1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Hỏi về Cảng loại III ?

Thảo luận trong 'Thắc mắc/góp ý' bắt đầu bởi vantham, 13/07/11.

  1. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    Chào các bạn: Cho mình hỏi Cảng sông loại III là Cảng như thế nào, tiêu chuẩn thiết kế Kỹ thuật như thế nào vậy?
    Chân thành cảm ơn !
  2. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Phân loại cảng biển, vai trò và chức năng của mỗi loại

    Khái niệm cảng biển, cầu cảng, bến cảng
    Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Nghị định 71/2006/NĐ-CP, cảng biển, bến cảng và cầu cảng được quy định như sau:
    - “Cảng biển” là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
    - “Bến cảng” bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống thông tin, giao thông liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.
    - “Cầu cảng” là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
    Phân loại cảng biển Việt Nam

    Theo Điều 59 và 60 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, các cảng biển Việt Nam được chia làm ba loại Loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng phục vụ việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng; loại II là cảng biển quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng, địa phương; loại III là cảng biển phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
    Quyết định 16/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 xếp 17 cảng biển vào loại I, đó là: Hải Phòng, Cẩm Phả, Hòn Gai, Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang, Ba Ngòi, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai và Cần Thơ. Một số cảng biển đã được xây dựng và thực hiện bốcdỡ hàng triệu tấn hàng hóa mỗi năm, tuy nhiên trong đó có một số cảng là cảng tiềm năng sẽ được xây dựng trong tương lai gần hoặc đã được xây dựng một phần và được kỳ vọng sẽ nâng cao khối lượng hàng hóa thông qua.
    Cảng biển loại II có 23 cảng, bao gồm các cảng tương đối nhỏ đang hoặc sẽ phục vụ chủ yếu vận tải ven biển. Vùng hấp dẫn của cảng loại II thường chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh.
    Cảng biển loại III có 9 cảng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là các cảng biển ngoài khơi phục vụ hoạt động dầu khí. Các cảng loại III trong tương lai sẽ không chỉ bao gồm cảng dầu khí mà còn bao gồm cảng công nghiệp phục vụ nhà máy thép, nhà máy lọc dầu, nhà máy xi-măng, nhà máy điện hoặc các ngành công nghiệp nặng khác. Các cảng loại III chủ yếu là cảng chuyên dùng phục vụ các ngành công nghiệp quy mô lớn. Các cảng loại I và II cũng bao gồm các ngành công nghiệp như vậy và các cảng loại III chỉ được xếp loại trong trường hợp ngành công nghiệp nặng xây cảng chuyên dụng phục vụ mục đích riêng của mình.

    Mục đích phân loại cảng biển


    Khái niệm cơ bản
    Phân loại cảng là một công cụ quản lý Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu chính sách trong lĩnh vực cảng. Mục tiêu chính sách trong lĩnh vực cảng là nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển của đất nước như đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế-xã hội thông qua việc triển khai cơ sở vật chất thiết bị cảng hiệu quả. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách dành cho phát triển cảng có hạn, cần phải quản lý cảng phù hợp và hiệu quả nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư cảng.
    Phân bổ đầu tư cảng phù hợp
    Nhằm tăng cường phát triển cảng để có thể hỗ trợ các mục tiêu trọng yếu của đất nước, cần đề xuất phân loại cảng trên cơ sở xem xét các tiêu chí phân bổ các nguồn lực quốc gia có hạn trong phát triển cảng. Cảng hoặc dự án cảng có tầm ảnh hưởng lớn hơn tới kinh tế-xã hội sẽ được ưu tiên ngân sách cao hơn.
    Kinh phí đầu tư phát triển cảng sẽ chủ yếu có nguồn từ ngân sách nhà nước. Tuy vậy, trong một số trường hợp, có thể sử dụng nguồn vốn từ thành phần ngoài quốc doanh trong hoạt động phát triển ưu tiên đối với cảng. Dù sao, trong trường hợp này, cần quản lý các hoạt động của thành phần ngoài quốc doanh nhằm đảm bảo các mục tiêu của chính sách quốc gia. Do đó, công tác phân loại cảng cần phải phù hợp với chính sách quốc gia và các tiêu chí nhằm đảm bảo đầu tư thỏa đáng.
    Tăng cường quản lý và khai thác cảng hiệu quả
    Các bến cảng Việt Nam do rất nhiều chủ thể khác nhau quản lý mà chưa có một hệ thống quản lý cảng toàn diện. Trong những năm gần đây, lượng hàng thông qua các cảng chính đã tăng lên nhanh chóng nên yêu cầu phối hợp giữa các cảng liền kề cũng tăng lên, đặc biệt là khu vực phía Nam-Tại đây, 2 hoặc nhiều hơn các bến cảng có vị trí rất sát nhau.
    Do vậy, cần đưa các bến cảng, khu vực phát triển tiềm năng và nhữngcơ sở vật chất thiết bị của tư nhân vào khuôn khổ quản lý của một cơ quan/chủ thể quản lý toàn diện vùng nước, vùng đất cảng. Việc phát triển luồng hàng hải và quản lý hành hải cũng như đường bộ, đường sắt trong vùng hấp dẫn đều thuộc phạm vi thẩm quyền của cơ quan này. Để thực hiện quản lý cảng hiệu quả, cần thành lập cơ quan quản lý cảng (Port Management Body) cho mỗi cảng biển chính.
    Tiêu chí phân loại cảng

