1. Chào Khách, Diễn đàn Kinh Tế Xây Dựng của chúng ta vừa mới hoạt động trở lại, chắc hẳn vẫn còn có nhiều thiếu sót, Khách nhớ đóng góp ý kiến để xây dựng diễn đàn ngày càng phát triển nhé!

Góc nhìn của Quản trị nhân sự

Thảo luận trong 'Giao lưu/khác' bắt đầu bởi hung11ckt, 30/10/14.

  1. hung11ckt
    Offline

    hung11ckt Active Member

    Tham gia:
    06/10/13
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    HỘI CHỨNG NGỒI NHẦM CHỖ
    Hãy quan sát một lộ trình thăng tiến phổ biến:
    Do hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên, đương sự được bổ nhiệm làm Tổ trưởng.
    Do hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ trưởng, đương sự được bổ nhiệm làm Trưởng phòng.
    Do hoàn thành tốt nhiệm vụ của trưởng phòng, đương sự được bổ nhiệm làm Giám đốc Bộ phận...
    Nếu đương sự vẫn tiếp tục hoành thành tốt nhiệm vụ, sự thăng tiến vẫn tiếp diễn.
    Quá trình thăng tiến chỉ dừng lại, khi đương sự không làm tốt công việc hiện tại.
    Không lên được thì ở lại. Và ở lại thì đương sự sẽ tiếp tục làm công việc cũ - cái việc mà anh ta đã làm không tốt.
    Kết quả, sau một thời gian đủ dài, hầu hết cán bộ trong một tổ chức lớn, đều làm công việc, mà họ đã làm không tốt. Đó chính là hội chứng ngồi nhầm chỗ trong Quản trị nhân sự.
    Để khắc phục tình trạng này, trên thế giới, người ta đưa ra quy chế nhiệm kỳ, theo đó, sau tối đa 2 nhiệm kỳ, đương sự nếu không lên được thì phải xuống. Việc triển khai quy chế nhiệm kỳ ở Việt Nam khó khăn hơn, vì văn hoá "lên rồi là quyết không xuống" đang rất phổ biến.
    Hậu quả:
    Một chuyên gia công nghệ xuất sắc, được bổ nhiệm làm quản lý. Kết quả là, công ty mất một chuyên gia công nghệ giỏi và có thêm một nhà quản lý tồi.
    Sự thăng tiến chứa đựng hai yếu tố: 1- Tiến bộ; 2- Thay đổi công việc. Vì chúng ta chỉ chú tâm đến yếu tố "tiến bộ", mà không xem xét đến yếu tố "thay đổi công việc", nên mới dẫn đến tình trạng này. Rõ ràng làm công nghệ và quản lý là hai lĩnh vực rất khác nhau, sao có thể dễ dàng chuyển từ việc này sang việc kia!
    Một trường hợp thực tiễn khác vi diệu hơn: một saleman giỏi được bổ nhiệm làm trưởng phòng sale. Nghe rất hợp lý vì cùng chuyên môn. Nhưng kết quả vô cùng thất vọng: công ty mất một saleman giỏi và có thêm một trưởng phòng sale tồi.
    Thực tế, hai vị trí công việc này cũng rất khác nhau, dù có chung một chữ "sale". Saleman hoạt động một mình, trong khi trưởng phòng sale phải hỗ trợ tất cả các saleman khác.
    Cán bộ làm chuyên môn cụ thể như công nghệ, kỹ thuật hay sale... ít khi nhầm chỗ vì nếu nhầm, dễ phát hiện ra. Nơi hay nhầm chỗ nhất là cán bộ quản lý và nhầm thì cũng khó phát hiện hơn.
    "Ngồi nhầm chỗ" phần lớn là lỗi của tổ chức, đã bổ nhiệm mà không cân nhắc đến khả năng làm tốt công việc mới của đương sự.
    TuLa and mr.coj like this.
  2. kinhtexd
    Offline

    kinhtexd Thành viên danh dự

    Tham gia:
    11/08/09
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Nơi ở:
    xứ nẫu
    Quản trị với quản lý khác nhau cái gì ?

Chia sẻ trang này

Đang xem chủ đề (Thành viên: 0, Khách: 0)

Thành viên đang trực tuyến

Tổng: 235 (Thành viên: 0, Khách: 211, Robots: 24)