dân dụng, Thủy lợi... Cho thực tập việc Lập kế hoạch đấu thầu (Cơ sở, phương pháp...), Tổ chức thực tế đấu thầu, yêu cầu tìm hiều các biểu mẫu tiêu chí chấm thầu thông qua các văn bản quy định.
- Hoặc kiếm 03 công trình như trên cho thực tập Lập hồ sơ dự thầu. Hoạch cho các nhóm thực hành đấu thầu cho 01 công trình nào đó.
5. Phân tích hiệu quả dự án đầu tư: Khái quát qua phương pháp PT HQ DADT. Tập trung vào các quan điểm đầu tư, phương pháp thẩm định đầu tư...
SV nào thích chuyên đề nào thì cứ tập trung nghiên cứu phần đó, các phần khác thì học thêm.
Mình nghĩ kết cấu nhử trên thì SV ra trường tự tin trong công việc và đáp ứng được nhu cầu công việc
thực tế.
Anh em cho ý kiến thêm[nhé
Rất hay và thực tế cũng như vậy.
Click mở rộng...