    Như trên đã nêu, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định việc phân loại cảng biển tại Điều 60 dựa trên hai tiêu chí là tầm “quan trọng” và “quy mô”. Tầm “quan trọng” tức là đặc điểm của cảng, còn “quy mô” tức là tầm cỡ của cảng.
    Tầm "quan trọng" thường phụ thuộc vào vị trí địa lý hoặc tính chất của vùng hấp dẫn. Còn nói đến “quy mô” là nói đến công suất/tầm cỡ mà một cảng có, hoặc sẽ có sau khi thực hiện phát triển cảng. Các tiêu chí phân loại cảng khả thi được trình bày trong Bảng 1 theo tầm “quan trọng” và “quy mô”.
    Khi thẩm định các tiêu chí phân loại cảng, lưu lượng container quốc tế được xem như cơ sở thẩm định chính. Cụ thể hơn, có thể coi là phù hợp nếu phân loại cảng biển là loại I hay loại II tùy thuộc vào quy mô các dịch vụ định tuyến có liên quan đến hoạt động vận tải container quốc tế.
    Mặt khác, việc phân loại cảng biển cũng dựa trên cơ sở tính chất cảng, ví dụ sử dụng chung hay sử dụng riêng. Nếu cảng loại I và loại II chủ yếu là được sử dụng chung thì cảng loại III được các công ty sử dụng riêng. Do đó, các cảng này có thể được phân loại theo tính đa dạng của hàng hóa bốc dỡ. Không nhất thiết tất cả các cảng được công ty dùng riêng đều được xếp loại III; thay vào đó, điều này sẽ phụ thuộc vào tính đa dạng của hàng hóa bốc dỡ. Ngay cả khi công ty khai thác tư nhân quản lý bến cảng, cảng này vẫn nên được xếp loại I hoặc II nếu bến bốc dỡ hàng hóa của bên thứ ba.
    Vì những lý do này, việc phân loại cảng biển có thể được tóm tắt như sau:
    Loại I: Các cảng biển được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng phục vụ các dịch vụ container quốc tế, các dịch vụ container liên vùng và các dịch vụ vận tải quốc tế truyền thống có quy mô lớn.
    Loại II: Các cảng biển được sử dụng chủ yếu cho vận tải ven biển và/hoặc XNK quy mô nhỏ.
    Loại III: Các cảng biển được sử dụng dành riêng cho công ty hoặc ngành công nghiệp có hàng hóa chính là quặng sắt, than, gỗ, dăm gỗ, hóa chất, dầu hoặc hàng hóa công nghiệp khác.

