1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Hỏi chứng chỉ giám sát công trình tu bổ di tích văn hóa

Thảo luận trong 'Thông tin các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ' bắt đầu bởi cafe_xd, 19/12/13.

Mods: thuytv
  1. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    Bên cđt yêu cầu bên em phải bổ sung chứng chỉ này mới giao công trình. Có bác nào biết chỉ dùm chứ mình chưa từng nghe có chứng chỉ giám sát công trình tu bô di tích văn hóa ??? :-?
    Đa tạ!
  2. Chirikatoji
    Offline

    Chirikatoji Well-Known Member

    Tham gia:
    04/10/13
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    673
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Web:
    * Trình tự thực hiện:
    - Cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là Chứng chỉ hành nghề) nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa).
    - Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.
    - Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
    - Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 (năm) năm.
    * Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa).
    * Thành phần, số lượng hồ sơ:
    - Thành phần hồ sơ:
    (1) Đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích);
    (2) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, hành nghề kỹ sư xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động xin cấp Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
    (3) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng chỉ hoặc chứng nhận tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích;
    (4) Bản khai kinh nghiệm chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích liên quan đến hoạt động xin cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích). Bản khai phải có xác nhận của tổ chức nơi người đó đã làm việc hoặc đang làm việc; người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận;
    (5) 02 (hai) ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm đề nghị cấp.
    - Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
    * Thời hạn giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    * Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
    * Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
    - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
    - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cục Di sản văn hóa.
    * Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề.
    * Lệ phí (nếu có): Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm cấp Chứng chỉ hành nghề.
    * Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
    Chứng chỉ hành nghề cấp cho cá nhân có đủ điều kiện năng lực tương ứng với hoạt động xin đăng ký hành nghề theo quy định sau:
    - Hành nghề lập quy hoạch di tích được cấp cho người đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích) do viện nghiên cứu, trường đại học có chức năng đào tạo chuyên ngành xây dựng, kiến trúc hoặc liên quan đến hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tổ chức; đã tham gia tư vấn lập ít nhất 03 (ba) quy hoạch di tích hoặc 05 (năm) dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt;
    - Hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã tham gia tư vấn lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích ít nhất 03 (ba) di tích đã được phê duyệt;
    - Hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã tham gia thi công ít nhất 03 (ba) công trình di tích được nghiệm thu và bàn giao;
    - Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã giám sát thi công ít nhất 03 (ba) công trình di tích được nghiệm thu và bàn giao.
    * Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
    - Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002;
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;
    - Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2012;
    - Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.
    P/s: Có đính kèm 2 tệp Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai nhé! E nghĩ công trình bác đang làm thuộc diện trùng tu di tích đấy! Bác tham khảo kỹ TT 18/2012/TT-BVHTTDL!

    Các file đính kèm:

  3. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    ok, đa tạ bác @Chirikatoji nhiều. Thêm 1 chút là do gấp quá nên làm hò sơ cấp cc ko kịp. Bác nào đã có chứng chỉ này thì cho em xin bản foto hoặc scan với (có hậu tạ chu đáo :">)
  4. thuytv
    Offline

    thuytv Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    22/06/13
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    567
    Điểm thành tích:
    93
    Lạ nhỉ. Bữa nay mới biết vụ này! Đọc văn bản do bạn @Chirikatoji thì thấy Bộ Văn hóa mới quy định từ cuối năm 2012 và có hiệu lực áp dụng từ 01/7/2013.
    Mình thấy công trình văn hóa thuộc nhóm dân dụng. Trong khi chứng chỉ giám sát công trình xây dựng dân dụng thì về nguyên tắc cũng giám sát được công trình này. Giờ lại sinh ra anh này. Giấy phép con: Mệt nhể [-X
    hoangthecuong.xd thích bài này.
  5. Chirikatoji
    Offline

    Chirikatoji Well-Known Member

    Tham gia:
    04/10/13
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    673
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    Xô Viết Nghệ Tĩnh
    Web:
    K khuyến khích bác @cafe_xd mượn "đầu dê bán thịt chó" nhé :D
  6. cafe_xd
    Offline

    cafe_xd Active Member

    Tham gia:
    16/07/13
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    43
    Xin phép mod thư giãn diễn đàn tý :
    thời nay, "dê" với "chó" như nhau hết, bác @Chirikatoji ơi :))
    Mà bác @thuytv nói rất chính xác:

    hóa ra cải cách hành chính là đây :((
  7. thuytv
    Offline

    thuytv Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    22/06/13
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    567
    Điểm thành tích:
    93

    hehe, phải có "lộ trình" mà b-)
    Cứ lạm dụng tình trạng "đặc thù", không khéo ngành Y tế, ngành Giáo dục cũng ban hành chứng chỉ riêng của ngành thì anh em ta ^:)^^:)^^:)^
  8. Quyet_tam
    Offline

    Quyet_tam Super Moderators

    Tham gia:
    01/07/13
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    1,767
    Điểm thành tích:
    93
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    Áp dụng từ 7/2013 nên sẽ có rất nhiều đơn vị trở tay không kịp để đáp ứng được y/c về năng lực hành nghề.
    Quản lý, giám sát công tác ban hành các quy định mà chưa tốt thì cũng có thể mai mốt, việc giám sát từng trường cấp 1 hoặc cấp 2,... cũng yêu cầu có chứng chỉ riêng thì gay go :D.
Mods: thuytv

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 296 (Thành viên: 0, Khách: 281, Robots: 15)