  3. thanh.bm
    Offline

    thanh.bm Manh Thanh Thành viên BQT

    Tham gia:
    05/05/09
    Bài viết:
    1,658
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    113
    Vai trò cảng biển theo mỗi loại cảng

    Mục đích của việc phân loại là nhằm xây dựng chính sách quản lý Nhà nước và quản lý khai thác cho mỗi loại cảng trên cơ sở khuyến khích phát triển cảng phù hợp, cải thiện năng suất cảng và dịch vụ, tăng cường khả năng tài chính trong quản lý cảng và đáp ứng các yêu cầu về xã hội/môi trường.
    Do có 17 cảng biển thuộc loại I, nên cần xác định một số cảng là cảng cửa ngõ quốc tế phục vụ các dịch vụ tuyến chính và một số khác là cảng cửa ngõ phục vụ các dịch vụ tuyến châu Á. Các cảng khác thuộc loại I sẽ không có các dịch vụ tuyến và không thực hiện bốc dỡ hàng container. Như vậy, các cảng loại I có thể chia thành 3 nhóm sau:
    Loại IAA: Cảng cửa ngõ quốc tế phục vụ các tuyến chính – Cảng TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hòn Gai (Cái Lân), Hải Phòng.
    Loại IA: Cảng cửa ngõ quốc tế phục vụ các tuyến châu Á - Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn và Cần Thơ.
    Loại 1B: Cảng quốc tế phục vụ các dịch vụ vận tải biển truyền thống hoặc các dịch vụ container liên vùng.
    Ngoài các nhóm phụ như trên, cảng Vân Phong được quy hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế và xếp vào loại I, tuy nhiên, vai trò của cảng Vân Phong khác với các cảng loại I khác. Cần đặc biệt lưu ý đến vai trò và phương pháp phát triển do hoạt động kinh doanh trung chuyển phụ thuộc nhiều vào chiến lược của các công ty vận tải biển.
    Lý do giải thích việc khá nhiều cảng được xếp loại I là vì Nhà nước muốn dành ưu tiên cho việc phát triển cảng biển loại I. Như vậy, các cảng biển loại I được xếp loại trên cơ sở ưu tiên đầu tư và ít quan tâm hơn đến chức năng cửa ngõ quốc tế hoặc phát triển liên vùng.
    Các cảng biển loại II chủ yếu phục vụ vận tải ven biển hoặc XNK một số hàng hóa cụ thể như gỗ dăm… Do đó, việc phát triển cảng biển loại II phụ thuộc vào các ngành công nghiệp nằm trong vùng hấp dẫn. Nếu xét đến quy mô, cảng biển loại II thường nhỏ hơn loại I và số người sử dụng giới hạn. Về nguyên tắc, các cảng loại II do địa phương quản lý, tuy nhiên có thể cần có sự chỉ đạo từ Trung ương vào việc phát triển và quản lý cảng loại này.
    Các cảng biển loại III đang/sẽ phát triển phục vụ các ngành công nghiệp cụ thể việc mở rộng, duy tu bảo dưỡng và quản lý các cảng loại này thuộc trách nhiệm của các ngành công nghiệp này trong vùng hấp dẫn. Do đó, vai trò Nhà nước đối với cảng biển loại III là kiểm tra an toàn trong các hoạt động cảng, bảo vệ môi trường, thu phí cảng và các hoạt động hành chính khác.

    PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HUỆ
    Cục Hàng hải Việt Nam
  4. taxi_saigon_nho
    Offline

    taxi_saigon_nho Member

    Tham gia:
    21/12/09
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    bạn Thành lại muốn chuyển sang ngành kinh tế vận tải biển à
  5. vantham
    Offline

    vantham Thành viên danh dự

    Tham gia:
    15/10/09
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    121
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    Quảng Ngãi
    Thật ra đây là câu hỏi của mình. Mr.Thành thông tin
    Mình đang khảo sát sơ bộ để quy hoạch cái cảng 12ha:
    + Cảng sông lại III.
    + Trọng tải tàu 1.000T-1500T.
    + Công suất 0,2-0,3 triệu tấn/năm.
    Không biết đưa ra sơ bộ về quy mô cái Cầu cảng như thế nào

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 672 (Thành viên: 0, Khách: 602, Robots: 70)